Công ty Luật Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 334 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: 0911666884- 0924.488.884.

Công ty Đấu giá Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 07 Khúc Hạo, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng

Kim Trọng Hùng Group Kính chào Các bạn

Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng. Website:luatkimtronghung.com.

Luật sư Vũ Trọng Kim-CT Hội cựu TNXP

Ủy viên trung ương ĐCS khóa VIII, IX, X, XI. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XIII, XIV.

Luật sư Nguyễn Cao Hùng-Giảng viên thỉnh giảng Luật Đầu tư

Tác giả sách: 200 câu hỏi đáp về Khiếu nại, tố cáo. Đồng tác giả sách: Bình luận KH BLTTHS 2015-XNB CAND

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Facebook Reactions là con dao hai lưỡi với E-marketing

 Facebook Reactions là con dao hai lưỡi với E-marketing

Ngày 25-2, trong chương trình Facebook Reactions đã bổ sung hàng loạt nút biểu cảm mới bên cạnh nút Like, bao gồm: Love (Yêu), Haha (Vui vẻ), Wow (Bất ngờ/Ngạc nhiên), Sad (Buồn), Angry (Giận dữ). Tất cả người dùng mạng xã hội Facebook phiên bản desktop hay di động (mobile) đều lần lượt được cập nhật xài tính năng này.

Theo giám đốc thiết kế sản phẩm của Facebook Julie Zhuo chia sẻ trong bài phỏng vấn với Tạp chí Wired, có đến 1,44 tỉ người dùng mạng xã hội Facebook trên thiết bị di động tính đến 12-2015. Do đó, những phản hồi cho một nội dung có thể khiến họ mất nhiều thời gian để gõ, cần một cách thức khác nhanh hơn. Và bộ ký tự cảm xúc Emoji là lựa chọn tốt nhất.

Tuy nhiên, vấn đề của Emoji là có quá nhiều ký tự biểu cảm, do đó, việc gút lại những nút biểu cảm nào phổ biến nhất đưa vào nút Like đã được đội ngũ Facebook lựa chọn trong thời gian dài, đồng thời tiếp nhận tư vấn từ giáo sư tâm lý xã hội học tại trường ĐH California, Berkeley (UC Berkeley). Đây cũng là nhà tư vấn cho Pixar thực hiện bộ phim hoạt hình câu chuyện của những cảm xúc Inside Out tạo được tiếng vang vừa qua. 6 tỉ là con số 1,6 tỉ người dùng Facebook nhấn vào nút "Like" mỗi ngày

Theo giới phân tích, lý do trên nhằm phục vụ người dùng mạng xã hội Facebook biểu thị cảm xúc của mình với nội dung nhưng cũng đồng thời giúp Facebook thu về một lượng dữ liệu khổng lồ và chi tiết về phản ứng của con người đối với các dạng nội dung khác nhau. Dữ liệu vàng cho ngành quảng cáo!

Thương hiệu và Reactions: Cơ hội và rủi ro

Reactions là một trong những thay đổi quan trọng nhất của Facebook từ khi mạng xã hội này thành lập năm 2004 đến nay. Không chỉ áp dụng cho tài khoản cá nhân, các nút mới có mặt trong các trang thương hiệu (Facebook Fan Pages).
Facebook Reactions với các nút biểu cảm mới - Ảnh: Internet


Nút Like đã khiến thế giới web thay đổi, đặc biệt là những chương trình tiếp thị mạng xã hội (social media marketing), và nay các nút Vui - Buồn - Yêu - Giận dữ... (bộ Reactions) sẽ giúp các thương hiệu cất cánh với hàng triệu lượt "Yêu" (Love) hay rơi vào thảm họa khi đón nhận sự "Giận dữ" (Angry) từ phía cộng đồng.

Trước đó, người dùng Facebook chỉ có vài lựa chọn ít ỏi cho một nội dung xuất hiện trên luồng tin (News Feed) của họ: 1. Làm ngơ nó; 2. Thích nó (nhấn Like); 3. Chia sẻ nó (Share); 4. Bình luận tốt hoặc xấu (Comment).

Reactions cung cấp một cách thức mới đo đạc tình cảm và đánh giá chính xác phản ứng của một đối tượng với nội dung trên Trang (Pages) của mình hay một quảng cáo (sponsored post). Nó giúp doanh nghiệp hiểu đa chiều về những cảm giác của đối tượng khách hàng về nội dung mà họ đang cung cấp, mức độ hiệu quả của chiến dịch tiếp thị đang chạy.

Reactions sẽ là một "vũ khí" tạo lợi thế mạnh mẽ giúp Facebook vượt lên trước các đối thủ như Google trong việc lôi kéo quảng cáo từ phía doanh nghiệp và các nhà quảng cáo. Các con số thống kê "Vui - Buồn - Giận dữ..." (Reactions) sẽ sớm có mặt trong công cụ quản lý - thống kê Pages Insights.

Reactions tăng, bình luận giảm

Xu hướng biểu thị nhanh cảm xúc qua các nút Like mới sẽ kéo lượng bình luận (comment) giảm. Theo đó, các công cụ "lắng nghe mạng xã hội" (Social Listening) cũng sẽ có những cập nhật phù hợp với xu hướng thay đổi này.

Chiến lược tiếp thị mạng xã hội sẽ thay đổi

Reactions chắc chắn sẽ góp phần làm thay đổi nội dung hiển thị trên luồng tin cập nhật của bạn mặc dù thuật toán hiện tại vẫn tính toán "Vui" (Haha), "Buồn" (Sad) hay "Ngạc nhiên" (Wow) chỉ là "một Like".
Bộ nút biểu cảm trong Facebook Reactions - Ảnh: Facebook

Giám đốc sản phẩm của Facebook Sammi Krug chia sẻ trên blog cho biết hi vọng theo thời gian Facebook sẽ hiểu tốt hơn về những ảnh hưởng khác nhau của Reactions lên luồng tin cập nhật (News Feed) của mọi người. "Do đó, có thể những lượt 'Yêu' hay 'Haha' sẽ được đối xử rất khác biệt".

Như vậy, thuật toán chọn lọc các nội dung hiển thị lên News Feed của người dùng có thể tiếp tục thay đổi trong thời gian tới theo những cách thức phức tạp hơn.

Nhanh tay thử nghiệm là chiến dịch Thể hiện Tình yêu do thương hiệu xe hơi Chevrolet chạy ngay sau khi Facebook đưa vào áp dụng Reactions, là quảng cáo "ăn theo" Reactions của Chevrolet.

Có hào hứng nhưng cũng nhiều băn khoăn khi một số marketer lo ngại về việc thể hiện trực tiếp cảm xúc tiêu cực của người dùng lên quảng cáo. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này không khác biệt là mấy so với những bình luận xấu cho nội dung quảng cáo như hiện nay.Giám đốc sáng tạo và giám đốc nghệ thuật giờ đây cần nghĩ nhiều hơn về các kiểu phản ứng (reaction) mà họ muốn


Orli LeWinter, phó chủ tịch phụ trách chiến lược và tiếp thị mạng xã hội tại Công ty 360i / Nguồn: Wired


Các công ty bán hàng đa cấp bất chính ở Việt nam

Các công ty bán hàng đa cấp bất chính ở Việt nam

Hình thức bán hàng đa cấp vốn đã xuất hiện từ khá lâu, trong vài năm trở lại đây, có thể nói là thời điểm nở rộ của lĩnh vực kinh doanh đa cấp, đặc biệt là ở Việt Nam. Các công ty kinh doanh dưới hình thức này mọc lên như nấm sau mưa. Tuy nhiên, điều đáng nói, số lượng công ty không đi liền với chất lượng. Hiện nay, có rất nhiều công ty lợi dụng hình thức này để thực hiện những chiêu trò lừa đảo, moi tiền của những người dân lương thiện, cả tin.




Nếu chú ý quan sát, chắc hẳn bất cứ ai cũng phải ngỡ ngàng vì sự đa dạng, phong phú của các công ty bán hàng đa cấp. Không ai có thể ngờ tới, họ hàng, anh em của “đại gia đình” này lại lớn đến thế, từ thực phẩm chức năng đến các mặt hàng mỹ phẩm, dụng cụ trang điểm, quần áo thời trang, đồ gia dụng, bên cạnh đó còn là dụng cụ TDTT, thiết bị vật lý trị liệu. Không chỉ có thế, đã có những trang web thương mại điện tử, thậm chí là cả bất động sản cũng trở thành công cụ để một số công ty lợi dụng kiếm lời bất chính.


Mới đây nhất, thủ đoạn lừa đảo của Công ty Liên kết Việt đã bị lật tẩy. Cụ thể, trong quá trình hoạt động, Công ty Liên kết Việt đã cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP do Lê Xuân Giang lập ra mạo danh Bộ Quốc phòng để lấy danh tiếng, lừa đảo người tham gia vào hệ thống của mình nhằm thu lời bất chính. Cùng với các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và đỉnh điểm là buổi lễ hoành tráng đón nhận bằng khen của Thủ tướng do công ty tự tổ chức đã khiến không ít người lầm tưởng công ty này kinh doanh những sản phẩm được sản xuất và đảm bảo bởi cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng. Cơ quan chức năng xác định, đến nay có khoảng hơn 45.000 người tại 21 tỉnh thành phố bị lừa với số tiền trên 1.900 tỷ đồng.

Ngoài vụ việc trên, trong quá khứ, đã có rất nhiều vụ việc lừa đảo khác của các công ty bán hàng đa cấp đã khiến dư luận nhiều lần rúng động.

Năm 2011, vụ lừa đảo của Diamond Holyday đã được phanh phui. Công ty Holyday được quảng bá là công ty du lịch giá rẻ trực thuộc tập đoàn Diamond Holyday Travel (DHT) có trụ sở tại Mỹ và chi nhánh tại Hồng Kông (Trung Quốc) và Việt Nam. Cụ thể, phương thức hoạt động của công ty như sau: Để được đi du lịch và trở thành hội viên của Công ty Holiday, khách hàng phải đóng 375 USD. Khi phát triển thêm được nhiều thành viên mới, hội viên sẽ được thưởng từ 1.000 USD - 15.000 USD... Với mức thưởng hậu hĩnh này, Diamond Holiday đã đánh trúng lòng tham của nhiều người để từ đó trục lợi số tiền không nhỏ. Tuy nhiên, số tiền thưởng mà hội viên thu lại chỉ là tiền “ảo” mà không thể rút ra được.

Cũng trong năm 2011, trang thương mại điện tử muaban24 đã bị sụp đổ. Từ giữa năm, website muaban24.vn được mở ra. Với hàng loạt các hoạt động quảng bá, truyền thông, sàn giao dịch này đã thu hút được sự chú ý lớn.

Mỗi người khi tham gia “dự án” của muaban24 sẽ phải bỏ ra 5,2 triệu đồng để mua một gian hàng ảo để được quyền đăng tin mua, bán trên gian hàng ảo đó, tiếp đó, người mua gian hàng sẽ trở thành hội viên của muaban24, và cơ hội kiếm tiền mở ra với họ bằng cách chèo kéo người khác mua gian hàng để hưởng 1,5 triệu đồng trong số 5,2 triệu đồng mà người mua hàng nộp vào. Không chỉ như vậy, nếu hội viên phát triển được 2 nhánh, mỗi nhánh có 99 gian hàng thì sẽ được nâng bậc VIP và được thưởng gần 100 triệu đồng trực tiếp.

Ngoài ra, hội viên này còn được hưởng phần trăm gián tiếp nếu những người dưới họ lôi kéo được người khác mua gian hàng. Rất nhiều chi nhánh của muaban24 đã được mở ra tại các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã phát hiện và phanh phui những sai phạm trong cách thức hoạt động của website này.

Thiên Ngọc Minh Uy có lẽ không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều người. Công ty này nổi tiếng là kinh doanh nhiều mặt hàng sản phẩm dưới hình thức đa cấp. Nhưng, đáng buồn thay, một công ty có nhiều chi nhánh như thế cũng lại chỉ là một công ty lừa đảo dựa trên sự cả tin của người khác. Chiêu bài của Thiên Ngọc Minh Uy là dụ dỗ, lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của mình bằng những lời hứa hẹn hấp dẫn với những ưu đãi và tiền thưởng hậu hĩnh. Việc của khách hàng, là chỉ cần kêu gọi càng nhiều người cùng sử dụng sản phẩm với mình càng tốt và tiền trong tài khoản ảo của họ sẽ gia tăng một cách nhanh chóng theo cấp số nhân. Ngoài những hứa hẹn đó, công ty còn đưa ra những “dẫn chứng cụ thể” những bậc tiền bối về sự thành công nhanh chóng của công việc này.

Tương tự như vậy, Công ty cổ phần Hoàng Kim Thế Gia cũng đã khiến nhiều người phải điêu đứng. Họ mở hàng loạt các cuộc hội thảo, lôi kéo nhiều người tham gia rồi vẽ ra viễn cảnh tươi sáng về cuộc sống giàu sang chỉ trong thời gian ngắn mà khách hàng “không phải làm gì cả”. Hàng tuần, hàng tháng tài khoản của họ vẫn không ngừng gia tăng, thậm chí còn đến mức “anh không muốn nhận tiền nhưng công ty cứ chuyển vào tài khoản cho anh”. Không tin sao được, khi những người lôi kéo, dụ dỗ họ ăn mặc lịch sự, lời nói nhã nhặn, cùng quyết tâm khí thế hừng hực? Không lung lay sao được khi họ luôn dùng những câu nói khiêu khích, đánh vào tâm lý khách hàng?

Trên đây chỉ là một vài trường hợp hình thức bán hàng đa cấp bị kẻ xấu lợi dụng trục lợi. Trên thực tế, kinh doanh đa cấp đúng nghĩa không xấu, không những thế, nó còn là một phương thức kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, đem lại lợi ích cho cả người bán và người mua. Nhưng kinh doanh đa cấp chỉ cách biệt rất nhỏ với hình thức lừa đảo “hình tháp ảo” và việc phân biệt công ty minh bạch hay bất chính rất khó với đa số người dân, nhất là những người chưa hiểu rõ về về hình thức kinh doanh này.

Trước sự biến tướng và thay đổi không ngừng của hình thức kinh doanh đa cấp, người tiêu dùng nên tỉnh táo và cẩn thận, tìm hiểu kĩ trước khi tham gia vào bất kì hoạt động đa cấp nào.

ANTT.VN xin cung cấp đến quý độc giả một số công ty có chiêu trò tương tự:

1. Công ty TNHH Đầu tư phát triển An Phát Thịnh
2. Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt (Vietnet)
3. Công ty TNHH Unicity
4. Công ty TNHH Sao Phương Bắc (Oriflame)
5. Công ty TNHH Word Nets
6. Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam (TIENS)
7. Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân (Oriflame)
8. Công ty TNHH TM Lô Hội
9. Công ty Everrichs Global
10. Vital Group
11. Công ty Vipha Việt Nam
12. Công ty Big Forest

Theo AN NINH TIỀN TỆ

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Quyền dân sự, chính trị trong CƯQT 1966 & Quyền riêng tư trong thời đại hiện nay

Quyền dân sự, chính trị trong CƯQT 1966 
 & Quyền riêng tư trong thời đại hiện nay


I. Quyền dân sự, chính trị trong CƯQT 1966 (ICCPR) & ở Việt nam

" Điều 25. Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào như đã nêu ở điều 2 và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để:
a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn;
b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình;
c) Được tiếp cận với các dịch vụ công cộng ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng."

1. Quan niệm về quyền dân sự, chính trị trong mối quan hệ với các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

Các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa, tuy có sự khác biệt nhất định, nhưng đều gắn bó với nhau và quy định lẫn nhau, do đó, bất kỳ quyền nào được bảo đảm hay bị vi phạm đều tác động tích cực hoặc tiêu cực đến các quyền khác. Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền và không thể phân chia giữa chúng thể hiện sự bình đẳng giữa các quyền con người, bình đẳng cả về chủ thể quyền (cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng), cả về nội dung các quyền (dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa). 

Cho đến nay có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về quyền dân sự và chính trị. Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) không đưa ra khái niệm, mà chỉ liệt kê một loạt các quyền và tự do cơ bản của con người trên cả hai lĩnh vực dân sự và chính trị. Từ đó, có thể hiểu một cách đơn giản, các quyền chính trị là các quyền của cá nhân được tham gia một cách trực tiếp và gián tiếp vào công việc của Nhà nước và xã hội, bao gồm cả việc thành lập và quản lý nhà nước. Quyền dân sự được hiểu là những quyền cá nhân, gắn chặt với nhân thân của mỗi người, chỉ cá nhân mới có thể sử dụng độc lập và không thể chuyển giao cho người khác như: quyền sống, quyền tự do đi lại, cư trú… Để thực hiện các quyền chính trị, cá nhân phải tham gia cùng với những người khác, như quyền hội họp hòa bình, quyền bầu cử,…

So với việc thực hiện các quyền dân sự, thì mức độ thực hiện các quyền chính trị bao giờ cũng kèm theo những giới hạn nhất định, như: vì lý do an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức chung, quyền và tự do của người khác,...Với cách hiểu này, nội hàm khái niệm quyền chính trị của công dân chỉ chủ yếu đề cập tới quyền về bầu cử để lựa chọn ra người thay mặt mình nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước và quyền ứng cử, tham gia vào cuộc đua để được cử tri/người dân lựa chọn vào bộ máy thực thi quyền lực nhà nước. Hiện nay, do sự phát triển của dân chủ, nội hàm khái niệm quyền chính trị ngày càng được mở rộng, bao gồm cả việc tham gia với Nhà nước quyết định các vấn đề chính trị, trọng đại của đất nước, như ban hành các chính sách có liên quan tới quyền của người dân; quyết định về thể chế chính trị, hình thức Chính phủ, sửa đổi Hiến pháp,…Ngoài ra, quyền chính trị còn có thể được mở rộng và có liên quan tới một loạt các quyền về tự do dân chủ của cá nhân, công dân; vì các quyền này, liên quan tới bản chất, chính sách và mức độ dân chủ của nhà nước. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, hội họp, tự do biểu tình, tự do tín ngưỡng và tôn giáo,...

Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được hiểu là các quyền cá nhân và cả quyền cộng đồng. Nếu các quyền dân sự, chính trị được hiện thực hóa - có thể tức thời nhờ quyết tâm và quyết sách chính trị của lãnh đạo nhà nước, thì các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa chỉ được hiện thực hóa dần dần, từng bước, tương ứng với nguồn lực sẵn có của quốc gia.

2. Nội dung các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp năm 2013

2.1. Nội dung các quyền dân sự trong Hiến pháp năm 2013

Thứ nhất, về quyền sống: Quyền này được quy định tại Điều 19, Hiến pháp năm 2013: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật".

Thứ hai, về quyền đời tư: Điều 20 và 21 của Hiến pháp năm 2013 quy định rõ về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mọi người đều được bảo vệ. Với các nội dung đó, Hiến pháp đã mở rộng chủ thể và nội dung của quyền được bảo vệ về đời tư so với Điều 73 của Hiến pháp năm 1992 - chỉ quy định về quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Thứ ba, về quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền không bị tra tấn, truy bức, nhục hình: Điều 20, Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định.

Thứ tư, về quyền khiếu nại, tố cáo: Điều 30 của Hiến pháp năm 2013 đã quy định đầy đủ về quyền này, từ quyền của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu lại, tố cáo cho đến người bị thiệt hại có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; và nghiêm cấm việc trả thù người khiếu lại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu lại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Thứ năm, về quyền tự do cư trú, đi lại:Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do Luật định (Điều 22).Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23).

Thứ sáu, về quyền bình đẳng giới: Theo Điều 26 Hiến pháp năm 2013, công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nếu Điều 63 của Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, thì Hiến pháp năm 2013 quy định “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26). Quy định này đã thay đổi quan niệm và cách tiếp cận về bình đẳng giới, từ chỉ bình đẳng với giới nữ sang bình đẳng với cả giới nam và giới nữ. Chủ thể và nội dung quyền bình đẳng về giới, do vậy, được mở rộng và làm sâu sắc hơn.

2.2. Nội dung các quyền chính trị trong Hiến pháp năm 2013

Thứ nhất, về quyền bầu cử, ứng cử và quyền tham gia công việc quản lý nhà nước và xã hội: Các quyền này được quy định tại Điều 27, 28, 29 Hiến pháp năm 2013. Theo đó, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.Theo Điều 6, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện.

Thứ hai, về quyền tự do ngôn luận, báo chí; quyền tiếp cận thông tin: Theo Điều 25 Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin. Nếu như Hiến pháp 1992 chỉ quy định “Công dân có quyền được thông tin” (Điều 69), thì Hiến pháp năm 2013 tại Điều 25 đã thay chữ “được thông tin” bằng cụm từ “tiếp cận thông tin”. Nhờ quyền tiếp cận thông tin, mọi công dân có thể tiếp cận thông tin, cả về các quyền thực định cũng như về hoạt động tư pháp, để thụ hưởng đầy đủ và bảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.

Thứ ba, về quyền tự do hội họp, lập hội,biểu tình: Quyền này được quy định tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013.

Thứ tư, vềquyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo:Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. 

Thứ năm, về quyền bình đẳng của các dân tộc: Theo Điều 5, Hiến pháp năm 2013, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Điều 42 Hiến pháp năm 2013 đã quy định một quyền mới là: Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

3. Mục tiêu, yêu cầu và thể chế nhằm bảo đảm thực hiện các quyền dân sự, chính trị trên cơ sở Hiến pháp năm 2013

3.1. Mục tiêu, yêu cầu

- Mục tiêu: Bảo đảm các quyền dân sự, chính trị nói riêng và bảo đảm quyền con người nói chung, là các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người, trước hết và chủ yếu là Nhà nước, thực hiện các biện pháp về thể chế lập pháp, hành pháp, tư pháp và về quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyền con người trong hoạt động của Nhà nước và các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đặc biệt trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy quyền con người trong thực tế.

- Yêu cầu:

+ Công nhận (obligation to recognition): Các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền, trước hết và chủ yếu là Nhà nước, công nhận, tức là phải thừa nhận đồng thời phải ghi nhận, ngày càng đầy đủ, cơ bản bằng các thể chế pháp luật và đạo đức (nhất là đối với các tổ chức xã hội), các quyền dân sự, chính trị (và kinh tế, xã hội, văn hóa) của con người.

+ Tôn trọng (obligation to respect): Các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền, trước hết và chủ yếu là Nhà nước, phải kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp và gián tiếp, vào việc thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy các quyền con người đã được công nhận trong pháp luật. Đồng thời phải chủ động xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các thể chế (đường lối, chủ trương, pháp luật, quy chế, quy định,…), chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển và biện pháp quản lý cụ thể để mọi người được thụ hưởng và phát triển các quyền của mình.

+ Bảo vệ (obligation to protect): Nhà nước phải ngăn chặn sự vi phạm quyền con người từ phía các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cá nhân; ngăn chặn tình trạng phân biệt đối xử, hoặc sự hình thành các thế lực đe dọa quyền con người trên các lĩnh vực; điều tra, trừng trị và phục hồi các quyền đã bị vi phạm hoặc bồi thường bất cứ khi nào có thể.

+ Thực hiện (obligation to fulfil): Nhà nước chủ động xây dựng thể chế và thiết chế cũng như các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển, biện pháp quản lý cụ thể để bảo đảm cho mọi người được hưởng thụ đến mức cao nhất có thể các quyền con người.

Việc thực hiện chỉ được bảo đảm (bảo đảm thực hiện) khi các thể chế, chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển và biện pháp quản lý được đề ra (hay xây dựng) phải mang tính khả thi và hiệu quả, chứ không phải chúng được đề ra một cách hình thức, nhất là trong quá trình thực thi các quyền con người của các nhóm yếu thế. Nói cách khác, việc bảo đảm thực hiện coi trọng không chỉ khâu đề ra (hay xây dựng) các thể chế, chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển và biện pháp quản lý cụ thể, mà cả khâu tổ chức và nhất là triển khai thực hiện các thể chế, chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển và biện pháp quản lý cụ thể đó, để đạt được kết quả trên thực tế việc thụ hưởng các quyền con người.

+ Thúc đẩy (obligation to promote): là tạo lập điều kiện và môi trường kinh tế nói riêng và xã hội nói chung, mang tính hỗ trợ, thuận lợi cho việc tiếp cận quyền con người của các nhóm xã hội, đặc biệt các nhóm yếu thế; đồng thời thiết lập và duy trì một cơ chế minh bạch, hiệu quả để giám sát quyền con người ở cả khu vực công và tư, theo thể chế pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Thúc đẩy quyền con người đòi hỏi Nhà nước và các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền không chỉ thụ động, kiềm chế không can thiệp vào công tác bảo đảm quyền, mà quan trọng hơn là phải chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các thể chế, chiến lược, kế hoạch, chương trình, biện pháp quản lý cụ thể, để hỗ trợ các cá nhân và tập thể có điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc thụ hưởng và phát triển các quyền của mình.

3.2. Thể chế hiến pháp nhằm bảo đảm thực hiện các quyền dân sự, chính trị

Một là, công dân và mọi người được hưởng các quyền con người một cách mặc nhiên và Nhà nước có nghĩa vụ công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật

Trong Hiến pháp năm 1992, chẳng hạn, Điều 51 quy định: "Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định". Đúng là để được bảo vệ và thúc đẩy, các quyền con người cần phải được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật; nhưng quy định kể trên đã gây hiểu nhầm là: Hiến pháp và pháp luật(hay nhà nước)là những chủ thể sản sinh ra các quyền con người. Quyền con người phải do và chỉ có thể do Hiến pháp và pháp luật(hay nhà nước) xác định thì mới có ý nghĩa thực chất, nếu không sẽ không được thừa nhận và áp dụng.Cách hiểu như thế không phù hợp với nhận thức chung về quyền con người trên thế giới. Theo quan điểm của cộng đồng quốc tế, mọi thành viên của nhân loại khi sinh ra đã mặc nhiên có tư cách chủ thể của các quyền con người. Các nhà nước chỉ có thể công nhận (bằng Hiến pháp và pháp luật) các quyền đó là những giá trị vốn có của mọi cá nhân mà Nhà nước có nghĩa vụ công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy.

Kế thừa Hiến pháp năm 1946 và tinh hoa tư tưởng nhân loại, trong Hiến pháp năm 2013, Khoản 1 Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân ... được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Quy định này đánh dấu bước phát triển mới về địa vị pháp lý của con người, của công dân trong tiến trình lập hiến ở Việt Nam.

Hai là, bảo đảm quyền con người, quyền công dân gắn bó mật thiết với bảo đảm chế độ chính trị

Trong Hiến pháp năm 2013, chương chế định về quyền con người, quyền công dânđược đưa lên Chương 2, ngay sau chương chế định về chế độ chính trị (so với vị trí thứ 5 trong Hiến pháp năm 1992). Đây không chỉ đơn thuần là kỹ thuật lập hiến, mà phản ánh sự thay đổi trong nhận thức lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với 5 đặc điểm cơ bản: 1/ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; 2/ Tôn trọng Hiến pháp và pháp luật; 3/ Bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân; 4/ Bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước (và xã hội); 5/ Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Bằng cách đó đã khẳng định: Nhà nước (hay chế độ chính trị - xã hội) được lập ra để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự, chính trị.

Ba là, thể chế tư pháp để bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Hiến pháp năm 1992, Điều 71 chỉ quy định về cấm truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.Đến Hiến pháp năm 2013, ở Điều 20, lần đầu tiên trong lịch sử, Hiến pháp đã quy định việc cấm tra tấn nói riêng và cấm bất kỳ hình thức bạo lực, đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tất cả mọi người. Quy định này cụ thể, rõ ràng và rộng hơn so với quy định cũ, cả về hành vi bị cấm, cả về chủ thể được bảo vệ.

Hiến pháp năm 1992, Điều 72 quy định quyền tố tụng công dân chỉ gồm: suy đoán vô tội, bồi thường thiệt hại vật chất và phục hồi danh dự cho người bị oan sai trong tố tụng, xử lý nghiêm minh người thi hành tố tụng gây oan sai. Đến Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung: Xét xử kịp thời, công bằng, công khai; không bị kết án hai lần vì một tội phạm; quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa (Điều 31). Quy định mới này đã mở rộng chủ thể và phạm vi quyền đòi bồi thường thiệt hại; buộc các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải công bằng và khách quan trong việc tìm chứng cứ, và coi trọng cả chứng cử buộc tội, lẫn chứng cứ gỡ tội.

Bốn là, chế định đầy đủ nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Trong khi Điều 50 Hiến pháp năm 1992 mới chỉ ghi nhận nghĩa vụ tôn trọng thì Hiến pháp năm 2013 ghi nhận cả bốn nghĩa vụ của Nhà nước về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người (Điều 3 vàĐiều14) tương tự như quy định tại Lời mở đầu của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (năm 1948).

Điều 28 Hiến pháp năm 2013tiếp tục khẳng định quyền tham gia quản lý nhà nước được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và bổ sung nội dung Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Việc bổ sung này đã ràng buộc nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân. Qua đó, bảo đảm quyền này của người dân được bảo đảm thực hiện trong thực tế.

Năm là, chế định nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, mỗi công dân

So với các bản Hiến pháp trước đây, trong Hiến pháp năm 2013, việc quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, mỗi công dân có nội dung đầy đủ, rõ ràng hơn. Điều 15 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “ Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”; “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.

Sáu là, chế định về hạn chế quyền

Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Việc quy định về hạn chế quyền là cần thiết để bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thể chế hóa và bảo đảm thực hiện một cách minh bạch theo luật định và phòng ngừa sự cắt xén hay hạn chế các quyền này một cách tùy tiện từ phía các cơ quan nhà nước.

Bảy là, quy định những công cụ hữu hiệu và quy định việc thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp, trong đó có các quyền con người đã được hiến định

Hiến pháp năm 2013 đã quy định những công cụ hữu hiệu cho việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân,đó là quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, và sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp. Khoản 2 Điều 119khẳng định: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”. Đây là quy định có tính nguyên tắc nhằm từng bước thể chế hóa cơ chế bảo vệ Hiến pháp; trong đó có các quyền dân sự và chính trị đã được hiến định, một cách hiệu quả và ở mức cao nhất.

3.3. Thể chế đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện các quyền dân sự, chính trị

- Đối với quyền sống: Nhằm nâng cao hiệu quả pháp lý thực hiện quyền này, Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Chương XII đã có những quy định về một số tội phạm xâm phạm tính mạng con người. Ở Việt Nam, hình phạt tử hình vẫn còn duy trì nhằm phòng, chống các loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Tuy vậy, pháp luật về hình sự Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ, nhằm tránh áp dụng hình phạt này một cách tùy tiện, chủ quan. Điều 35, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi phạm tội hoặc khi xét xử. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân. Điều 258, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2013 cũng đã quy định: Bản án tử hình được thi hành nếu không có kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo thủ tục giám đốc thẩm. Trong trường hợp người bị kết án xin ân giảm tử hình thì bản án tử hình chỉ được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm. Thực tế xu hướng hạn chế áp dụng án tử hình đã được quan tâm trong Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Việt Nam. Ngày 19/6/2009, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2009, trong đó bỏ hình phạt tử hình 4 tội danh: Tội hiếp dâm (Điều 111); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); tội chiếm đoạt máy bay, tàu thủy (Điều 221); tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334).

- Đối với quyền khiếu nại, tố cáo:Hiện nay khiếu nại, tố cáo có nhiều diễn biến phức tạp; không chỉ gia tăng về số lượng, mà còn cả về tính chất và sự đa dạng về lĩnh vực khiếu tố, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, hoạt động tư pháp, tham nhũng. Nhằm bảo đảm tốt hơn quyền này, các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, cơ sở đã có nhiều nỗ lực trong việc bố trí cán bộ có năng lực, và đổi mới công tác tiếp dân, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, cải tiến phương thức nhận và trả lời đơn thư, v.v…. Gần đây, Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998, được sửa đổi, bổ sung trong các năm 2004, 2005 đã được tách thành 2 luật riêng: Luật Khiếu nại (2011) và Luật Tố cáo (2011). Đây được xem như một giải pháp tích cực nhằm tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo phù hợp với quy định của Hiến pháp, đường lối, chủ trương, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Đối với các quyền tự do cư trú, đi lại: Quyền này đã được thể chế hóa cụ thể trongLuật Cư trú (2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013). Trong Luật Nhà ở (2005), Điều 4 quy định: Công dân có quyền có chỗ ở theo quy định của pháp luật. Người tạo lập nhà ở hợp pháp có quyền sở hữu đối với nhà ở đó. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Quốc hội khóa XII đã sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở, theo đó: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam: 1) Người có quốc tịch Việt Nam; 2) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; 3) Người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; 4) Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

Nhiều năm qua với những đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, quyền tự do đi lại và cư trú của công dân Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ tích cực.

- Đối với quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền không bị tra tấn, truy bức, nhục hình: Nhằm bảo vệ các quyền nói trên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã bổ sung thêm Chương XXXV: Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Chương XXII của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã có các hình phạt đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp như: tội dùng nhục hình (Điều 298); tội bức cung (299); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật (Điều 303). Ngoài ra, năm 2003 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 388/2003/NQUBTVQH11 Về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra. Năm 2009, Quốc hội thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước. Các văn bản pháp luật này là phù hợp với nghĩa vụ quốc gia được quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966).

Trong công tác tạm giam, tạm giữ và trại giam, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã có những quy định chặt chẽ về quy chế hoạt động của những nơi tạm giam, tạm giữ, thi hành hình phạt tù. Theo định kỳ, ngành công an, kiểm sát, tòa án đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân địa phương thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của những nơi này, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế những hành vi bạo lực, nhục hình, bảo vệ an ninh, an toàn cho người bị giam giữ hoặc phạm nhân. Trong những năm gần đây, Nhà nước rất coi trọng việc khắc phục tình trạng oan sai trong hoạt động tư pháp, tiến hành bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân, không bị tra tấn, nhục hình của mọi công dân.

- Đối với quyền bình đẳng nam nữ: Trong đó ưu tiên thể chế hóa quyền của phụ nữ; nhất là trong Luật Hôn nhân và Gia đình (2014), Luật Bình đẳng giới (2006), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Bộ luật Dân sự (2005), Bộ luật Hình sự (1999), Bộ luật Tố tụng hình sự (2003), Bộ luật Lao động (2002), v.v…. Trong thực tế, phụ nữ được bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa phù hợp với Công ước về Xóa bỏ phân biệt tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) đã được Việt Nam ký vào ngày 18-12-1982. Ở Việt Nam, phụ nữ hay nam giới được bảo đảm là con người đầy đủ trên cơ sở coi quyền con người là thống nhất, chứ không phân thành 2 nhóm tách biệt giữa nữ và nam. Quyền của phụ nữ được bảo đảm ở các phương diện: cuộc sống riêng tư, an ninh con người, xóa đói giảm nghèo, sức khỏe, vai trò trong gia đình, quyền của trẻ em gái, v.v.... Việc phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;... được thực thi theo quy định của pháp luật.

- Đối với quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo: Nghị quyết số 24-NQ/TƯ ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nghị quyết số 25-NQ/TƯ ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về Công tác tôn giáo và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 18-6-2004); và các biện pháp quản lý của Chính phủ đã thể chế hóa cụ thể quyền được sinh hoạt bình thường của các tôn giáo; công nhận tư cách pháp nhân cho nhiều tổ chức tôn giáo; tôn trọng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành; và chăm lo cải thiện đời sống của đồng bào tôn giáo, v.v….

- Đối với các quyền bầu cử, ứng cử, và quyền tham gia công việc quản lý nhà nước và xã hội:Để bảo đảm các quyền trên, Quốc hội đã thông qua Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (1997), được sửa đổi, bổ sung năm 2001, 2010; Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (2003), được sửa đổi, bổ sung năm 2010; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (2015).

Hoạt động Quốc hội trong thời gian gần đây đã thể hiện rõ tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch. Hoạt động chất vấn của Quốc hội ngày càng đi vào thực chất và trở thành diễn đàn để Nhân dân thông qua các đại biểu do họ bầu ra chất vấn luật pháp, chính sách, cách thức điều hành của Chính phủ nhằm hướng đến các giải pháp có hiệu quả, đáp ứng quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân.

Tại các địa phương, cơ sở đã có những tiến bộ về thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Thông qua các công cụ pháp lý do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành như: Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn (1998); Quy chế dân chủ trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (1999); Quy chế dân chủ trong hoạt động của các cơ quan (1998) và Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (2007) quyền được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát của Nhân dân ngày càng được khẳng định trong thực tế, củng cố vị thế chính trị của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, cơ sở.

- Về quyền tự do ngôn luận, báo chí và quyền được thông tin:Quyền này còn được đảm bảo bằng các luật, như Luật Báo chí (1989) được sửa đổi, bổ sung năm 1999; Luật Xuất bản (2012); Luật Ngân sách nhà nước (2002); Luật Kế toán (2003); Luật Kiểm toán nhà nước (2005); Luật Phòng, chống tham nhũng (2005) được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012. Luật Báo chí Việt Nam quy định, báo chí không chỉ là cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội, nghề nghiệp mà còn là diễn đàn tin cậy của Nhân dân.

- Về quyền tự do lập hội, quyền biểu tình: Quyền này đã được cụ thể hóa trong Nghị định số45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 1 tháng 11 năm 2010quy định về hội có tính chất đặc thù. Hiện nay, công tác dự thảo luật về hội và luật về biểu tình đang được triển khai thực hiện.

II. Quyền riêng tư trong thời đại hiện nay

Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và riêng tư khác đã được công nhận là một quyền cơ bản trong các điều ước quốc tế (Điều 12 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948; Điều 8 Công ước về bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản năm 1950; Điều 17 Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị năm 1966); Cũng như được quy định trong Điều 21[1] Hiến pháp 2013 ỏ nước ta.

“Quyền riêng tư” có nghĩa rộng hơn với khái niệm “quyền bí mật đời tư" vì vấn đề thuộc về riêng tư xét ở khía cạnh nào đó lại không được coi là bí mật, mặc dù pháp luật vẫn bảo hộ những quyền này. "Quyền riêng tư" và "quyền tiếp cận thông tin" (Điều 25 Hiến pháp 2013) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đều có một điểm chung đó là sự miễn trừ của quyền tiếp cận thông tin chính là bảo vệ quyền riêng tư. Trong thời đại ngày nay, từ khi có cơ sở dữ liệu điện tử thì hầu như không ai trong xã hội có thể hoàn toàn giữ kín nhiều sự kiện riêng về mình. Có nhiều thông tin, sự kiện của cá nhân được các cơ quan nhà nước thu thập một cách hợp pháp và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu do chính quyền kiểm soát. Do đó, nếu muốn sự bảo vệ quyền riêng tư thì phải thừa nhận rằng không thể có sự bảo mật tuyệt đối. Vì vậy, cần phải có các quy định pháp lý chặt chẽ để việc tiết lộ các chi tiết riêng tư phải hết sức cẩn trọng và chọn lọc, có như vậy thì các luật đó cũng bảo vệ được một phần nào quyền riêng tư cá nhân.

Hiện nay, người dùng rất khó chịu với việc bị thu thập dữ liệu cá nhân trong giao dịch điện tử, đặc biệt với phương tiện mới về nhận dạng, e ngại với thông tin cá nhân của mình được gửi đi trên toàn thế giới. Khuynh hướng chung là cần ban hành Luật Bảo vệ quyền riêng tư, đang được giới thiệu như là một phần của “gói”[2] pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử thiết lập các quy tắc thống nhất. 

Nhiều khảo sát cho thấy vấn đề kiểm duyệt của chính phủ nhằm kiểm soát các tài liệu truyền bá trên Internet, là mối quan tâm hàng đầu của những người lướt web. Internet đã tạo ra sự tự do ngôn luận chưa từng có trên thế giới, điều này lại tạo ra thử thách cho các bậc cha mẹ và cơ quan chính phủ. Sự tự do ngôn luận có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền riêng tư của trẻ em. Trẻ em có thể bị xem các tài liệu không phù hợp như hình ảnh người lớn, lời lẽ khích bác, chửi rủa; hoặc trẻ em có thể bị lạm dụng hình ảnh, thông tin cá nhân, v.v…mà chúng chưa đủ tuổi để nhận thức điều đó. Bên cạnh đó, Các thương nhân cũng lợi dụng trẻ em để tiết lộ thông tin về gia đình và cha mẹ chúng; hoặc xúi giục buộc cha mẹ phải mua sản phẩm của họ đã quảng cáo với giá cắt cổ,..

Ngoài ra, kiểm soát[3] thư rác (spam) cũng là để bảo vệ quyền riêng tư, không bị quấy rầy, của con người do sự phân phát bừa bãi các tin nhắn không được phép của người nhận và không quan tâm đến tin nhắn có nội dung phù hợp hay không.



[1] Điều 21 Hiến pháp 2013: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn; Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác". 
[2] Có bốn mô hình chính để bảo vệ quyền riêng tư như: Ban hành một luật chung để điều chỉnh; Ban hành các quy định pháp luật chuyên ngành bảo vệ sự riêng tư cá nhân trên Internet, viễn thông; các tập tin cảnh sát hoặc các hồ sơ tín dụng tiêu dùng; Ban hành Quy chế nội bộ của cơ quan; & Áp dụng công nghệ tự bảo vệ quyền riêng tư (sự phát triển của thương mại điện tử và công nghệ, có nhiều thiết bị được sử dụng để bảo vệ quyền riêng tư, ví dụ: mã hóa, các máy chủ proxy và thanh toán trực tuyến). 
[3] Thư rác tiêu tốn chi phí và thời gian của người dùng rất nhiều nhưng hiện nay chưa có sự bồi thường hợp pháp nào được áp dụng. Phần mềm chống thư rác và phím Delete vẫn là công cụ tốt nhất hỗ trợ người dùng trong cuộc chiến này. Các công ty gần như không thể chống lại việc bị spammer dùng tên miền để giả mạo lấy địa chỉ hoặc phân phát thư rác, tuy nhiên công ty có một số lưu ý đề phòng như sau: Thông báo cho người dùng không xác nhận địa chỉ của họ thông qua việc trả lời yêu cầu của tin nhắn (khi tin nhắn yêu cầu trả lời để loại bỏ địa chỉ người dùng ra khỏi danh sách); Bỏ tính năng relay trên máy chủ mail để mail không bị lọt ra khỏi máy chủ; Xóa spam và không bận tâm về nó; Người dùng hay cư dân mạng (netizens) có thể dùng một số phần mềm chống spam cho phép khóa các bảng quảng cáo, cookie và những hiểm họa khác. 

By Nguyễn Cao Hùng (nguyên UV BCH Hội nghề cá Tp. Đà Nẵng, ƯCV ĐBQH khóa XI) 





Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Filibuster (Quyền được nói cho đến khi kiệt sức) - đó là thủ tục rất nổi tiếng của Thượng viện Hoa Kỳ



Filibuster (Quyền được nói cho đến khi kiệt sức) - đó là thủ tục rất nổi tiếng của Thượng viện Hoa Kỳ – Một sự “điên rồ” của nền dân chủ Mỹ.

Filibuster là một thuật ngữ không có nghĩa tương đương trong tiếng Việt. Nó có gốc từ tiếng Hà Lan – có nghĩa là “cướp biển” . Có nhiều tranh luận về phạm vi cụ thể của filibuster, nhưng theo Thượng viện Hoa Kỳ thì dường như filibuster được dùng để chỉ việc tranh luận không giới hạn (unlimited debate) của các thượng nghị sĩ . Không giới hạn ở đây tức là không giới hạn về thời gian, chủ đề, và các lập luận. Thượng viện giới hạn về không gian tranh luận (trong khuôn viên nghị trường), nhưng ngược lại không buộc hay đặt câu hỏi đối với các thượng nghị sĩ về nội dung họ dùng trong bài phát biểu của mình. Đây có thể coi là một “quyền” đặc biệt đối với Thượng viện Hoa Kỳ và một số cơ quan lập pháp cấp tiểu bang, nơi luật của họ không giới hạn thời gian phát biểu của nghị sĩ. Tại Hạ viện Hoa Kỳ, filibuster chấm dứt từ năm 1842 khi cơ quan này đưa ra luật giới hạn thời gian tranh luận.

Không ai có thể nêu đích xác là rốt cuộc filibuster có thể đem lại điều gì cho xã hội. Nhiều người coi đây là một thủ thuật chính trị bẩn để làm trì hoãn một đạo luật nào đó. Điều này có lẽ để ngõ cho dư luận phán xét. Thế nhưng, có một thực tế đó là những quốc gia tôn trọng filibuster luôn tự hào xem đó là “đỉnh cao của nền dân chủ” vì nó thể hiện sự tôn trọng tối đa, gần như mù quáng, quyền được nói của một ai đó. Và đó có thể gọi là sự “điên rồ” của một nền dân chủ, và đôi khi chúng ta cần những thời khắc “điên rồ” như vậy.

Các vụ filibuster nổi tiếng

Lịch sử Hoa Kỳ không thiếu các ví dụ về filibuster, cả ở cấp độ liên bang lẫn tiểu bang, kể từ vụ filibuster đầu tiên được ghi nhận vào năm 1837.

Vào tháng 9 năm 2013, tờ USA Today đưa ra danh sách 5 vụ filibuster nổi tiếng nhất lịch sử lập pháp liên bang Hoa Kỳ. Điểm thú vị là vụ filibuster hư cấu của Jefferson Smith như nêu ở trên cũng được chọn trong danh sách. Bốn vị trí còn lại thuộc về vụ filibuster của:

1> Rand Paul năm 2013, kéo dài 13 tiếng nhằm phản đối chính sách dùng máy bay không người lái để tiêu diệt mục tiêu (thường là để lại thương vong lớn). Rand Paul dùng filibuster để trì hoãn việc Thượng viện bỏ phiếu xác nhận việc bổ nhiệm ứng viên giám đốc CIA John Brennan – một người ủng hộ chính sách này. Cuối cùng, John Brennan vẫn được bổ nhiệm bất chấp nỗ lực 13 tiếng đồng hồ của Rand Paul.

2> Huey P. Long năm 1935, kéo dài 15 tiếng 30 phút. Nổi tiếng là một chính khách dân túy, Long sở hữu một khả năng nói siêu hạng nên việc ông “tranh luận” liên tiếp trong hơn 15 tiếng là điều có thể tưởng tượng được. Tiếc thay lần này thì mục đích của Long khi filibuster không được tốt đẹp cho mấy, đó là cố gắng ngăn chặn việc thông qua đạo luật New Deal của tổng thống Roosevelt mà hậu quả của nó là việc các đối thủ chính trị của Long ở Louisiana có thể được lợi ích. Kết quả là New Deal vẫn được thông qua. Trong 15 tiếng đồng hồ, Long bị coi là “trơ trẽn” khi đưa vào bài phát biểu của mình cả những chủ đề không liên quan như một bài thơ của Shakespeare hay cả công thức nấu món nghêu của ông.

3> Wayne Morse năm 1953, phát biểu trong 22 tiếng 26 phút. Thượng nghị sĩ độc lập Morse cố gắng chống lại một đạo luật về khai thác dầu trên đất liền bằng cách phát biểu không ngưng nghỉ trong hơn 22 tiếng đồng hồ.

4> Storm Thurmond năm 1957, phát biểu trong 24 tiếng 18 phút. Đây là vụ filibuster dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến nay (dài hơn cả vụ filibuster hơn 23 tiếng của Jefferson Smith trong phim). Thurmond cố gắng chống lại Đạo luật các Quyền Dân sự năm 1957 khi ông phát biểu trong hơn một ngày với nhiều chủ đề hoàn toàn không liên quan như cả công thức món ăn của bà nội ông v.v… Trợ giúp cho Thurmond là kẹo ngậm, viên sữa đặc và bánh sandwich steak. Kết thúc bài filibuster, ông tuyên bố: “Tôi dự định sẽ bỏ phiếu chống lại đạo luật” – điều mà ai cũng đã biết rõ.

5> Gần đây hơn, tại cấp độ tiểu bang, thượng nghị sĩ bang Texas, Wendy Davis đã thực hiện một vụ filibuster kéo dài gần 12 tiếng đồng hồ chống lại một dự luật siết chặt hơn nữa việc phá thai của phụ nữ bang Texas. Sự kiện ở Austin, Texas đã khiến bà Wendy Davis báo chí toàn liên bang chú ý, và bà cũng đã xuất hiện để trả lời phỏng vấn nhiều báo đài uy tín như CNN, New York Times…Wendy Davis đã rất khôn ngoan khi chọn ngày cuối cùng của phiên thảo luận tại Texas để làm filibuster vì theo luật của bang này, nếu đồng hồ điểm sang 12h ngày tiếp theo của phiên thảo luận cuối cùng thì xem như dự luật không được thông qua. Trong trang phục áo văn phòng nhưng đi giầy thể thao, bà Davis bắt đầu bài phát biểu trong sự cổ vũ của những người dự khán, đa phần là phụ nữ, và các đồng chí trong Đảng Dân chủ của bà.

Theo luật bang Texas, bà có thể filibuster đến khi nào bà thích miễn là bà không ngừng nói, không nhường diễn đàn cho ai (yield), không ngồi, và không để ai hỗ trợ. Bà được phép “vi phạm” ba lần trước khi phiên phát biểu của bà kết thúc. Cuối cùng, phó thống đốc bang Texas là người chủ trì phiên họp, cũng là đảng viên Đảng Cộng Hòa đã xác định bà Wendy vi phạm ba lần và buộc bà ngồi xuống, trong đó có một lý do đó là đồng nghiệp của Wendy đã giúp bà… kéo khóa ví lại khi bà đang phát biểu, xem như Wendy đã nhận được hỗ trợ. Những gì diễn ra sau đó rất cảm xúc khi để phản đối quyết định này của phó thống đốc bang, người dự khán và các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã cùng hô to khẩu hiệu và làm ồn khán phòng trong suốt gần một tiếng cuối cùng của ngày, để rồi khi chuông đồng hồ điểm 12h, dự luật kể trên xem như đã “chết”. Đảng Cộng Hòa đã phải đợi một tháng sau để lại mở một phiên họp khác và thông qua dự luật trên.

Nhiều học giả cho rằng Filibuster đơn thuần chỉ là sự cuồng tín về quyền tự do ngôn luận chứ không thật sự mang lại kết quả chính trị nào nhất định. Nguồn: ảnh.

Filibuster trên thế giới

Filibuster là một đặc sản của Mỹ nhưng không phải chỉ có Mỹ mới có thể “nấu” được “món đặc sản” này. Tại Anh, Nghị viện cũng thi thoảng xuất hiện những vụ filibuster. Tại Canada, các nghị sĩ Quốc hội nước này có lần đã thay phiên nhau phát biểu để ngăn chặn một đạo luật. Tại Iran trước thời kỳ cách mạng Hồi giáo 1978, một nghị sĩ đã phát biểu trong bốn ngày liên tục để chống lại thỏa thuận dầu mỏ mà chính phủ nước này sắp ký với các công ty Anh – Mỹ.

Nghị sĩ tại các quốc gia có quy định giới hạn thời gian tranh luận cũng rất sáng tạo để nghĩ ra những “biến tấu” của filibuster. Chẳng hạn, ở New Zealand, các nghị viên nước này phản đối một đạo luật bằng cách bỏ phiếu rất chậm và nhiều người quyết định bỏ phiếu bằng tiếng Maori (tiếng thổ dân New Zealand) mà theo luật phải được dịch sang tiếng Anh để ghi nhận, mục tiêu chủ yếu là để trì hoãn việc thông qua một dự luật nào đó. Còn tại Pháp, nghị sĩ nước này từng đưa ra 137.499 yêu cầu sửa đổi trong một dự luật cho phép giảm vốn Nhà nước trong tập đoàn khí đốt Gaz de France vào tháng 8 năm 2006. Luật của Pháp buộc Quốc hội phải thảo luận và thông qua tất cả các yêu cầu sửa đổi do nghị viên đưa ra. Vì thế, người ta tính toán rằng Quốc hội Pháp phải mất 10 năm mới có thể thảo luận và thông qua toàn bộ 137.449 yêu cầu sửa đổi kể trên. Dự luật vì thế xem như chết trên thực tế.

Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác, việc thực thi filibuster gần như vô nghĩa hoặc không thể làm được do vai trò của các nghị viên còn hạn chế.





Bầu cử quốc hội ở nước Đức (Bundestag)


Bầu cử Quốc Hội ở nước Đức (Bundestag)

“Nếu bạn không phải là thành viên của một đảng phái chính trị, bạn có rất ít cơ may để ngồi vào một trong 600 ghế ở Quốc hội liên bang (Bundestag – Quốc Hội Đức)”. Đó là những gì mà một hướng dẫn viên đã nói với vị du khách trẻ khi viếng thăm.

Vai trò then chốt của đa dạng và sàng lọc đảng phái

Về cơ bản, pháp luật Đức ghi nhận rằng: “đảng phái chính trị sẽ tham gia vào sự hình thành ý chí chính trị của người dân”. Nhưng nhiều nhà khoa học chính trị khẳng định họ còn đi xa hơn thế, không chỉ “tham gia”, sự đa đạng của đảng phái chính trị quyết định những gương mặt có thể định hình chính trị ở Đức. Rất khó để có được ghế trong quốc hội đối với những ứng viên độc lập không có đảng chính trị nào hậu thuẫn. Và nguyên nhân dẫn đến điều này bắt nguồn từ một hệ thống bầu cử cực kỳ phức tạp.

Trong cuộc bầu cử quốc hội gần đây nhất ở Đức vào năm 2013, có 61,8 triệu người dân hội đủ điều kiện đi bầu. Tất cả đều là công dân Đức trên 18 tuổi; 3 triệu người trong số họ đi bầu cử lần đầu.

Những số liệu này được cung cấp bởi Cục Thống kê Liên bang, người đứng đầu cơ quan này cũng đã giám sát cuộc tổng tuyển cử. Mọi đảng phái muốn tham gia phải đăng kí chính thức với Cục để có thể tranh cử ở cấp quốc gia.

Những đảng phái này phải có thành viên trên khắp nước Đức, một Điều lệ thành văn và một cương lĩnh chính trị, nhằm giải thích nhiệm vụ chính trị của họ và thể hiện sự tuân thủ của đảng đối với các nguyên tắc dân chủ và Hiến pháp Đức (chứ không phải ngược lại -ND). Mỗi đảng phải có một ban điều hành, trụ sở phải nằm trên lãnh thổ Đức.

Bên trong tòa nhà Quốc Hội Đức.

Đảng nào chưa có đại biểu ở quốc hội Đức ở cấp độ tiểu bang hay liên bang, thì cần phải chứng minh rằng họ được ủng hộ rộng rãi thông qua việc thu thập chữ ký của 0,1 % cử tri để được bỏ phiếu.

Trong cuộc bầu cử năm 2013, 34 đảng phái chính trị về độ ủng hộ cấ đã được sàng lọc và chỉ có 9 trong số đó được tham gia tranh cử trên toàn 16 bang của Đức.

Phép thử 60 năm


Một vài trong số các đảng này có thể chỉ có vài trăm phiếu bầu ít ỏi trong Ngày Bẩu cử và do đó không bao giờ có thể bước chân vào Quốc hội liên bang.

Theo luật bầu cử của Đức, đảng phái chính trị phải đạt được tối thiểu 5% tỷ lệ phiếu bầu để vào nghị viện. Điều này nhằm đảm bảo sự ổn định thông qua việc ngăn chặn phân mảnh các đảng phái nhỏ trong bộ máy lập pháp – như những gì đã sách nhiễu nước cộng hòa Weimar (nước Đức trước đây) vào những năm 1920. Xây dựng số đông (majority building) và đưa ra quyết định là rất khó nhưng sẽ càng không thể nếu quốc hội bị chi phối bởi các nhóm nhỏ lẻ.

“Rào cản 5%” này đã giữ cho các đảng phái chính trị cực đoan khác không thể bước vào quốc hội liên bang. Tuy nhiên, một ngoại lệ của quy định 5% được áp dụng cho các đảng phái mà ứng cử viên của họ chiến thắng tại ít nhất 3 khu vực bầu cử.

Một bài học từ quá khứ khác là việc cho phép cử tri không chỉ bầu cho đảng phái và cương lĩnh của họ, mà còn chọn lựa cá nhân để đại diện cho lợi ích của khu vực. Từ đó, một sự kết hợp giữa đại diện theo tỷ lệ và một hệ thống đầu phiếu đa số tương đối đã được triển khai, cho phép mọi người đều được bầu 2 phiếu ở mỗi cuộc bầu cử. Hệ thống này về cơ bản đã không hề thay đổi trong 60 năm trở lại đây.

Một lần bầu cử – 2 lá phiếu

Với lá phiếu “đầu tiên” (“Erststimme”) cử tri chọn ứng cử viên mà anh ta ưng ý nhất.

Nước Đức được chia thành 299 khu vực bầu cử – mỗi khu vực tương ứng với 250,000 cư dân. Mỗi đảng có thể đưa một ứng cử viên vào một khu vực bầu cử. Và ứng viên độc lập cũng có thể tham gia, nếu họ thu thập được ít nhất 200 chữ ký từ những người ủng hộ. Ứng cử viên nhận được nhiều phiếu bầu nhất sẽ chiến thắng (đầu phiếu đa số tương đối).

Có 589 ghế ở Quốc hội liên bang Đức, và “lá phiếu đầu tiên” nhằm làm đầy một nửa số ghế này, đảm bảo mỗi quận đều có đại diện.

“Lá phiếu thứ 2” (“Zweitstimme”) là để bầu cho một đảng phái chính trị. Lần này là để xác định mặt bằng chung tổng thể của hạ viện: phần trăm số ghế mà mỗi đảng có được. Trong đại hội đảng, các đảng phái sẽ lập danh sách ứng cử viên cho mỗi bang của liên bang. Bang nào có dân số đông hơn sẽ được gửi nhiều đại biểu quốc hội tới hạ viện hơn các bang khác.

Cơ chế hoạt động của một lần bầu cử và hai lá phiếu. Nguồn: Ảnh.

Các đảng xếp hạng ứng viên của họ, và chỉ có một vài cái tên trong top được in lên lá phiếu. Vì vậy, khi cử tri chọn một đảng, anh ta không thể chắc chắn rằng cá nhân nào trong danh sách sẽ được vào hạ viện.

Quan điểm phản đối


Lấy ví dụ tên của Thủ tướng Angela Merkel, nó đã xuất hiện trong top danh sách của đảng CDU trên lá phiếu ở Mecklenburg-Western Pomerania. Đây là bang nơi có khu vực bầu cử của bà. Vì thế bà có hai cơ hội để vào hạ viện. Nếu bà có nhiều phiếu nhất tại khu vực bầu cử của mình, bà sẽ giành được một ghế chắc chắn. Nhưng nếu bà thất bại trong việc giành được sự ủng hộ của đa số cư dân ở đây, bà vẫn có thể bước vào hạ viện thông qua danh sách của đảng mình. Hình thức “lưới an toàn” này đã bị các nhà phê bình hệ thống bầu cử của Đức xem là có vấn đề.

Hiện đã có một số chỉ trích đối với hệ thống bầu cử ở Đức bởi những người muốn nhìn thấy tận mắt cá nhân các đại biểu mà tên của họ được thông qua ở cử tri đoàn của mình. Các nhà phê bình không đồng tình với trình tự thủ tục lên danh sách ứng viên của các đảng phái sau một bức màn khép kín.

Số khác thấy hệ thống này quá phức tạp. Trong lịch sử, lá phiếu đầu tiên và thứ hai thường có tỷ lệ tương ứng đồng nhất, nhưng sẽ có những lúc một đảng phái có được nhiều ghế chỉ với lá phiếu đầu tiên hơn là họ nên có nếu theo lá phiếu thứ hai với quy tắc tỷ lệ. Nếu điều đó xảy ra, đảng đó có thể giữ những vị trí bổ sung được gọi là “ghế lồi” (“Überhangmandate”).

Điều này theo hướng có lợi cho các đảng lớn như SPD và CDU, những đảng có khả năng đưa ứng cử viên về từng khu vực bầu cử. Tòa bảo hiến đã phán quyết rằng điều này đem đến cho họ những lợi thế không công bằng. Do vậy trong cuộc bầu cử 2013, các đảng khác đã được dự kiến nhận được nhiều ghế hơn để cân bằng./.

Nguồn: Dạ Lãm

Không phải chịu trách nhiệm về comment xúc phạm của độc giả nếu tòa báo đã kịp thời xóa bỏ bình luận đó.


Không phải chịu trách nhiệm về comment xúc phạm của độc giả nếu tòa báo đã kịp thời xóa bỏ bình luận đó.

“Một kỷ nguyên mới trong tự do ngôn luận mạng”, đó là bình luận của giới báo chí điện tử Hungary sau phán quyết của Tòa Nhân quyền châu Âu (Strasbourg), theo đó, tự do bình luận trên mạng (comment) là một trong những công cụ hữu hiệu nhất của sự thể hiện tự do biểu đạt, cơ quan tư pháp nên có cái nhìn và quan điểm thật thấu đáo trong các vụ kiện cáo, đừng để quyền này bị xâm phạm bởi những quyết định thiếu cân nhắc.

Bạn điều hành một tờ báo mạng, nhưng không có thời gian (và điều kiện kỹ thuật) kiểm soát nội dung mọi bình luận dưới các bài báo ở đó? Và chắc chắn, sẽ có những lúc, một số cá nhân hay tổ chức cho là bị ảnh hưởng, hoặc bị xúc phạm bởi những comment ấy, và đi kiện… tờ báo bạn? Tình huống dễ hình dung, phải không? Đó là trường hợp mà tờ index.hu, mạng tin lớn thứ nhì ở Hungary, và Hiệp hội Những nhà cung cấp nội dung (MTE) gặp phải trong một vụ việc kéo dài từ năm năm nay.

Và phán quyết đầu tháng 2 mới đây của Tòa án Nhân quyền Châu Âu (Tòa Strasbourg) được coi là một biến chuyển trong sự nhận định về quyền tự do ngôn luận trực tuyến (online), khi Tòa cho rằng nhà cung cấp nội dung không nhất thiết phải chịu trách nhiệm về những bình luận mà người sử dụng đưa ra.


Từ một vụ việc bảo vệ người tiêu dùng

Đầu năm 2010, sau nhiều phàn nàn của người tiêu dùng, truyền thông Hungary bắt đầu để ý tới một hiện tượng mà họ cho là “có vấn đề”: hai trang mạng quảng cáo bất động sản lớn tại Hung là ingatlanbazar.com và ingatlandepo.com (cùng thuộc một chủ sở hữu) gửi hàng loạt thư đòi nợ tới những người sử dụng các dịch vụ mà trước đó họ nói là miễn phí.

Ngày 25-2-2010, Hiệp hội Những nhà cung cấp nội dung – một hội chuyên ngành do các nhà cung cấp nội dung liên mạng, các tờ báo online thành lập năm 2001 nhằm đưa ra và giám sát Quy tắc Đạo đức chung cho các trang trực tuyến Hungary – đã cho đăng tải trên blog của họ một bài viết với nhan đề “Lại một cung cách kinh doanh phi đạo đức trên mạng” phê phán cách hành xử của hai trang mạng nọ.

Bài viết đó đã có hai bình luận chỉ trích các trang mạng quảng cáo, cùng chủ nhân của chúng, với những từ ngữ “rác rưởi”, “trộm cắp”… Sau đó, nhiều trang mạng, trong đó có mạng tin index.hu – trong chuyên mục có nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – đã đăng tải lại bài viết của MTE, và tại đó, đã xuất hiện nhiều comment hàm chứa những ngôn từ mang tính xúc phạm và nhục mạ.

Đây không phải là chuyện hiếm gặp trên mạng, tuy nhiên chủ nhân hai trang mạng quảng cáo đã lựa chọn một giải pháp bất ngờ: kiện index.hu và MTE lên tòa vì họ cho rằng, bài viết của MTE, việc đăng lại bài viết đó và một số bình luận của độc giả trên báo mạng là vi phạm các quyền cá nhân. Cho dù ngay sau đó, khi nhận ra tính chất xúc phạm của một số comment, index.hu và MTE đã cho hạ chúng xuống.

Cuộc đấu tư pháp giằng co

Phiên sơ thẩm diễn ra vào tháng 3-2011. Các bị đơn, MTE và index.hu đề nghị Tòa bác bỏ đơn kiện, vì theo họ, bài viết của MTE về hiện tượng mà họ coi là “phi đạo đức” không hề vượt quá những giới hạn của quyền tự do biểu đạt ý kiến, còn bình luận mang tính xúc phạm thì hoàn toàn là của các độc giả, các mạng không có điều kiện kiểm tra trước và họ đã cho hạ khi biết tới chuyện đó.

Rốt cục, Tòa sơ thẩm Hungary ra phán quyết cho rằng, bản thân bài viết của MTE và việc đăng lại nó thì không phạm luật. Tuy nhiên, Tòa nhận định rằng, một số bình luận đi kèm đã xâm phạm “danh tiếng” của nguyên đơn, và đây là trách nhiệm của các chủ trang index.hu và MTE vì, theo Tòa, phải coi các comment có tính chất như “thư bạn đọc”, tức tương đương nội dung được biên tập.

Bản án sơ thẩm không làm vừa lòng cả đôi bên. Nguyên đơn vẫn muốn Tòa phải coi bài viết của MTE là phạm luật, vì nó là nguồn cơn của những phản ứng dữ dội. Còn các bị đơn MTE và index.hu thì viện lý do các bình luận không phải là nội dung được biên tập, chúng xuất hiện mà không thông qua sự “kiểm duyệt” của chủ trang, vì không ai làm được điều đó do số lượng các comment quá lớn.

Nhận xét về phán quyết sơ thẩm, giới luật gia Hung cho rằng, nó đi ngược lại thực tế luật trước nay tại nước này, theo đó chủ trang mạng không có bổn phận kiểm duyệt những nội dung độc lập đến từ “cộng đồng”, và không phụ thuộc vào họ. Sau phiên sơ thẩm, MTE cũng đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án Hiến pháp, nhưng Tòa Bảo hiến Hungary cho rằng phán quyết nói trên là hợp hiến.

Tháng 10-2011, Tòa Phúc thẩm bảo lưu phán quyết sơ thẩm, cho rằng các bình luận mặc dù không phải là “thư bạn đọc” do tờ báo chủ trương đăng (nên không bị điều tiết bởi Đạo luật về các dịch vụ điện tử), mà là ý kiến của cá nhân, nhưng việc chúng mang tính xúc phạm người khác thì sẽ vẫn bị xử phạt bởi Bộ luật Dân sự Hungary. Không chịu thua, các bị đơn tiếp tục đưa vụ việc lên Tòa Tối cao.

Tuy nhiên, ở nấc thang cuối cùng của hệ tư pháp Hungary, MTE và index.hu vẫn tiếp tục thua kiện. Tòa Tối cao Hung cho rằng, nếu chủ dịch vụ mạng cho phép người đọc có thể đăng bình luận tại đó mà không thông qua “tiền kiểm soát”, thì họ cần phải tính đến chuyện có những comment vi phạm luật, và họ phải chịu trách nhiệm về điều đó.

Quyền tự do biểu đạt cần được bảo vệ

Quyết định tối hậu nói trên của Tòa Tối cao khiến giới báo mạng của Hungary xôn xao và bị khuấy động, một số mạng tin phải khóa chức năng bình luận để tránh bị kiện cáo lôi thôi. Nhận thấy trường hợp của mình khá điển hình trên góc độ quyền tự do ngôn luận có thể bị tổn hại bởi các phán quyết của Tòa các cấp, MTE và index.hu đệ đơn kiện Nhà nước Hungary lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu ở Strasbourg.

Công dân và tổ chức của 47 nước thành viên thuộc Ủy hội Châu Âu đều có thể kiện các chính phủ thành viên ra Tòa Nhân quyền châu Âu. Ảnh: EHRC

Trong thời gian chờ đợi, vào tháng 6 năm ngoái, Tòa Strasbourg đã mở phiên xử trong một vụ án tương tự, rất được giới truyền thông và bảo vệ nhân quyền để tâm: vụ mạng điện tử Delfi kiện Nhà nước Estonia. Tuy nhiên trong dịp đó, Tòa cũng cho rằng một mạng tin phải chịu trách nhiệm về các bình luận mang tính nhục mạ cá nhân hay bạo lực, nếu người bị xúc phạm không thể “truy trách nhiệm” thủ phạm đã comment.

Với tiền đề có vẻ bất lợi như thế, nhưng phán quyết hôm 2-2 mới đây của Tòa Strasbourg thì lại đem phần thắng cho hai nguyên đơn MTE và index.hu, khi Tòa nhận định rằng, Tòa các cấp tại Hungary đã quá cứng nhắc khi không cân nhắc hơn thiệt giữa các quyền cơ bản mang tính đối lập (ở đây là quyền cá nhân và quyền tự do biểu đạt), khiến quyền tự do ngôn luận bị hạn chế bởi các phán quyết của họ.

Lý giải về quyết định đó, Tòa Strasbourg cho rằng, Tòa các cấp Hungary quả thực đã vi phạm điều 10 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền, vốn đảm bảo người dân có quyền tự do biểu đạt của trong khuôn khổ một số hạn chế “phù hợp với luật pháp” và “cần thiết trong một xã hội dân chủ”. Tòa Strasbourg cũng nhận định, các bình luận nhắc tới ở trên quả thực phạm luật, nhưng chưa tới mức kích động bạo lực và hằn thù.

Do đó, Tòa Hungary lẽ ra cần lưu ý tới chuyện hai bị đơn đã kịp thời cho hạ các comment mang tính xúc phạm, bên cạnh đó, cần xem xét tới việc, nếu tuyên phạt các trang mạng vì những ý kiến bên ngoài mà họ không có khả năng rà soát trước, thì điều đó có ảnh hưởng thế nào tới tự do ngôn luận trên mạng nói chung. Nếu chỉ nhất nhất ưu tiên quyền cá nhân, thì đó là tư duy cứng nhắc, có hại cho nhu cầu tự do biểu đạt của người dân. 

Tờ index.hu cũng thừa nhận rằng, nếu họ không lập tức hạ comment đó xuống sau khi phát hiện ra thì phán quyết của tòa chắc chắn đã rất khác.



Nguồn: Nguyễn Hoàng Linh

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Robot luật sư cho những kháng cáo đơn giản

ROBOT LUẬT SƯ CHO NHỮNG KHÁNG CÁO ĐƠN GIẢN

Thuê một luật sư để kháng cáo một vé phạt đỗ xe không chỉ khiến bạn phải đau đầu, mà số tiền bỏ ra đôi khi còn đắt hơn tiền đóng phạt. Tùy thuộc vào mỗi vụ kiện và luật sư, mỗi bản kháng cáo – một quy trình pháp lý đề nghị duyệt xét lại việc nộp phạt – có thể tốn từ 400 tới 900 USD.

Nhưng với sự trợ giúp từ một robot được tạo ra bởi Joshua Browder, lập trình viên người Anh, 19 tuổi, bạn sẽ chẳng tốn một xu nào. Con bot này của Browder sẽ xử lý những thắc mắc về kháng cáo vé phạt đỗ xe tại UK. Kể từ khi đi vào hoạt động vào cuối năm 2015, nó đã kháng cáo thành công lượng vé phạt trị giá tới 3 triệu USD.
Robot của Browder có thể trợ giúp trả lời những thắc mắc về vé phạt đỗ xe.

Khi bạn đăng nhập, một màn hình chat hiện ra. Để biết về vụ kiện của bạn, con bot sẽ hỏi những câu hỏi như “Bạn có phải là người lái xe?” hay “Liệu biển báo đỗ xe có gây khó hiểu cho bạn?” Và rồi nó sẽ xuất ra một đơn khiếu nại, và bạn có thể mail đơn này tới tòa án. Nếu con robot này chẳng thể hiểu nổi sự tình, nó sẽ chỉ bạn cách liên lạc trực tiếp với Browder.

Trang web này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, và phiên bản hoàn thiện sẽ được phát hành trong vài tháng tới, theo lời của Browder, sinh viên năm nhất đại học Stanford.

Khi mà luật pháp được công bố công khai, các loại bot có thể tự động hóa những nhiệm vụ đơn giản mà những luật sư con người phải nhúng tay vào qua hàng thế kỉ. Sản phẩm của Browder cũng chẳng phải con bot luật sư đầu tiên. Bot của startup Acadmx cũng có thể tạo ra được những bản tóm tắt hồ sơ luật hoàn chỉnh. Còn có cả công ty Lex Machina thực hiện việc khai phá dữ liệu trên hồ sơ của các thẩm phán và đưa ra những dự đoán xem họ sẽ làm gì trong tương lai.

Không chỉ với vé phạt đỗ xe, bot của Browder còn có thể giúp giải quyết những chuyến bay bị hoãn hoặc delay và những khiếu nại thanh toán bảo hiểm bảo vệ. Mặc dù con bot chỉ có thể trợ giúp đệ trình những khiếu nại trên những vấn đề pháp lí đơn giản – nó chẳng thể tranh tụng trước mặt thẩm phán – nó cũng đã tiết kiệm được rất nhiều khoản tiền cho người dùng.

Browder lập trình robot của mình dựa trên một thuật toán hội thoại. Nó sử dụng từ khóa, đại từ và trật tự từ để hiểu rõ vấn đề của người dùng. Anh nói rằng càng nhiều người sử dụng con robot, nó sẽ càng trở nên thông minh hơn. Thuật toán của nó có thể phân tích rất nhanh lượng lớn dữ liệu trong khi tự hoàn thiện bản thân trong suốt quá trình.

Mặc dù Browder lập trình con bot dựa theo luật pháp UK, anh nói rằng nó vẫn có thể có ích tại Mỹ. Lấy ví dụ, nếu một chuyến bay từ New York tới London bị delay, người mua vé có thể dùng con robot để khiếu nại đền bù. Browder giờ đang tiến hành lập trình Luật thành phố của Mỹ lên con bot của mình, bắt đầu từ New York.

Trong tương lai, người ta sẽ chẳng cần phải thuê luật sư cho những kháng cáo pháp luật đơn giản - họ sẽ chỉ cần một con bot.

Trong khi Browder chẳng hề nghĩ rằng robot sẽ sớm thôi được tranh luận tại Tòa án tối cao Mỹ, nhưng anh tin răng, với việc trí thông minh nhân tạo phát triển, những luật sư phải làm các công việc nhàm chán sẽ ít đi.

“Tuy mới 19 tuổi, tôi đã tự lập trình toàn bộ con robot, và tôi nghĩ rằng việc nó thay thế những luật sư giải quyết án phạt đỗ xe là hoàn toàn hợp lý,” anh nói. “Tôi biết vẫn có hàng ngàn lập trình viên với hàng chục năm kinh nghiệm hơn tôi đang giải quyết những vấn đề tương tự.”

Nhưng những con bot như vậy có tương đương với việc thuê luật sư?

Tùy thuộc vào việc chúng có vượt qua ranh giới đạo đức khi đưa ra lời khuyên chủ quan, trích lời Bradley Moss, một luật sư tại DC chuyên ngành an ninh quốc gia. Nếu con bot trả lời những câu hỏi chủ quan, điều này được xem như là thực thi luật pháp, vốn chỉ được thực hiện hợp pháp bởi con người.

Moss nói:

“Có những giới hạn về pháp lí và đạo đức với những việc chúng có thể thực hiện. Những chương trình như vậy không thể, ít nhất trên quan điểm tầm thường của tôi, hiển nhiên đe dọa nghề luật. Tuy nhiên, chúng sẽ tiếp tục tinh giản quá trình xử lí những nhiệm vụ đơn giản mà được cho là con người có thể xử lí không cần tới – và bỏ ra chi phí – những trợ giúp pháp lý chính thức.”

Hầu hết những con bot trên là những công cụ có thể thu thập hồ sơ một cách nhanh chóng và phục vụ thông tin pháp lý. Bot sẽ không thể cung cấp tư vấn pháp lý một cách đầy đủ và xác thực nhất, và sẽ phải mất hàng thập kỉ để chúng có thể tinh vi như con người, trích lời Samuel Woolley, người theo dõi và nghiên cứu các con bot về chính trị.

“Robot chẳng thể thay thế con người hoàn toàn - ít nhất là không phải trong tương lai gần,” ông nói. “Chúng chẳng thể đưa ra những cái nhìn về xã hội sâu sắc và nhiều sắc thái bởi chúng thực sự không thể hiểu được những cảm xúc tinh tế và sự hài hước.”

Khi xe tự hành bắt đầu thống trị đường phố trong tương lai, chúng có thể sẽ tự động kháng cáo những đơn phạt về tốc độ. Browder cũng đã bàn bạc với những ông chủ về việc tích hợp bot của anh vào những chiếc xe của họ.

Anh cũng đang lập trình để con bot có thể xử lí những vấn đề pháp lý phức tạp hơn, bao gồm cả vấn đề tị nạn của người Syria. Rào cản ngôn ngữ cũng là một thử thách, khi mà con robot cần phải hiểu được tiếng Ả Rập nhưng phải tạo ra những tài liệu pháp lí bằng tiếng Anh. Con bot này có thể sẽ ra mắt vào mùa hè – và hoàn toàn miễn phí.

“Nếu một ngày mọi công dân đều có được tiêu chuẩn về đại diện pháp lí như mọi tỉ phú,” Browder nói, “thì đây sao có thể là điều không tốt đẹp cơ chứ?”

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Happy new year


Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

Thương mại điện tử trong TPP (chương 14)


Ngày 04/2/2016 Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)



Đại diện 12 nước tham gia đàm phán TPP. (Nguồn: EPA)


Hôm nay, ngày 4/2/2016, Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, Niu Di-lân.

Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký xác thực lời văn Hiệp định TPP và 35 thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ tài chính, dệt may, nông nghiệp, sở hữu trí tuệ… mà Việt Nam đã thống nhất với một số nước TPP.

Các thỏa thuận song phương này sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định TPP.

Xem toàn văn Hiệp định TPP bằng tiếng Việt tại địa chỉ: http://tpp.moit.gov.vn/

Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước v.v...

Bộ Công Thương đã công bố toàn văn Hiệp định TPP bằng 3 thứ tiếng gồm tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha đã được các nước ký xác thực lời văn và có giá trị pháp lý như nhau cùng các thư trao đổi song phương giữa Việt Nam với một số nước TPP.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cho hay, nhằm mục đích đáp ứng kịp thời và đầy đủ hơn nhu cầu thông tin của các cơ quan hoạch định chính sách, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, Bộ Công Thương cũng công bố bản dịch tiếng Việt do các Bộ, ngành có liên quan thực hiện.






CHƯƠNG 14 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 



Điều 14.1. Định nghĩa: 

Trong phạm vi của Chương này: Hệ thống máy chủ là các máy chủ và các thiết bị lưu trữ dùng để xử lý và lưu trữ thông tin phục vụ cho mục đích thương mại; Pháp nhân được bảo hộ 1 là: (a) một hoạt động đầu tư được bảo hộ như định nghĩa tại Chương II (Đầu tư) (b) một nhà đầu tư của một Bên như định nghĩa tại Chương II (Đầu tư), nhưng không bao gồm nhà đầu tư trong một tổ chức tài chính; hoặc (c) Nhà cung cấp dịch vụ của một Bên như định nghĩa tại Chương JJ (Thương mại dịch vụ qua biên giới), nhưng không bao gồm một tổ chức tài chính hoặc một nhà cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới của một Bên như định nghĩa tại Chương KK (Dịch vụ tài chính) Sản phẩm số là một chương trình máy tính, văn bản, video, hình ảnh, ghi âm hoặc sản phẩm khác được mã hóa bằng kỹ thuật số, sản xuất vì mục tiêu kinh doanh hay phân phối thương mại, và có thể được truyền đưa bằng điện tử; 2 3 Chứng thực điện tử là quy trình hoặc hành động xác minh danh tính của một bên đối với một giao tiếp hoặc giao dịch điện tử và đảm bảo tính toàn vẹn của một giao tiếp điện tử; Truyền đưa điện tử hoặc truyền được bằng điện tử là một hoạt động truyền tin được thực hiện bằng các phương tiện điện từ trường, kể cả bằng các phương tiện quang tử; Thông tin cá nhân là bất kỳ thông tin, bao gồm cả dữ liệu, về một thể nhân/tự nhiên nhân đã được xác định hoặc có thể xác định; Văn bản quản lý về thương mại là các mẫu được ban hành hoặc kiểm soát bởi một Bên cần phải được hoàn thiện bởi hoặc cho một nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu có liên quan đến việc xuất hay nhập khẩu hàng hóa; và Tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn là một tin nhắn điện tử được gửi vì mục đích thương mại hoặc marketing đến một địa chỉ điện tử thông qua một nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet hoặc dịch vụ viễn thông khác trong phạm vi quy định của luật và các quy định của mỗi Bên, mà không có sự đồng ý của người nhận hoặc bất chấp việc từ chối rõ ràng của người nhận. 



Điều 14. 2: Phạm vi và Các quy định chung: 

1. Các Bên ghi nhận các giá trị tăng trưởng kinh tế cũng như cơ hội mà Thương mại điện tử mang lại, cũng như tầm quan trọng của việc hình thành các khuôn khổ nhằm tăng cường lòng tin của người tiêu dùng vào thương mại điện tử và tránh những hàng rào cản trở không cần thiết đối với việc ứng dụng và sự phát triển của thương mại điện tử. 2. Chương này sẽ áp dụng đối với các biện pháp mà một Bên thông qua hoặc duy trì có tác động đối với hoạt động thương mại bằng các phương tiện điện tử. 3. Chương này sẽ không áp dụng đối với: (a) mua sắm chính phủ (b) các thông tin được nắm giữ hoặc xử lý bởi một Bên hoặc do Bên đó ủy quyền, hoặc các biện pháp liên quan đến các thông tin đó, bao gồm các biện pháp về việc thu thập thông tin. 4. Để rõ ràng hơn, các biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ được thực hiện bằng phương thức điện tử sẽ còn tùy thuộc vào các nghĩa vụ có trong các điều khoản liên quan của Chương II (Đầu tư),/ Chương JJ (Thương mại dịch vụ qua 1 Đối với Australia, pháp nhân được bảo hộ không bao gồm tổ chức báo cáo tín dụng. 2 Để rõ ràng hơn, sản phẩm số không bao gồm dạng thức số hóa của công cụ tài chính, gồm cả tiền 3 Định nghĩa của sản phẩm số không nên được hiểu là sự phản ánh quan điểm của một Bên đối với vấn đề hoạt động kinh doanh các sản phẩm số thông qua truyền dẫn điện tử nên được phân loại là thương mại dịch vụ hay thương mại hàng hóa. biên giới) và chương KK (Dịch vụ tài chính), bao gồm cả các ngoại trừ hoặc các biện pháp không thương thích quy định trong Hiệp định này được áp dụng cho các nghĩa vụ đó. 5. Để rõ ràng hơn, các nghĩa vụ nêu trong các Điều 14.4 (Không phân biệt đối xử với các sản phẩm số), Điều 14.11 (Lưu chuyển thông tin xuyên biên giới bằng phương tiện điện tử), Điều 14.13 (Đặt hệ thống máy chủ) và Điều 14.17 (Mã nguồn) sẽ: (a) Tùy thuộc vào các điều khoản liên quan, các ngoại lệ và các biện pháp không tương thích của Chương II (Đầu tư), Chương JJ (Thương mại dịch vụ qua biên giới) và Chương KK (Dịch vụ Tài chính) và (b) Được hiểu đồng thời với các điều khoản liên quan khác trong Hiệp định này. 6. Các nghĩa vụ nêu trong các Điều 14.4 (Không phân biệt đối xử với các sản phẩm số), Điều 14.11 (Lưu chuyển thông tin xuyên biên giới bằng phương tiện điện tử), Điều 14.13 (Đặt hệ thống máy chủ) sẽ không áp dụng đối với các biện pháp có yếu tố không tương thích được áp dụng và duy trì theo như các Điều II.11 (Các biện pháp không tương thích của Chương Đầu tư), Điều JJ.7 (Các biện pháp không tương thích của Chương Thương mại dịch vụ qua biên giới) hoặc Điều KK.10 (Các biện pháp không tương thích của Chương Dịch vụ tài chính). 



Điều 14.3: Thuế hải quan: 

1. Không Bên nào được áp các loại thuế hải quan đối với các giao dịch điện tử, bao gồm cả nội dung được truyền đưa bằng phương thức điện tử, giữa một pháp nhân của một Bên với một pháp nhân của một Bên khác. 2. Để rõ ràng hơn, khoản 1 sẽ không ngăn cản một Bên áp các thuế nội địa, lệ phí hoặc các khoản thu khác đối với nội dung được truyền đưa bằng phương thức điện tử, miễn là các loại thuế, lệ phí hoặc khoản thu đó được quy định một cách phù hợp với Hiệp định này. 



Điều 14.4: Không phân biệt đối xử các sản phẩm số: 

1. Không Bên nào được đối xử kém thuận lợi hơn đối với sản phẩm số được tạo ra, sản xuất, xuất bản, ký hợp đồng, đặt hàng hoặc xuất hiện trên cở sở các nguyên tắc thương mại tại lãnh thổ của một Bên khác, hoặc đối với sản phẩm số mà tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất, nhà phát triển hoặc chủ sở hữu là pháp nhân của một Bên khác, so với các sản phẩm số tương tự khác. 4 2. Khoản 1 sẽ áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn với các quyền và nghĩa vụ trong Chương QQ. 3. Các Bên hiểu rằng Điều này sẽ không áp dụng cho các khoản trợ cấp hay tài trợ bởi một Bên bao gồm cả những khoản vay, bảo lãnh và bảo hiểm do Chính phủ hỗ trợ. 4. Điều này sẽ không áp dụng đối với phát thanh truyền hình. 



Điều 14.5: Khung quy định trong nước về giao dịch điện tử 

1. Các Bên sẽ phải duy trì một khung pháp lý điều chỉnh các giao dịch điện tử phù hợp với các nguyên tắc của Luật mẫu UNCITRAL về Thương mại điện tử 1996 hoặc Công ước Liên hợp quốc về sử dụng các liên lạc điện tử trong các hợp đồng quốc tế đã được thông qua tại New York vào 23/11/2005. 2. Mỗi Bên sẽ phải nỗ lực: (a) tránh tạo ra bất kỳ gánh nặng về quy định không cần thiết đối với các giao dịch điện tử; và (b) tạo thuận lợi cho việc góp ý kiến của các pháp nhân có liên quan đối với việc xây dựng khung pháp lý về giao dịch điện tử. 



Điều 14.6: Chứng thực điện tử và chữ ký điện tử 

1. Ngoại trừ những trường hợp có quy định khác trong luật, một Bên sẽ không được phủ nhận giá trị pháp lý của một chữ ký chỉ ví lý do chữ ký đó là ở dạng điện tử. 4 Để rõ ràng hơn, nếu như một sản phẩm số của một Bên không phải thành viên Hiệp định là một “sản phẩm số tương tự”, thì nó sẽ được coi là “sản phẩm số tương tự khác” như theo khoản 14.4.1 đã nêu. 2. Không bên nào được áp dụng hoặc duy trì các biện pháp đối với chứng thực điện tử mà sẽ: (a) ngăn cấm các Bên tham gia vào một giao dịch điện tử được cùng nhau quyết định các phương pháp chứng thực phù hợp với giao dịch đó; hoặc (b) ngăn cấm các Bên tham gia vào một giao dịch điện tử có cơ hội được chứng minh trước các cơ quan hành chính hoặc tư pháp rằng giao dịch của họ tuân thủ mọi yêu cầu pháp lý về chứng thực. 3. Không phụ thuộc vào các quy định tại khoản 2, một Bên có thể quy định đối với một hạng mục giao dịch cụ thể, phương pháp chứng thực phải đáp ứng những tiêu chuẩn về hiệu suất nhất định hoặc phải được công nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. 4. Các Bên sẽ khuyến khích việc sử dụng chứng thực điện tử tương thích. 



Điều 14.7: Bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến 

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc áp dụng và duy trì các biện pháp minh bạch và hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hành vi gian lận và lừa đảo thương mại như được đề cập ở Điều PP.7.2 (Bảo vệ người tiêu dùng) khi họ tham gia vào thương mại điện tử. 2. Mỗi Bên sẽ áp dụng hoặc duy trì các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng để ngăn cấm các hành vi gian lận và lừa đảo thương mại gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại cho người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động thương mại trực tuyến. 3. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia hoặc các cơ quan liên quan khác đối với các hoạt động thương mại điện tử qua biên giới nhằm nâng cao lợi ích cho người tiêu dùng. Để thực hiện điều này, các Bên khẳng định nội dung hợp tác trong Điều PP.7.5 và Điều PP.7.6 (Bảo vệ người tiêu dùng) bao gồm cả hợp tác đối với các hoạt động thương mại trực tuyến. 



Điều 14.8: Bảo vệ thông tin cá nhân5 

1. Các Bên thừa nhận các lợi ích về kinh tế và xã hội của việc bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng thương mại điện tử và đóng góp của điều này vào việc nâng cao sự tín nhiệm của người tiều dùng đối với thương mại điện tử. 2. Để thực hiện điều này, các Bên sẽ áp dụng hoặc duy trì khung pháp lý quy định việc bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng thương mại điện tử. Trong quá trình xây dựng khung pháp lý về bảo vệ thông tin cá nhân, mỗi Bên nên tham khảo các nguyên tắc và hướng dẫn của các tổ chức quốc tế liên quan6 . 3. Mỗi Bên sẽ nỗ lực, trong phạm vi thẩm quyền của mình, sẽ áp dụng các thông lệ về không phân biệt đối xử đối với việc bảo vệ người dùng thương mại điện tử khỏi các hành vi xâm phạm thông tin cá nhân. 4. Mỗi Bên nên công bố các thông tin về các biện pháp bảo vệ thông tin tin cá nhân đối với người dùng thương mại điện tử, bao gồm các cách thức để: (a) các cá nhân có thể tìm các biện pháp khắc phục; và (b) các doanh nghiệp có thể tuân thủ các yêu cầu pháp lý; 5. Trên cơ sở thừa nhận rằng các Bên có thể đưa ra các biện pháp pháp lý khác nhau để bảo vệ thông tin các nhân, mỗi Bên sẽ khuyến khích việc xây dựng các cơ chế để thúc đẩy và tăng cường khả năng tương thích giữa các biện pháp đó. Các cơ chế này có thể bao gồm việc công nhận các kết quả đầu ra của quản lý, có thể là theo hình thức độc lập hoặc thông quả thỏa thuận lẫn nhau, hoặc qua các khuôn khổ quốc tế rộng hơn. Để thực hiện điều này, các Bên sẽ nỗ lực trong phạm vi thẩm quyền của mình để trao đổi thông tin về các cơ chế như vậy và tìm cách mở rộng các cơ chế đó hoặc các hình thức thỏa thuận thích hợp khác để tăng cường khả năng tương thích giữa các cơ chế đó. 5 Brunei và Việt Nam không bắt buộc phải áp dụng Điều này trước ngày mà các nước này bắt đầu thực thi khung pháp lý quy định việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng thương mại điện tử 6 Để rõ ràng hơn, một Bên có thể tuân thủ theo nghĩa vụ của khoản này bằng cách áp dụng hoặc duy trì các biện pháp ví dụ như bảo mật toàn diện, các luật về bảo vệ thông tin hoặc dữ liệu cá nhân, các luật chuyên ngành về bảo mật, hoặc các luật quy định việc thực thi các cam kết tự nguyện của doanh nghiệp liên quan đến bảo mật. 



Điều 14.9: Thương mại không qua giấy tờ 

Mỗi Bên sẽ nỗ lực để: (a) công bố rộng tãi các văn bản quản lý về thương mại ở dạng điện tử; và (b) chấp nhận các văn bản quản lý về thương mại được nộp bằng phương thức điện tử với giá trị pháp lý tương đương với các văn bản bằng giấy. 



Điều 14.10: Các nguyên tắc về truy cập và sử dụng Internet cho Thương mại điện tử 

Tùy thuộc vào các chính sách, luật pháp và quy định được áp dụng, các Bên ghi nhận lợi ích của người tiêu dùng từ việc có các quyền như sau trên lãnh thổ của mình: (a) truy cập và sử dụng các dịch vụ và ứng dụng trên Internet theo chọn lựa của người tiêu dùng, trên cơ sở việc mạng lưới được quản trị một cách hợp lý7 ; (b) kết nối các thiết bị của người dùng cuối với Internet theo chọn lựa của người tiêu dùng, miễn là các thiết bị đó không gây tổn hại cho mạng lưới; và (b) truy cập các thông tin về các biện pháp quản trị mạng lưới từ nhà cung cấp kết nối Internet của người tiêu dùng. 



Điều 14.11: Lưu chuyển thông tin xuyên biên giới bằng phương tiện điện tử 

1. Các Bên thừa nhận rằng mỗi Bên có thể có nhưng yêu cầu quản lý riêng đối với việc lưu chuyển thông tin bằng các phương tiện điện tử. 2. Mỗi Bên sẽ cho phép việc lưu chuyển thông tin xuyên biên giới bằng các phương tiện điện tử, bao gồm cả thông tin cá nhân, nếu việc lưu chuyển này phục vụ cho hoạt động kinh doanh của một pháp nhân được bảo hộ; 3. Không có gì trong Điều này ngăn cản một Bên áp dụng hoặc duy trì các biện pháp không phù hợp với khoản 2 để thực hiện mục tiêu chính sách công cộng chính đáng, miễn là biện pháp đó: (a) không được áp dụng để nhằm mục đích tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô lý, hoặc cản trở thương mại một cách trá hình. (b) không áp đặt các hạn chế hơn mức cần thiết đối với các hoạt động lưu chuyển thông tin để thực hiện mục tiêu chính sách công cộng chính đáng. 



Điều 14.12: Chia sẻ cước kết nối Internet 

Các Bên ghi nhận rằng một nhà cung cấp có nhu cầu kết nối Internet quốc tế nên được phép đàm phán với các nhà cung cấp của một Bên khác trên cơ sở thương mại. Các hoạt động đàm phán này có thể bao gồm đàm phán về bồi thường cho việc thiếp lập kết nối, vận hành và bảo trì các thiết bị của các nhà cung cấp. 



Điều 14.13: Đặt hệ thống máy chủ 

1. Các Bên thừa nhận rằng mỗi Bên có thể có nhưng yêu cầu quản lý riêng đối với việc sử dụng các thiết bị máy tính, bao gồm cả các yêu cầu để đảm bảo an ninh và bảo mật thông tin liên lạc. Không bên nào được yêu cầu một pháp nhân được bảo hộ phải sử dụng hoặc đặt hệ thống máy chủ trên lãnh thổ của Bên đó như là một điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh tại lãnh thổ đó. 2. Không có gì trong Điều này ngăn cản một Bên áp dụng hoặc duy trì các biện pháp không phù hợp với khoản 1 để thực hiện mục tiêu chính sách công cộng chính đáng, miễn là biện pháp đó: a) không được áp dụng để nhằm mục đích tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô lý, hoặc cản trở thương mại một cách trá hình. 7 Các Bên thừa nhận rằng nếu một nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet cung cấp đến các thuê bao của mình một số nội dung nhất định trên cơ sở độc quyền thì sẽ được coi là không làm trái với nguyên tắc này. (b) không áp đặt các hạn chế hơn mức cần thiết đối với việc sử dụng và đặt hệ thống máy chủ để thực hiện mục tiêu chính sách công cộng chính đáng. 



Điều 14.14: Tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn 

8 1. Mỗi Bên sẽ áp dụng hoặc duy trì các biện pháp liên quan đến tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn mà: (a) yêu cầu các nhà cung cấp các tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn phải tạo điều kiện cho người nhận có khả năng ngăn việc tiếp tục phải nhận những tin nhắn đó. (b) yêu cầu phải có sự chấp thuận của người nhận, được quy định cụ thể trong luật pháp và các quy định của mỗi Bên, để nhận các tin nhắn điện tử thương mại; hoặc (c) nếu không thì phải quy định việc giảm thiểu tối đa các tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn. 2. Các Bên sẽ quy định việc đòi bồi thường đối với các nhà cung cấp tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn không tuân thủ theo các biện pháp được áp dụng hoặc duy trì như ở khoản 1. 3. Các Bên sẽ nỗ lực hợp tác trong các vụ việc thích hợp có liên quan đến quy định về tinh nhắn điện tử thương mại không mong muốn mà cả 2 Bên đều có chung mối quan tâm. 



Điều 14.15: Hợp tác Ghi nhận tính chất toàn cầu của thương mại điện tử, 

các Bên sẽ nỗ lực để: (a) cùng nhau hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua các trở ngại trong việc ứng dụng thương mại điện tử; (b) trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệp về quy định, chính sách, việc thực thi và tuân thủ liên quan đến thương mại điện tử, bao gồm: (i) bảo vệ thông tin cá nhân; (ii) bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến bao gồm cả những biện pháp khôi phục và nâng cao sự tín nhiệm của người tiêu dùng; (iii) tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn (iv) vấn đề an ninh trong các liên lạc điện tử; (v) chứng thực; và (vi) chính phủ điện tử (c) trao đổi thông tin và chia sẻ quan điểm về việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến của người tiêu dùng giữa các Bên; (d) tích cực tham gia vào các diễn đàn khu vực và đa phương để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử; và (e) khuyến khích khối tư nhân phát triển các biện pháp về quy định nội bộ nhằm thúc đẩy thương mại điện tử, bao gồm các quy tắc ứng xử, hợp đồng mẫu, hướng dẫn và cơ chế thực thi. 



Điều 14.16: Hợp tác trong các vấn đề an ninh mạng: 

Các Bên ghi nhận tầm quan trọng của việc: (a) nâng cao năng lực của các cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm về đối phó với sự cố an toàn máy tính; và (b) thông qua các cơ chế hợp tác hiện có để phối hợp xác định và giảm thiểu các hành vi xâm nhập nguy hiểm hoặc phổ biến mã độc hại gây ảnh hưởng đến mạng lưới điện tử của các Bên. 8 Brunei Darussalam không bắt buộc phải áp dụng Điều này trước ngày nước này bắt đầu thực thi khung pháp lý về tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn. 



Điều 14.17. Mã nguồn: 

1. Không Bên nào được yều cầu việc chuyển giao hoặc truy cập đến mã nguồn của phần mềm được sở hữu bởi một pháp nhân của một Bên khác như là một điều kiện để phần mềm hoặc các sản phẩm sử dụng phần mềm đó được nhập khẩu, phân phối, bán hoặc sử dụng trong lãnh thổ của Bên đó. 2. Trong phạm vi của Điều này, phần mềm được nói đến khoản 1 sẽ chỉ giới hạn trong các phần mềm hoặc các sản phẩm dùng các phần mềm đó trên thị trường đại chúng, và không bao gồm các phần mềm được sử dụng cho hạ tầng trọng yếu. 3. Không có gì trong Điều này sẽ ngăn cản: (a) việc cam kết hoặc thực thi các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc cung cấp mã nguồn trong các hợp đồng được đàm phán trên cơ sở thương mại; hoặc (b) một Bên yêu cầu sửa đổi mã nguồn của phần mềm cần thiết để phần mềm đó tuân thủ với các luật và quy định không phù hợp với Hiệp định này. 4. Điều này sẽ không được hiểu là có tác động đến các yêu cầu liên quan đến các đăng ký sáng chế hoặc các bằng sáng chế đã được cấp, bao gồm cả các lệnh do cơ quan tư pháp ban hành liên quan đến tranh chấp sáng chế, trên cơ sở phụ thuộc vào quy định pháp luật và thông lệ của một Bên về các biện pháp chống lại hành vi tiết lộ trái phép. Điều 14.18: Giải quyết tranh chấp 1. Đối với các biện pháp hiện hành, Malaysia sẽ không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo như Chương BBB (Giải quyết tranh chấp) đối với các nghĩa vụ của Điều 14.4 (Không phân biệt đối xử với các sản phẩm số) và Điều 14.11 (Lưu chuyển thông tin xuyên biên giới bằng phương tiện điện tử) trong khoảng thời gian 3 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Malaysia. 2. Đối với các biện pháp hiện hành, Việt Nam sẽ không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo như Chương BBB (Giải quyết tranh chấp) đối với các nghĩa vụ của Điều 14.4 (Không phân biệt đối xử với các sản phẩm số), Điều 14.11 (Lưu chuyển thông tin xuyên biên giới bằng phương tiện điện tử) và Điề