Công ty Luật Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 334 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: 0911666884- 0924.488.884.

Công ty Đấu giá Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 07 Khúc Hạo, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng

Kim Trọng Hùng Group Kính chào Các bạn

Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng. Website:luatkimtronghung.com.

Luật sư Vũ Trọng Kim-CT Hội cựu TNXP

Ủy viên trung ương ĐCS khóa VIII, IX, X, XI. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XIII, XIV.

Luật sư Nguyễn Cao Hùng-Giảng viên thỉnh giảng Luật Đầu tư

Tác giả sách: 200 câu hỏi đáp về Khiếu nại, tố cáo. Đồng tác giả sách: Bình luận KH BLTTHS 2015-XNB CAND

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

06 PHƯƠNG PHÁP TIẾP THỊ SỐ Ở VIỆT NAM NĂM 2018

 06 PHƯƠNG PHÁP TIẾP THỊ SỐ Ở VIỆT NAM NĂM 2018

Theo số liệu của We Are Social năm 2017 trong khi Việt Nam có hơn 50 triệu người dùng truy cập internet thì trong đó có hơn 47 triệu người dùng cũng đồng thời truy cập internet bằng các thiết bị di động. Theo số liệu từ Facebook đến tháng 03/2017 thì Việt Nam có hơn 50 triệu người dùng internet, trong đó có 42 triệu người có tài khoản facebook (chiếm 85% người dùng internet) mà trong đó 93% người dùng thường xuyên truy cập mạng xã hội bằng điện thoại di động.

Trong khi đó, báo cáo từ Google và comScore thì cho thấy rằng: có hơn 40 triệu người dùng Việt Nam truy cập internet bằng điện thoại di động & dự kiến đến 2020 số lượng này là hơn 60 triệu người, do phí 3G của Việt Nam thuộc hàng rẻ nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, người dùng Việt Nam chính là những người xem Youtube nhiều nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, không phải là Nhật, Hàn, Sing, Đài … mà là người dùng Việt Nam với trung bình một người dùng 45 phút xem youtube mỗi ngày.


Vậy việc xem trọng các hình thức tiếp thị trên các thiết bị di động (Mobile First) không còn là xu hướng nữa, mà đó là một việc làm bắt buộc mà khi nghĩ tới digital thì buộc phải nghĩ đến mobile kèm theo. Sự tăng trưởng này cũng góp phần lớn vào việc thay đổi hành vi người dùng internet hiện nay & trên hết là tác nhân tạo ra một số xu hướng mới trong các năm tiếp theo. Cuộc cách mạng số đang mở ra cho doanh nghiệp những cơ hội mới để tiếp cận khách hàng với chi phí rẻ hơn, dễ dàng thực hiện các chiến dịch digital marketing hấp dẫn, tương tác thời gian thực với khách hàng, nhanh chóng và hiệu quả cùng một lúc. 6 phương pháp tiếp thị số ở Việt Nam như sau:

1. ĐA KÊNH LIÊN KẾT (OMNICHANNEL):
Omnichannel là thuật các bên về e-commerce tại Việt Nam lẫn những bên cung cấp khác như Magento, Smartosc,.. đều ra sức thực hiện các hội thảo educated thị trường về Omnichannel (hay còn gọi là Online to Offline). Năm 2018 cả Google lẫn Facebook cũng sẽ cung cấp những giải pháp chi tiết về cách họ theo dõi lượt truy cập, hành trình của người dùng vào cửa hàng từ online tới offline (O2O), để các doanh nghiệp hiểu cách thức phân bổ này hoạt động và bắt đầu sử dụng nó như một KPI quan trọng trong tiếp thị trực tuyến.

Omnichannel là Đa kênh Liên kết, khác với MultiChannel, giúp phối hợp các kênh bán hàng cả online lẫn offline một cách thống nhất, giúp tăng độ phủ sóng thương hiệu và giúp doanh nghiệp quan tâm đến khách hàng nhiều hơn, tạo cho khách hàng sự trải nghiệm đồng nhất ở tất cả các kênh bán hàng, từ đó không chỉ giúp nâng cao giá trị nhãn hiệu mà còn thúc đẩy doanh số, tiết kiệm chi phí.
Hiện nay 80% doanh thu bán lẻ của Việt Nam đang đến từ các cửa hàng bán lẻ, nhưng tỷ lệ doanh thu từ thương mại điện tử đang có xu hướng tăng nhanh do thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi, việc này phần lớn được tác động bởi công nghệ ngày càng phát triển. Do đó, nếu phối hợp các kênh bán hàng trực tuyến với bán lẻ trực tiếp, sẽ giúp tối đa hóa miếng bánh doanh thu. Quan trọng nhất là luôn đặt khách hàng ở trọng tâm.
Và theo nghiên cứu thì Omnichannel giúp các công ty giữ lại 89% khách hàng, gấp hơn hai lần so phát triển từng kênh bán lẻ riêng biệt. Nên việc sử dụng Omnichannel sẽ là xu hướng và chắc chắn ngày càng được sử dụng rộng rãi là điều tất yếu, đặc biệt là với các bên bán lẻ, e-commerce.

2. XÂY DỰNG DMP NỘI BỘ (BUILD DMP IN-HOUSE)
Ngày nay, hầu hết tất cả các marketer đều hiểu tầm quan trọng của dữ liệu người dùng (user data), hầu như tất cả các chiến lược, chiến thuật tiếp thị đều xoay quanh cốt lõi dữ liệu người dùng. Nếu một nhà tiếp thị có được dữ liệu người dùng chính xác, được phân loại (segmentation) kỹ càng thì có thể giúp hiểu được hành vi khách hàng chính xác, giúp vẽ được lộ trình khách hàng (customer journey) rõ ràng, từ đó giúp các nhà tiếp thị cần phải sử dụng những giải pháp gì để tiếp cận khách hàng cho hiệu quả. Đặc biệt trong bối cảnh mọi việc đều được xử lý, phản hồi theo thời gian thực ngày càng quan trọng thì việc có được & kết hợp dữ liệu với các công cụ phù hợp cũng sẽ rất quan trọng.
Do đó, việc sử dụng DMP (data management platform – nền tảng thu thập quản lý phân tích dữ liệu) trong digital marketing một việc tất yếu với lý do như sau:
- Các brands đều thấy tầm quan trọng của dữ liệu nhưng hầu hết hiện nay các brands khi thực hiện các chiến dịch đều thông qua các agencies hoặc nếu tự thực hiện (media in-house) thì đều sử dụng nền tảng của bên thứ 3 như Google, Facebook … Lúc này, dữ liệu nếu thu được đều thuộc sở hữu của bên khác – những bên sở hữu nền tảng hoặc các agencies, trong khi chính các brand là người chi tiền nhưng hầu như không được sở hữu.
- Hoặc nếu có thu và sở hữu được dữ liệu thì các brands cũng không thể đồng bộ hóa dữ liệu đa nền tảng (Universal Cookies Sync) từ dữ liệu online, dữ liệu offline … bao gồm cả dữ liệu từ CRM lại với nhau, không thể phân tích để định danh người dùng một cách chính xác, giúp phân loại chính xác, hiểu được hành vi, thói quen, hành trình người dùng, … thậm chí là cả dự định để giúp tiếp cận chính xác hơn, tạo ra hiệu quả cao hơn.
- Theo một nghiên cứu gần đây của IDC Research thì một doanh nghiệp sở hữu DMP, hiểu được khách hàng rõ ràng chính xác thì có thể giúp họ cải tiến qui trình, giúp ra quyết định tốt gấp 3 lần so với các bên không sở hữu.

- Một lý do trong quá trình tư vấn cho khách hàng là hơn 90% chủ doanh nghiệp, các quản lý cấp cao tại các brands đều nhận thấy & trăn trở việc họ không thể khai thác tối đa cơ hội từ dữ liệu có sẵn trong CRM của chính các brands.
Do đó, việc xây dựng & sở hữu DMP nội bộ chắc chắn là xu hướng trong thời gian tới, có lẽ là cuộc chơi của những người khổng lồ. Ở Việt Nam hiện tại có thể nêu ra vài brand đã và đang xây dựng, sở hữu DMP nội bộ như: Unilever, P&G, Carlberg Beer, và một vài brand thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng.

3. VIDEO DỌC (VERTICAL VIDEO)
Cisco System dự báo đến 2020 thì việc đăng, xem và tải video chiếm 80% lưu lượng internet toàn cầu. Năm 2017 là gần 70% với việc đăng, xem & tải video chiếm gần 50.000 petabyte so với tổng lưu lượng internet toàn cầu là 67.671 petabyte. Cứ mỗi phút có 18.000 phút video được đăng lên Youtube. Người dùng hiện nay, đặc biệt thế hệ Millenials và các thế hệ sau nữa xem Youtube và các nền tảng phát trực tuyến (streaming) nhiều hơn xem TV. Với Facebook hiện đăng phục vụ hơn 8 tỷ lượt xem video một ngày, trong khi con số ở Youtube là hơn 10 tỷ lượt xem một ngày. Vì thế, Facebook, Twitter đang  ngày càng cung cấp nhiều các giải pháp quảng cáo video và cả việc đăng tải video lên newfeed. Và cũng không có gì ngạc nhiên khi sử dụng video là xu hướng tiếp thị.
Theo báo cáo của Google người dùng Việt Nam là đối tượng xem Youtube nhiều nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và đứng thứ 5 trên thế giới về việc tiêu tốn thời gian cho Youtube. Họ xem chương trình truyền hình (TV shows), phim, clip âm nhạc & các nội dung phát trực tuyến được thực hiện bởi người dùng khác (live-stream). Tỷ lệ người dùng chú ý đến quảng cáo bằng video (gần 70%) cao hơn so với quảng cáo bằng banner (hơn 51%).
Khác với việc các TVC được dùng cho TV (thường thời lượng là 30s; có âm thanh; nút thắc quyết định, thông điệp, brand xuất hiện cuối TVC), với video dùng cho tiếp thị trực tuyến thì do thói quen người dùng đã thay đổi, dường như người dùng trên môi trường trực tuyến vội vàng hơn, cụ thể theo số liệu từ Google thì một người dùng chỉ dừng 3 giây (tối đa là 5 giây) tại một mẫu video quảng cáo trước khi quyết định nhấn “bỏ qua” hoặc xem tiếp; con số này với số liệu được cung cấp từ Facebook càng thấp hơn nữa đó là một người dùng chỉ dừng tối đa tại một mẫu quảng cáo 1,25 giây trước khi quyết định lướt qua nó.
Vì vậy thách thức đặt ra với các bên sử dụng video trong tiếp thị là phải tạo ra được video bao gồm các tiêu chí sau:
- Thu hút nhanh (Attention Quickly): Hãy bắt đầu với những khoảnh khắc quyến rũ, thu hút, ấn tượng nhất từ đầu để hạn chế việc người dùng “Bỏ qua” khi xem mấy giây đầu tiên. Video có thể 30 giây nhưng phải truyền tải được thông điệp & brand trong vòng 5 giây.
- Sound Off: Vẫn hiểu được thông điệp từ video truyền tải trong trường hợp có âm thanh hoặc tắt âm thanh.
- Hãy cố gắng tạo ra câu chuyện bằng thị giác (visual story) và đa phần người dùng xem video khi online bằng điện thoại nên hãy tìm hiểu thêm hình thức video dọc (vertical video) việc này giúp tăng trải nghiệm người dùng.
Video thông thường (Horizontal Video - video ngang) có tỉ lệ hiển thị là 16:9 thậm chí hiện nay với các dòng điện thoại thông minh đời mới thì tỉ lệ hiển thị là 18:9 - đó là với video thông thường, còn với Vertical Video thì tỉ lệ hiển thị sẽ là 9:16 hoặc 9:18 với các dòng điện thoại thông minh mới.
Với việc đa phần người dùng xem video trên internet và truy cập trực tuyến là thế hệ Millenials bằng điện thoại thông minh & đây cũng là thế hệ có xu hướng xác thực và họ dễ tin vào những gì được streaming trực tiếp nên một mảng của video nhờ đó phát triển vũ bão đó là: Live-Streaming.
Theo Facebook, một người dùng Việt Nam thường dành 3 lần để xem 1 đoạn streaming so với chỉ 1 lần cho video thông thường. Và hầu hết những người streaming thường phát với video dọc (vertical video).
Cùng với sự phát triển của video, của streaming và với thói quen sử dụng điện thoại khi truy cập trực tuyến thì để nhằm tận dụng lợi thế của video và tăng trải nghiệm người dùng các nhà phát triển cung cấp giải pháp đã và đang cung cấp các giải pháp Vertical Video. Vậy Vertical Video chắc chắn sẽ là một xu hướng, và hiện tại ở Việt Nam hình thức vertical video này đã dùng cho tiếp thị như Vietnam Airlines …
4.TÍCH HỢP (INTEGRATED)
4.1 Tích hợp các công cụ digital vào kế hoạch marketing tổng thể (IMC – Integrated Marketing Communications)
IMC là điều các marketer bắt buộc phải thực hiện, đặc biệt là với các nhãn hàng FMCG. Một kế hoạch IMC bao gồm sự kết hợp rất nhiều kênh, nhiều phương thức khác nhau một cách đồng nhất như: TV, Print Ads, Pr, Activation … và tùy theo brand, mục tiêu, đối tượng, ngân sách mà họ có thể thêm hoặc bớt một vài kênh hoặc một phương thức nào đó khi lập kế hoạch IMC.
Việc tích hợp các công cụ digital vào một kế hoạch marketing tổng thể, theo báo cáo của Google thì hiện nay chỉ có 7% các doanh nghiệp Việt Nam đã từng hoặc đang sử dụng các công cụ digital phục vụ cho các kế hoạch marketing, đa phần là các SMEs. Một con số rất nhỏ so với tổng số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam đến cuối 2016 theo VCCI là gần 700.000 doanh nghiệp. Trong khi đó việc kết hợp đồng nhất giữa các kênh truyền thống và digital mang lại hiệu quả rất tốt (theo SmartInsight là hơn 60%).
Ngoài ra việc hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều có một mong muốn là vươn ra thế giới (go global) thì không có công cụ nào có thể giúp các doanh nghiệp có được độ phủ rộng rãi, chính xác, nhanh chóng như digital. Và với việc tiếp cận các công cụ digital, xây dựng một team media nội bộ phụ trách rất dễ dàng, chủ động nên việc tích hợp digital vào kế hoạch marketing tổng thể chắc chắn là xu hướng và ngày càng trở nên tất yếu khi marketer lên kế hoạch marketing.
4.2 Tích hợp hành trình khách hàng (Customer Journey) cùng với các hoạt động marketing
Hầu hết các marketer hiện nay đều trăn trở một điều là làm sao ngày càng nâng cao được hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị quảng cáo trong bối cảnh cả bên client/brand lẫn bên agency đều nói về PERFORMANCE BASED ADS (PERFORMANCE MARKETING). Để làm được điều này thì marketer phải đứng ở quan điểm của người dùng, hiểu được insight của người dùng, hiểu được hành vi, lộ trình của họ; từ đó mới có thể lập được bản đồ hành trình khách hàng của từng nhóm khách hàng khác nhau, thậm chí là từng khách hàng khác nhau nhằm giúp biết được công cụ nào phù hợp để tiếp cận khách hàng trong từng giai đoạn cụ thể. Việc này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của DMP như trends 2 chúng tôi đã nêu ở trên.
Việc tích hợp hành trình khách hàng (customer journey) vào kế hoạch marketing giúp chúng ta hiểu được tại mỗi điểm tiếp xúc (touchpoint) thì chúng ta cần sử dụng công cụ gì để tiếp cận cho phù hợp (paid, owned, earned media). Sau đó, các marketer/advertiser cần tổng hợp phân tích, tối ưu nhằm giúp theo sát người dùng hơn, tăng trải nghiệm cho người dùng, tăng tính liên quan của quảng cáo, phản ứng kịp thời với những vấn đề phát sinh. Và trên hết là tăng hiệu quả quảng cáo, tăng hiệu quả tiếp thị, giúp hỗ trợ bán hàng hoặc tăng doanh thu tốt hơn.
5. CÁ NHÂN HÓA TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG (PERSONALIZE THE USER EXPERIENCE)
Cũng với trăn trở về performance của các marketer, các advertiser, các brands, thậm chí là các PUBLISHER thì việc hiểu được mong muốn, nhu cầu, insights của từng khách hàng để tối ưu từng mẫu quảng cáo, từng thông điệp, từng giao diện người dùng (UI) của web, từng mẫu tin … được đưa tới từng người dùng sao cho phù hợp và có tính liên quan nhất đến từng cá thể khách hàng, hoặc ít nhất cũng là phù hợp với từng tập khách hàng đã được phân loại (segmentation) kỹ càng.
Vậy chúng ta cần phải thực hiện được việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng nhằm đạt hiệu quả tiếp thị (performance marketing). Có 3 cấp độ thực hiện & đặc biệt là dù brand có nhiều ngân sách hay ít ngân sách đều có thể thực hiện được tất cả các cấp độ hoặc ít nhất là ở cấp độ đầu tiên:
- Cấp 1 - A/B Testing & Tối ưu hóa: một marketer hãy mạnh dạn thử (test) mọi thứ, thử nghiệm đa biến nếu có thể liên tục, phân tích kết quả, rút kinh nghiệm hay rút ra được mẫu số chung, sau đó tối ưu chiến dịch. Không nên tự suy nghĩ, phỏng đoán thay cho người dùng. Keyword ở phần này là: Testing everything, assume nothing.
- Cấp 2 -Phân loại (Segmentation): Sau khi đã test và thu được lượng dữ liệu đủ thì sẽ tiến hành phân loại khách hàng theo từng tập/nhóm khách hàng cụ thể (có thể theo nhân khẩu, hành vi, sở thích, nhu cầu, … thậm chí là dự định). Việc này có thể tiến hành một cách thủ công hoặc có sự trợ giúp của máy móc hoặc các bên có sở hữu nền tảng thu thập & phân tích dữ liệu. Sau đó, chúng ta tiến hành nhắm chọn (targeting) hoặc tái nhắm chọn (re-targeting) đến từng tập/nhóm khách hàng với những nội dung và creative phù hợp nhằm tăng tính liên quan và giúp tăng t lệ chuyển đổi (conversion rate).
- Cấp 3 – Cá nhân hóa (Personalization): ở cấp độ này chúng ta sử dụng công nghệ để cung cấp trải nghiệm cá nhân đến từng cá thể người dùng với những mong muốn hoàn toàn khác nhau, vẫn sử dụng một số nguyên tắc tương tự như phần Tối ưu hóa hay phần Phân loại nhưng có một số khác biệt, kiểu như cung cấp dịch vụ private 1-1. Cấp độ này cần rất nhiều đến sức mạnh công nghệ, những nền tảng mạnh mẽ và trên hết là cần đến sự lợi hại của DMP.
Xu hướng này rất phù hợp với bên bán lẻ; các sản phẩm tài chính, tiêu dùng; các app: ở Việt Nam có app tin tức TIN8 – all new in one app hiện đang sử dụng DMP để cung cấp cho người dùng những trải nghiệm được cá nhân hóa. Và để thực hiện hoàn chỉnh thì cần rất nhiều đến công nghệ, ngân sách.
6. NGƯỜI NỔI TIẾNG & NGƯỜI CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG TRONG PHẠM VI NHỎ (INFLUENCER & MICRO-INFLUENCER)
Trong những năm vừa qua, sự tăng trưởng rõ rệt trong trong việc sử dụng Influencer trong quảng cáo tiếp thị, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social network). Đây là một phương thức tiếp thị rất hiệu quả, ít nhất là ở việc tối ưu chi phí, nhưng lại có thể dễ dàng tiếp cận được những đối tượng có sự liên quan và có tính tương tác rất cao. Tuy nhiên, dù năm 2018 vẫn sẽ là một năm phát triển mạnh mẽ của hình thức này nhưng đang có một sự dịch chuyển ngày càng rõ rệt về sự tin tưởng chất lượng sản phẩm, tương tác của người tiêu dùng từ những KOLs (người nổi tiếng) hay Influencer sang những Micro-Influencer, thậm chí là sự dịch chuyển từ chính các nhãn hàng (brand) hoặc các doanh nghiệp nhỏ vì lý do chi phí phù hợp hơn.
Micro-Influencer thực chất chính là những người có lượng người dùng theo dõi (follow) thấp. Họ có thể là tất cả những người bạn biết, ở mọi ngành nghề lĩnh vực, từ những blogger đến những người chỉ là người bình thường hoặc những người đã xây dựng sự theo dõi trung thành trên truyền thông xã hội. Nhưng lượng người dùng theo dõi không phải là chỉ số duy nhất để tạo nên người có tầm ảnh hưởng nhỏ (Micro-Influencers). Cũng giống với những người có ảnh hưởng thường xuyên (Influencers), con số người dùng tương tác là điều thực sự quan trọng. Sự tương tác chính là cái cho thấy khán giả của họ thật sự quan tâm đến người đó, họ quan tâm đến quan điểm và ý kiến của người đó và họ lắng nghe người đó.
Nếu bạn đang nghĩ về việc sử dụng những người có ảnh hưởng (Influencers) để tiếp thị, quảng cáo cho doanh nghiệp, sản phẩm của bạn, thì những người có ảnh hưởng nhỏ (Micro-Influencers) là một sự lựa chọn rất tốt để bắt đầu, đặc biệt nếu bạn có một doanh nghiệp nhỏ hoặc nếu bạn là một doanh nhân đơn thuần hoặc người giải quyết bài toán tài chính hạn hẹp cho nhãn hàng. Những người có ảnh hưởng nhỏ (Micro-Influencers) có một lượng người xem nhỏ hơn nhiều thì không có nghĩa những người có ảnh hưởng nhỏ không thể tạo nên tác động khổng lồ trong thành công của bạn.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 70-80% network bạn bè của một người trên mạng xã hội có những hành vi, sở thích, .. tương tự như người đó. Và người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng sử dụng những sản phẩm mà bạn bè của họ gợi ý, đề cập, chia sẻ hơn là từ những người nổi tiếng, những Influencer đích thực; đơn giản là vì đa phần người dùng nghĩ các Influencer nhận tiền để quảng cáo cho sản phẩm, thì cũng đa phần người dùng tin những chia sẻ đích thực từ chính những trải nghiệm của bạn bè họ, rằng đó không phải là quảng cáo, họ có thể thấy đâu đó có sự liên quan đến chính họ trong những chia sẻ này.
Một số trường hợp, số lượng nhỏ nhóm người xem của những người có tầm ảnh hưởng nhỏ lại có những mục tiêu cụ thể hơn và họ tương tác tốt hơn, phần lớn bởi vì họ đang tạo ra sự quan tâm và theo đuổi mục tiêu thực sự rõ ràng hơn (trong khi người có ảnh hưởng lớn có thể có nhiều người theo dõi mới chỉ đơn giản bởi vì họ có nhiều người theo dõi và chính điều đó thu hút sự theo dõi của người khác). Những người có tầm ảnh hưởng nhỏ (Micro-Influencers) cũng dễ dàng để tác động, thu hút hầu hết người dùng tương tác và kết nối với họ hơn, trong khi những người có ảnh hưởng lớn sẽ không bao giờ có thể tác động đến tất cả những người theo dõi họ.