Công ty Luật Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 334 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: 0911666884- 0924.488.884.

Công ty Đấu giá Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 07 Khúc Hạo, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng

Kim Trọng Hùng Group Kính chào Các bạn

Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng. Website:luatkimtronghung.com.

Luật sư Vũ Trọng Kim-CT Hội cựu TNXP

Ủy viên trung ương ĐCS khóa VIII, IX, X, XI. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XIII, XIV.

Luật sư Nguyễn Cao Hùng-Giảng viên thỉnh giảng Luật Đầu tư

Tác giả sách: 200 câu hỏi đáp về Khiếu nại, tố cáo. Đồng tác giả sách: Bình luận KH BLTTHS 2015-XNB CAND

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Hiến pháp 2013 về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam


Hiến pháp 2013 về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam


(LLCT) - Khi bàn về nhà nước pháp quyền, trong giới nghiên cứu khoa học chính trị vẫn còn những quan điểm khác nhau: Loại quan điểm thứ nhất cho rằng, Nhà nước pháp quyền là một loại hình nhà nước (một kiểu nhà nước)(1) -với quan điểm này, có thể hiểu, trên thế giới chỉ có một loại hình nhà nước pháp quyền; loại quan điểm thứ hai cho rằng, Nhà nước pháp quyền là giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ.Từ đó, khẳng định không chỉ có nhà nước pháp quyền tư sảnmà có cả nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (2).


Nhìn chung các khảo cứu về nhà nước pháp quyền đều thống nhất khẳng định các tiêu chí hay đặc điểm cơ bản như sau: 1) Luật pháp giữ vị trí tối cao đối với nhà nước và xã hội; 2) Nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước; 3) Nhà nước đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân; 4) Có sự phân quyền rõ ràng giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; 4) Nhà nước có khả năng cao nhất trong việc chống lại xu hướng độc quyền về quyền lực và xu hướng quan liêu hóa bộ máy quyền lực(3)…

Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất của các quốc gia, quy định về chế độ chính trị - xã hội, chế độ nhà nước và các nguyên tắc cơ bản về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; quy định địa vị pháp lý của con người, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... So sánh với các bản Hiến pháp trước đây trên cơ sở những nhận thức chung như vậy, có thể thấy những điểm mới của Hiến pháp 2013 về Nhà nước pháp quyền ở Việt Namnhư sau:

1) Về bản chất Nhà nước Việt Nam, Hiến pháp năm 2013, quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân (Khoản 1, Điều 2)(4).

Nhìn lại lịch sử Hiến pháp Việt Nam kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cho thấy tiến trình vận động về thể chế nhà nước Việt Nam như sau: Hiến pháp năm 1946, quy định: Nước Việt Nam là “nước dân chủ cộng hòa”; Hiến pháp năm 1959, quy định, là “nước dân chủ nhân dân”; Hiến pháp năm 1980 quy định là “Nhà nước chuyên chính vô sản”; Hiến pháp năm 1992 quy định là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”(Điều 2). Năm 2001, Điều 2 của Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung bằng quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”(5).

Như vậy, về mặt pháp lý,Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam chính thức được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Đã sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội).Và quy định này được nhắc lại trong Hiến pháp năm 2013.

Bàn về phát triển tư duy nhà nước pháp quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, có ý kiến cho rằng phải đến Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994), Đảng mới dùng khái niệm Nhà nước pháp quyền (NNPQ), vì “băn khoăn chủ yếu là coi nhà nước pháp quyền là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản nên ngại tiếp thu, kế thừa”(6. Nhưng thực tế cho thấy, một tháng sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng kết thúc, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền đã được Tổng Bí thư Đỗ Mười chính thức đề cập trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (ngày 27-7-1991), như sau: “Quốc hội cần hướng vào việc thực hiện hai yêu cầu cơ bản: Một là,xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà nước có năng lực định ra một hệ thống luật pháp đồng bộ đáp ứng được yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội và quản lý mọi mặt xã hội văn minh, tiến bộ... Hai là,bảo đảm quyền lực và hiệu lực trên thực tế của Quốc hội, do Hiến pháp quy định”(7). Hơn hai năm sau, Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (1-1994) nêu chủ trương “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật”(8).

Từ đó, cho thấy: Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã được Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là Đảng chính trị cầm quyền, chính thức đặt ra và chỉ đạo triển khai vào nửa cuối năm 1991.Sau đó được tiếp tục quán triệt thực hiện qua các kỳ đại hội Đảng và hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(Bổ sung, phát triển năm 2011), đã xác định xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dânlà một trong tám phương hướng cơ bản nhằm xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa(9).

2) Về chủ thể của quyền lực nhà nước, Hiến pháp năm 2013, quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Khoản 2, Điều 2)(10[1]). Quy định này đã phản ánh địa vị chính trị - pháp lý của nhân dân Việt Nam là chủ thể của quyền lực trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước; các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Những quy định nêu trên tạo cơ sở hiến định cho việc tiếp tục thể chế hóa các luật có liên quan về quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

Các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992, với những cách diễn đạt khác nhau, đều quy định quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân(*). Nhưng phải đến Hiến pháp năm 2013 mới quy định cụ thể cơ chế để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình; đó là, dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; là các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải chịu sự giám sát của nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân...

3) Về vấn đề phân quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, Khoản 3, Điều 2 Hiến pháp năm 2013, quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”(11).

Trước đó, Hiến pháp năm 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001), đã có quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”(12). Đến Hiến pháp năm 2013, được bổ sung thêm hai từ “kiểm soát”, với ý nghĩa là kiểm soát quyền lực.Đây là lần đầu tiên “kiểm soát quyền lực” được coi là nguyên tắc hiến định, là cơ chế để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tránh việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực.

Hiến pháp năm 2013 quy định rõ thẩm quyền của các nhánh quyền lực trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, như: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội; Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp(13).

Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân công (phân quyền) khá rõ ràng giữa các nhánh quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam “là cơ sở quan trọng để các cơ quan phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn. Đồng thời, một cơ chế kiểm soát quyền lực đã được xác định, trong đó quyền của nhân dân với tư cách là chủ nhân của tất cả quyền lực Nhà nước được đề cao, các hình thức dân chủ được mở rộng. Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được khẳng định”(14).

4)Về vị trí của pháp luật đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ (Khoản 1, Điều 8); các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam - với tư cách là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Khoản 3, Điều 4); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Khoản 3, Điều 9)(15).

Trước đó, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 cũng đã có quy định: Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật(16). Tuy nhiên, so với Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, cho thấy những quy định trong Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện mạnh mẽ hơn sự đề cao vị trí của Hiến pháp và pháp luật. Tính pháp chế trở thành một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước Việt Nam, thể hiện bước phát triển tư duy chính trị - pháp lý về nhà nước pháp quyền của Hiến pháp năm 2013.

Trong quan hệ với cộng đồng thế giới, Hiến pháp năm 2013 quy định:Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuân thủ Hiến chương Liên Hợp quốc và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới (Điều 12)(17). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hiến pháp Việt Nam kể từ năm 1945, vấn đề tuân thủ Hiến chương Liên Hợp quốc và điều ước quốc tếđược quy định trong Hiến pháp Việt Nam(18).

5) Về vấn đề quyền con người, quyền công dân,Hiến pháp năm 2013 quy định: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (Khoản 1, Điều 14); mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Khoản 1, 2, Điều 16)(19).

So với các Hiến pháp trước đó, Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, như: khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người; làm rõ nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa và trách nhiệm của Nhà nước, xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người; thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. 

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hàm chứa những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền nói chung. Nhưng bên cạnh đó, mô hình này cũng có những điểm đặc thù như: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước([1]20); và một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng Hiến pháp là thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng(21[1]). Từ đó đặt ra vấn đề là phải xác định một cách khoa học mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hiệu quả lãnh đạo của Đảng như thế nào để bảo đảm hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Điều này đòi hỏi phải đổi mới hơn nữa phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội.

_________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2015

(1) Xem thêm: Nguyễn Khắc Viện (Chủ biên): Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1994, tr.207-208.

(2) Xem thêm: GS,Viện sĩ Nguyễn Duy Quý: “Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Triết học,số 11 (198), 2007.

(3) Ngoài ra có ý kiến cho rằng, Nhà nước pháp quyền có những đặc tính như: 1) Tính tối cao của Hiến pháp; 2) Nhà nước pháp quyền có mục tiêu đảm bảo quyền tự do và bình đẳng của con người, đối lập với nhà nước bạo lực, nhà nước độc tài; 3) Nhà nước pháp quyền là nhà nước chống lạm quyền, nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền. Xem thêm: PGS,TS Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên): Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền,Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007, tr.63-67. 

(4), (10), (11), (13), (15), (17), (21) Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr.8, 8, 9, 32 và 49 và 54-55, 10-11-12, 13, 8.

(5), (12), (16) Trích từ: Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và các Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992),Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.199, 199, 72-73 và 128-129.

(6) Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Triết học: Nhà nước pháp quyền một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.536.

(7) ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Lưu hành nội bộ, 1-1994, tr.56.

(8) ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.51, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.340.

(9) ĐCSVN: Văn kiện Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.72.

(*) Hiến pháp năm 1946 quy định: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia; Hiến pháp năm 1959, quy định: Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân; Hiến pháp năm 1980, quy định: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân (Điều 6); Hiến pháp năm 1992, quy định:Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức (Điều 2), Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và các Hiến pháp Việt Nam (1946,1959,1980,1992), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.12, tr.15, tr.31, tr.70, tr.125.

(14) Hoàng Thế Liên: Những điểm mới của Hiến pháp (sửa đổi) về Chính phủ, truy cập ngày 25-03-2014, http://www.nhandan.com.vn.

(18) Từ Hiến pháp năm 1980 mới có quy định về quan hệ của nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế, nhưng không đề cập vấn đề tuân thủ Hiến chương Liên Hợp quốc và điều ước quốc tế.

(19) Trong Hiến pháp năm 2013 các quyền con người, quyền công dân được quy định một cách cụ thể: Mọi người có quyền sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật (Điều 19); mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (Điều 21); công dân có quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22); mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào (Điều 24); công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25); công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt (Điều 26); công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28); mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp (Điều 32); quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35); quyền kết hôn và ly hôn (Điều 36); quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41), quyền xác định dân tộc (Điều 42), quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43)... Trích trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr.14,15, 16-23.

(20) Điều 4 của Hiến pháp năm 2013, quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr.9.


PGS, TS Đinh Xuân Lý
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Đại học quốc gia Hà Nội

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Làm sao để duy trì mối quan hệ yêu xa


Làm sao để duy trì mối quan hệ yêu xa

Không có gì là không thể, "một chút nỗ lực thực sự sẽ đưa bạn đi một chặng đường dài" và những lời khuyên sẽ giúp mối tình lãng mạn của bạn đâm hoa kết trái, bất kể khoảng cách giữa hai bạn là hàng dặm xa xôi. Tình yêu (trong trường hợp này không phải một địa danh) có thể là một trong nhiều tác dụng phụ tuyệt vời của việc đi du lịch và du học nước ngoài. Nhưng sau khi trở về, để khoảng cách địa lý không trở thành khoảng cách về tình cảm có thể là một thách thức. Chắc chắn, bạn không phải trao chuốt bản thân, nhưng sẽ cần phải có quyết tâm và nỗ lực để biến mối quan hệ xa cách thành một câu chuyện tình yêu vĩnh cửu. 
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng, bầu trời, cây, ngoài trời, thiên nhiên và nước

1. Thường xuyên nói chuyện (face to face)
"Trăm nghe không bằng một thấy", hãy sử dụng công nghệ Viber, Factime để trực tiếp nói chuyện với nhau trong khoảng thời gian thích hợp như vào ngày cuối tuần chẳng hạn. 

2. Đa dạng kênh giao tiếp để giữ liên lạc
Việc đa dạng kênh giao tiếp cũng là điều quan trọng để tránh nhàm chán và luôn giữ liên lạc với nhau. Hãy chắc chắn rằng công cụ giao tiếp (Email, chat, tin nhắn, hộp thư thoại, facebook,..) chính của các bạn dễ dàng truy cập đối với cả hai, và đừng quên rằng nhiều kênh giao tiếp khác nhau sẽ khiến cho việc trò chuyện trở nên thú vị hơn rất nhiều.

3. Luôn giữ các vật kỷ niệm (quà tặng) của bạn tình
Rất hữu ích nếu mặc áo quần hay đeo vật được tặng khi nói chuyện Video. Những vật kỷ niệm có thể hơi sến, nhưng chúng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả. 

4. Gặp gỡ mọi người và thăm thú các địa danh
Hãy tìm hiểu về nhau nhiều, bạn sẽ càng có xu hướng nhắc đến những nơi hay những người mà người kia không biết. Bất cứ khi nào có cơ hội, hãy giới thiệu lẫn nhau – với một bức ảnh hay một lời giới thiệu thực tế về cuộc sống – về những địa danh quen thuộc nhất và những người mà bạn thường tụ tập và nhắc đến thường xuyên nhất. Bằng cách này, các cuộc đối thoại mỗi ngày sẽ trở nên ý nghĩa hơn, và bạn sẽ có cảm giác là một phần trong cuộc sống của nhau, bất chấp khoảng cách địa lý.

5. Hãy sáng tạo
Thu âm một tin nhắn thoại trong đêm, viết thư, gửi một tấm bưu thiếp hoặc gửi cùng một hộp quà tình cảm hay một đĩa nhạc do bạn tổng hợp. Sử dụng trí tưởng tượng của bạn và tìm những cách thức mới và gây bất ngờ để người khác biết rằng bạn đang nghĩ về họ. Điều này không có nghĩa là bạn phải quét sạch tài khoản ngân hàng của mình: Thay vì thuê một chiếc máy bay để viết một bài thơ trên bầu trời, tại sao không giấu những mẩu giấy với những ghi chú dễ thương trong thời gian chuyến thăm tiếp theo của bạn?

6. Làm nhiều việc cùng nhau
Những quãng thời gian tuyệt vọng thì cần những cách thức sáng tạo để dành thời gian cho nhau. Ngay cả khi nếu hai bạn không ở cùng một vị trí trong cùng một thời điểm, bạn vẫn có thể làm nhiều việc cùng nhau: Cảm ơn, tính năng gọi video. Ngày nay, bạn không thực sự có bất kỳ lời bào chữa nào về việc không chia sẻ thời gian vào mạng và nấu nướng, ăn uống, mua sắm, hay cùng đi dạo với nhau qua chat video. Đừng quên rằng bạn cũng có thể cùng xem một bộ phim trong khi đang đi dạo hoặc trò chuyện với nhau.

7. Đừng né tránh những cuộc tranh luận
Nếu các bạn chỉ được gặp nhau sau mỗi vài tuần hoặc vài tháng, và thậm chí có thể nói ngôn ngữ khác nhau, thật dễ dàng để bỏ qua các vấn đề hay những mối bận tâm. Không ai muốn dành thời gian để cãi vã khi mà họ chỉ có 48 giờ đồng hồ ở bên nhau, nhưng né tránh cãi vã và tranh luận có thể gây hại về lâu dài. Bạn càng nói nhiều về những vấn đề gây trở ngại cho bạn trước khi chúng trở thành những rào cản lớn trong mối quan hệ của bạn thì càng tốt. Tuy nhiên, đừng tranh luận qua tin nhắn hay email (quá nhiều ẩn ý), mà hãy cố gắng thảo luận nó trực tiếp hay qua điện thoại ngay khi vấn đề xuất hiện.

8. Hãy nói ra
Luôn luôn cố gắng cởi mở và trung thực về cảm xúc của bạn. Không biết rằng vào lúc này người kia đang ở đâu hay là họ dành tối thứ Bảy cùng với ai có thể khiến bạn cả nghĩ và hoảng loạn một cách không cần thiết. Thực tế rằng truyền thông xã hội giúp bạn dễ dàng nhìn thấy (hoặc hình dung được) ai đó vui vẻ như thế nào, không khiến cho mọi thứ dễ dàng hơn. Điều quan trọng là bạn phải tin tưởng lẫn nhau đủ để chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc và đồng thời tìm ra cách thức đối phó với sự ghen tuông, tức giận, hay nghi ngờ lẫn nhau.

9. Suy nghĩ tích cực
Thực tế là về cơ bản bạn vẫn sẽ sống cuộc sống bình thường trong khi việc duy trì một mối quan hệ yêu xa có thể là cả phước lành và cả một tai hoạ: Bạn có thể cảm thấy như bạn đang bỏ lỡ nó vì thật khó khăn để có thể làm những điều đơn giản như một cặp đôi thông thường, như đưa đón nhau đi làm hoặc cùng ăn trưa. Tuy nhiên, đó cũng có thể là một lợi thế lớn giúp bạn có thể làm những việc bạn muốn: Nếu bạn phải học hay làm việc nhiều giờ đồng hồ, bạn sẽ không khiến người kia thấy vọng và phải huỷ các kế hoạch ăn tối hay xem phim, chẳng hạn.

10. Hãy làm những việc nhàm chán cùng nhau
Khi mà các bạn chỉ gặp nhau vài lần trong một năm, thì mọi thứ đều giống như một kỳ nghỉ. Đó có thể là một kỳ nghỉ vì bạn sẽ phải xin nghỉ làm hoặc nghỉ học. Không có gì sai nếu bạn cứ tận hưởng điều đó, ngủ, ăn bữa sáng muộn, và ngắm cảnh, nhưng làm một số hoạt động nhàm chán cũng là điều quan trọng – bạn biết đấy, những công việc hàng ngày như là gấp đồ, chạy việc vặt, hay cắt cỏ. Cố gắng khiến cho các công việc đơn điệu trở nên vui vẻ và thú vị cùng nhau là một phép thử thực sự cho bất cứ mối quan hệ nào, phải không?

11. Biết rằng khi nào bạn sẽ gặp lại nhau
Tuỳ thuộc bạn cần bao nhiêu thời gian và tiền bạc để gặp nhau, đó có thể là cả quá trình để hai bạn gặp nhau. Không biết được khi nào sẽ gặp lại chỉ làm rối loạn cảm xúc và kế hoạch cuộc sống của bạn. Vì vậy tốt nhất là bạn chọn một ngày hẹn mới càng sớm càng tốt sau khi trở về nhà. Bằng cách này, bạn có thể vừa chuẩn bị trước kế hoạch vừa tận dụng được vé đặt sớm và chương trình khuyến mại đặc biệt, chưa kể đến việc có thứ để chờ mong! (Tất nhiên, những chuyến thăm bất ngờ cũng rất tuyệt vời, vì vậy đôi lúc hãy làm vậy nếu bạn có thể.)