Công ty Luật Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 334 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: 0911666884- 0924.488.884.

Công ty Đấu giá Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 07 Khúc Hạo, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng

Kim Trọng Hùng Group Kính chào Các bạn

Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng. Website:luatkimtronghung.com.

Luật sư Vũ Trọng Kim-CT Hội cựu TNXP

Ủy viên trung ương ĐCS khóa VIII, IX, X, XI. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XIII, XIV.

Luật sư Nguyễn Cao Hùng-Giảng viên thỉnh giảng Luật Đầu tư

Tác giả sách: 200 câu hỏi đáp về Khiếu nại, tố cáo. Đồng tác giả sách: Bình luận KH BLTTHS 2015-XNB CAND

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Luật sư Francis Henry Loseby (1883-1967)

Luật sư Francis Henry Loseby (1883-1967), ân nhân đã cứu Bác Hồ khỏi nhà tù của thực dân Anh trong vụ án xâm phạm an ninh quốc gia ở An Nam -“Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” (1931-1933 , xem thêm bài 80 Năm Trước Thực Dân Xét Xử Ra Sao? tại link http://sachhiem.net/LICHSU/T/TinChungta.php), sinh trưởng ở nước Anh, làm luật sư trong quân đội hoàng gia trong Thế chiến I, năm 1926 sang Hồng Kông, lúc đó là thuộc địa của Anh trên lãnh thổ Trung Quốc và mở văn phòng luật sư. Trước vụ án “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông", ông đã từng cãi giúp một người Việt Nam thoát khỏi bản án trao cho thực dân Pháp.
Khi gặp Bác Hồ ở trong tù, Luật sư Loseby nói: "Tôi nhận giúp vì danh dự chứ không phải vì tiền". Luật sư nói: "Tôi sẽ ra sức cứu giúp, mong người tù hãy tin tưởng và hãy nói, cung cấp cho luật sư những điều gì có thể giúp trong việc bênh vực…và rằng ông biết mỗi người cách mạng đều có bí mật riêng của họ, nên đã không muốn hỏi thêm nhiều nữa…"
Thời kỳ phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc, ông đã từng tham gia đội quân tình nguyện bảo vệ Hồng Kông vì thế bị Nhật bắt giam từ 1/1942 đến 8/1945. Ông sống ở Hồng Kông cho đến lúc qua đời năm 1967. 

Hình ảnh có liên quan
Năm 1960, sau khi đã cho người tìm được gia đình luật sư Loseby ở Hồng Kông, Bác viết thư mời sang thăm Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán. Ngày 26/1/1960, ông bà Loseby cùng con gái đến Hà Nội, Bác Hồ ra tận sân bay đón và đưa về nhà khách. Những ngày tiếp theo Bác dẫn gia đình ân nhân của mình đi thăm nhiều nơi và ngày 3/2 tiễn trở về Hồng Kông. 


Trong buổi đến thăm và gặp gỡ cán bộ công nhân Nhân Nhà máy Cơ khí Trung quy mô ở Hà Nội, ngày 2/2/1960, Bác Hồ mào đầu: “Bác xin giới thiệu với các cô chú, đây là luật sư Loseby, ân nhân của Bác. Nếu không có luật sư thì chưa biết Bác sống chết ra sao?...”. Còn vị luật sư người Anh thì bày tỏ: “Các bạn rất may mắn có một vị lãnh tụ rất vĩ đại và tốt là Hồ Chủ tịch... Khi gặp Hồ Chủ tịch chúng tôi rất cảm động nhưng chúng tôi không lạ vì chúng tôi thường được xem ảnh luôn và chúng tôi xem Bác như người nhà của chúng tôi. Hồ Chủ tịch là một người bất cứ ở đâu và trong hoàn cảnh nào cũng làm cho mọi người mến phục. Không phải bây giờ, ở đây như vậy mà trước kia khi ở Hương Cảng, trong hoàn cảnh khó khăn cũng vậy. Hồ Chủ tịch có cái biệt tài là làm cho mọi người đều cười được từ các em thiếu nhi hôm chúc Tết ở Chủ tịch phủ, đến các em nhi đồng ở Trại nhi đồng miền Nam và đến cả các anh em công nhân Nhà máy Trung quy mô cũng vậy. Hồ Chủ tịch có thể làm cho mọi thứ đều cười... Đến Việt Nam, tôi thấy một điều làm cho tôi thấy đặc biệt là mọi người đều vui vẻ, ai cũng có nụ cười trên môi... Nhiều điều tôi mới được thấy lần đầu và vượt quá ý nghĩ của chúng tôi... Tôi có thể kết luận rằng đó là kết quả của cả cuộc đời hy sinh của Hồ Chủ tịch cho nhân dân Việt Nam”. 


Sau chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi trở về đã viết thư cảm ơn Bác, trong lá thư có đoạn: “Ngài nói rằng tôi đã “cứu sống Ngài”, điều đó có thể đúng, nếu vậy thì đó chính là việc làm tốt nhất mà tôi đã từng làm, và mãi mãi là một việc làm sáng suốt...”.