Công ty Luật Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 334 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: 0911666884- 0924.488.884.

Công ty Đấu giá Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 07 Khúc Hạo, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng

Kim Trọng Hùng Group Kính chào Các bạn

Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng. Website:luatkimtronghung.com.

Luật sư Vũ Trọng Kim-CT Hội cựu TNXP

Ủy viên trung ương ĐCS khóa VIII, IX, X, XI. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XIII, XIV.

Luật sư Nguyễn Cao Hùng-Giảng viên thỉnh giảng Luật Đầu tư

Tác giả sách: 200 câu hỏi đáp về Khiếu nại, tố cáo. Đồng tác giả sách: Bình luận KH BLTTHS 2015-XNB CAND

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu & giải quyết hậu quả pháp lý


Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu & giải quyết hậu quả pháp lý
Trong những năm gần đây, các tranh chấp về nhà ở (tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở; về việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ; về trao đổi, tặng cho, thừa kế nhà ở…) không chỉ có xu hướng tăng về số lượng mà tính chất vụ việc cũng phức tạp hơn. Điều đó, khiến cho việc giải quyết các tranh chấp dạng này thường kéo dài nhiều năm, không chỉ gây tốn kém về thời gian, tiền bạc, mà còn gây bức xúc trong nhân dân. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do các quy định pháp luật chưa rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn, chồng chéo, dẫn đến không chỉ khiến các vụ án bị tồn đọng nhiều, mà số lượng các bản án bị hủy, giao giải quyết lại cũng nhiều hơn. Từ thực trạng trên, thì việc nâng cao kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự liên quan đến nhà, đất đối với các thẩm phán là vấn đề rất quan trọng.


Một trong những vấn đề mà các thẩm phán còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là nhiều hội đồng xét xử (HĐXX) vẫn mắc sai lầm khi giải quyết là việc giải quyết hậu quả khi xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu. Điển hình như vụ việc dưới đây, HĐXX xác định hợp đồng vô hiệu, nhưng lại không buộc các bên phải bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu, mà chỉ buộc trả cho nhau những gì đã nhận… 

Ngày 25/6/2010 ông Nguyễn Văn A được UBND tỉnh K cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà, tọa lạc tại 34 phố Tạ Hiền, phường 7, thị xã B, tỉnh K. Ngày 18/9/2010 bà Trần Thị Biên (vợ ông A) làm thủ tục chuyển nhượng ngôi nhà trên cho vợ chồng ông H, với giá 500 triệu đồng. Bà Biên đã nhận 300 triệu đồng và ký giả chữ ký của chồng. Ngày 29/9/2010, Sở Xây dựng tỉnh K làm thủ tục sang tên căn nhà cho vợ chồng ông H. Nhưng đến ngày 28/12/2011 thì vợ chồng ông A, bà Biên khởi kiện ra tòa, yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng ngôi nhà trên. Còn vợ chồng ông H thì yêu cầu công nhận hợp đồng.

Khi xét xử sơ thẩm (ngày 01/3/2012), Tòa án nhân dân (TAND) thị xã B đã quyết định: “Hủy hợp đồng chuyển nhượng nhà đất trên; buộc bà Biên trả cho vợ chồng ông H 300.000.000 đồng; ông A có quyền liên hệ để làm lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Do các đương sự không yêu cầu giải quyết phần hậu quả của hợp đồng vô hiệu nên Tòa án không tuyên về phần này”. Không đồng ý với phán quyết này, ngày 12/3/2012, vợ chồng ông H đã kháng cáo. Tuy nhiên, tại bản án dân sự phúc thẩm số 39/2012/DSPT (ngày 01/6/2012) TAND tỉnh K đã quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Đến ngày 19/02/2013, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có Quyết định số 12/2013/KN-DS kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm trên với nhận định: “Tòa án hai cấp không xác định lỗi và không giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu là không đảm bảo quyền lợi cho các đương sự”. Chấp nhận nội dung kháng nghị này, Tòa Dân sự, Tòa án nhân dân tối cao đã có Quyết định giám đốc thẩm số 20/DS-GĐT (ngày 22/4/2013) “hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 39/2012/DSPT ngày 01/6/2012 của TAND tỉnh K” và “hủy Bản án dân sự sơ thẩm số19/2012/DSST ngày 01/3/2012 TAND thị xã B”; “giao hồ sơ vụ án cho TAND thị xã B, tỉnh K, xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật”.

Từ vụ án trên thì có thể thấy, khi giải quyết loại án “xác định hợp đồng vô hiệu” thì Tòa án cần phải lưu ý áp dụng quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn sau:

Thứ nhất, về việc xác định lỗi

Về nguyên tắc, khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất “vô hiệu” thì bên mua trả lại nhà ở cho bên bán, bên bán nhận lại nhà ở và trả lại những gì đã nhận cho bên mua. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005, bên có lỗi làm cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Việc xác định lỗi được thực hiện như sau:

- Một bên bị coi là có lỗi nếu bên đó có hành vi làm cho bên kia nhầm tưởng là có đầy đủ điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là hợp pháp. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu theo quy định tại các điều 130,132 và điều 133 của BLDS 2005, thì áp dụng quy định của điều luật tương ứng để xác định lỗi của bên bán hoặc lỗi của bên mua.

- Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu do lỗi của hai bên (trừ trường hợp quy định tại Điều 128 BLDS 2005 - Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội): phải xác định mức độ lỗi của mỗi bên để quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mỗi bên.

Nếu các bên đều có lỗi tương đương nhau thì mỗi bên chịu 1/2 giá trị thiệt hại, nếu mức độ lỗi của họ không tương đương nhau, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên.

Nếu bên mua có lỗi làm cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu, thì bên bán chỉ phải trả cho bên mua số tiền đã nhận và bên mua phải giao lại nhà đất cho bên bán (nếu đã nhận); nếu bên mua có lỗi làm cho nhà ở bị hư hỏng hoặc tháo dỡ thì phải bồi thường khoản tiền do bên bán bỏ ra để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu do bên mua làm hư hỏng hoặc tháo dỡ nhà. Trường hợp giá nhà giảm mà bên bán bị thiệt hại thì bên mua phải bồi thường cho bên bán khoản tiền chênh lệch giá được hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP.

Nếu bên bán có lỗi làm cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bị vô hiệu, thì bên bán phải trả cho bên mua số tiền đã nhận và bên mua phải giao lại nhà cho bên bán (nếu đã nhận). Trong trường hợp có sự chênh lệch giá nhà đất mà bên mua bị thiệt hại thì bên bán phải bồi thường khoản tiền chênh lệch giá được hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP.

Nếu trong thời gian quản lý, bên mua đã cải tạo, sửa chữa nhà làm tăng giá trị nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất thì khi nhận lại nhà bên bán phải thanh toán cho bên mua phần giá trị tăng thêm đó, trừ trường hợp bên bán có phản đối hoặc cơ quan có thẩm quyền không cho phép mà bên mua vẫn cố tình cải tạo, sửa chữa.

Thứ hai, xác định thiệt hại

Thiệt hại là khoản tiền mà bên bán bỏ ra để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của nhà ở do bên mua đã tháo dỡ hoặc làm hư hỏng; khoản tiền mà bên mua đã đầu tư để cải tạo, sửa chữa nhà làm tăng giá trị nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không có đặt cọc và các bên không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giữa giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác (nếu có).

Để xác định đúng thiệt hại phải tiến hành định giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất và xác định thiệt hại về nhà ở như sau:

- Nếu các đương sự không thoả thuận được về giá nhà, giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thiệt hại, thì Toà án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Giá nhà và giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi có nhà đất đang tranh chấp đối với từng loại nhà, đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm.

- Trong trường hợp UBND cấp tỉnh có quy định giá đất cụ thể phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại địa phương hoặc các Trung tâm giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp có niêm yết giá giao dịch chuyển nhượng đất tại địa phương thì Toà án có thể căn cứ vào giá do UBND quy định hoặc giá niêm yết của các Trung tâm giao dịch để xác định giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất, mà không nhất thiết phải thành lập Hội đồng định giá.

Nguồn: ThS. Nguyễn Văn Tầm (Toà Dân sự, Tòa án nhân dân tối cao)

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

NHỮNG LỜI KHEN DÀNH CHO PETER NAVARRO (CỐ VẤN AN NINH KINH TẾ CỦA DONALD TRUMP)

NHỮNG LỜI KHEN DÀNH CHO PETER NAVARRO (CỐ VẤN AN NINH KINH TẾ CỦA DONALD TRUMP)


Death by China hay Chết dưới tay Trung Quốc được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro và đồng sự Greg Autry. Phiên bản điện tử của quyển sách 320 trang này đã thống kê một cách cặn kẽ những chiêu thức xã hội, kinh tế, tài chánh, và quân sự của Trung Quốc đã lấy đi hàng chục triệu việc làm của Hoa Kỳ cùng với 5 hiểm họa quân sự mà Hoa Kỳ và thế giới tự do phải đối đầu trong những thập niên tới. Gs. Navarro cũng phản biện mạnh mẽ những ý kiến của Thomas Friedman về thuyết "Thế giới phẳng". Ông cho rằng thế giới quả thật sự phẳng chỉ khi các quốc gia cùng tuân thủ một luật lệ chung. Trung Quốc không phải là trường hợp này.


"Peter Navarro đã am tường bao quát các lãnh vực mà Trung Quốc và Hoa Kỳ đang có những xung đột căn bản về thương mại, kinh tế và các lợi ích chiến lược. Ông đặt sự kiện này trong bối cảnh thế giới cho thấy những nơi mà các quá trình phát triển hiện tại của Trung Quốc có thể dẫn đến xung đột. Những đề nghị của ông về việc các quốc gia kết hợp lại để đối phó với những thách thức đặt ra bởi Trung Quốc là rất thực tế. Cuốn sách này phải đến tay của tất cả các doanh gia, kinh tế gia và các nhà làm chính sách." - Dr. Larry M. Wortzel - Chủ tịch, Ủy ban Duyệt xét Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc

"Những cuộc chiến tranh Trung Quốc đang đến là một tư liệu nắm vững và chứa nhiều dữ kiện về khía cạnh hắc ám của sự trỗi dậy của Trung Quốc mà bất kỳ ai quan tâm bởi đất nước phức tạp nhưng hấp dẫn này. Navarro không có ý tìm ra điểm dung hòa trong cuộc tranh luận về Trung Quốc. Ông kêu gọi Trung Quốc và các nước khác trên thế giới hành động ngay để đáp ứng với các vấn đề đang chồng chất của đất nước này - ô nhiễm môi trường, y tế công cộng, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, khan hiếm tài nguyên, và nhiều vấn đề khác – nếu không sẽ phải đối đầu với nguy cơ mất ổn định nghiêm trọng bên trong Trung Quốc và xung đột quân sự giữa Trung Quốc và các cường quốc khác." - Elizabeth C. Economy - Thành viên Cao cấp của C.V. Starr và Giám đốc Nghiên cứu Á châu, Hội đồng Quan hệ Quốc tế

"Al Gore đã khiến thế giới quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu như thế nào thì bây giờ Peter Navarro cũng làm như vậy đối với vấn đề Trung Quốc. Cuốn sách này sẽ đập vào mắt của bạn. Một lời kêu gọi thức tỉnh mạnh mẽ." - Stuart L. Hart - Chủ tịch S.C. Johnson của tập đoàn Sustainable Global Enterprise, Đại học Cornell; tác giả của Chủ nghĩa Tư bản ở ngã ba đường”

"Những cuộc chiến tranh Trung Quốc đang đến cung cấp các thông tin phong phú về tác động của Trung Quốc đối với thế giới và những mối nguy mà nó tạo ra. Vì tầm quan trọng rất lớn của Trung Quốc, đây là một cuốn sách tất cả chúng ta nên đọc." - D. Quinn Mills - Giáo sư Alfred J. Weatherhead Jr. về Quản trị Kinh doanh Harvard Business School

"Đây là một cuốn sách được dày công nghiên cứu và diễn đạt rất rõ ràng, và là một sự phản biện cần thiết đối với nhiều ý kiến cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể tránh khỏi và rất hòa bình, và không đếm xỉa gì tới phần những thông điệp do tác giả đưa ra." - Richard Fisher - Phó Tổng giám đốc, Trung tâm Thẩm định và Chiến lược Quốc tế.


"Tại thời điểm có nhận thức rằng Trung Quốc là cường quốc sắp tới của thế giới, cuốn sách này sẽ đặt sự chú ý vào một khía cạnh khác của Trung Quốc, một đất nước dường như không sẵn sàng là một thành viên có trách nhiệm trong công đồng các quốc gia hữu nghị và tôn trọng luật lệ của nhau. Thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc để ý tới hiện thực Trung Quốc này không chỉ nguy hại cho các quốc gia khác trên thế giới, mà còn nguy hại hơn cho dân tộc Trung Quốc, Tây Tạng, và những người đang phải hàng ngày đối mặt với các hậu quả này." - Bhuchung K. Tsering - Phó Chủ tịch, Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng

"Là một nhà báo được sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc và đã viết báo về Trung Quốc trong nhiều năm, tôi rất thán phục sự hiểu biết rộng lớn của các tác giả về các vấn đề của Trung Quốc và quan trọng nhất là sự hiểu biết thấu đáo và sáng suốt nội tình Trung Quốc và mối quan hệ với Hoa Kỳ." - Simone Gao – Người điều khiển và nhà sản xuất giành nhiều giải thưởng của Chương trình Truyền hình Zooming In, Đài New Tang Dynasty TV

“Một tác phẩm làm sáng mắt cho tất cả người Mỹ, Chết dưới tay Trung Quốc là cuốn sách phải đọc trước khi đi mua sắm ở Walmart – hay có thể là trước khi đứng vào hàng ngũ những người thất nghiệp.” - Stuart O. Witt - Tổng giám đốc, Phi cảng Hàng không và Vũ trụ Mojave; Phi công lái thử; Tốt nghiệp USN TOPGUN

"310 triệu người Mỹ nên bắt đầu lắng nghe những gì Peter Navarro và Greg Autry viết trong Chết dưới tay Trung Quốc - về việc 1.3 tỷ người Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của một chế độ độc tài toàn trị đang hủy hoại kế sinh nhai của họ như thế nào. Tiếng chuông tự do của cuốn sách này sẽ thức tỉnh các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ để rốt cuộc họ phải nhận ra rằng các chính sách kinh tế của Trung Quốc đang làm phá sản Hiệp-chủng-quốc Hoa Kỳ. Navarro và Autry mô tả việc này một cách hết sức giản dị, và, quan trọng hơn, đưa ra cách để Hoa Kỳ đối phó với mối đe dọa này." - Richard McCormack – Chủ nhiệm và Nhà xuất bản Manufacturing & Technology News

“Giống như một Paul Revere thời hiện đại, cuốn sách này đưa ra những cảnh báo khẩn cấp nhất về một Trung Quốc với chủ trương con buôn và bảo trợ thương mại, đi đôi với quân sự hóa nhanh chóng, đang phá hủy một cách có hệ thống nền kinh tế Hoa Kỳ dưới chiêu bài “tự do” thương mại - và công lúc đó làm suy yếu nghiêm trọng quốc phòng Hoa Kỳ. Mọi công dân Hoa Kỳ cần phải đọc cuốn sách này và tất cả các Dân biểu Hoa Kỳ phải luôn mang nó bên mình." - Ian Fletcher - Kinh tế gia Cao cấp, Liên minh vì một nước Hoa Kỳ thịnh vượng

"Một phát súng trường cực mạnh nhắm trúng tim đen của Bắc Kinh." - Dylan Ratigan – Người điều khiển chương trình MSNBC’s The Dylan Ratigan Show

“Chết dưới tay Trung Quốc đưa ra thêm bằng chứng cho thấy chúng ta đang tạo ra mầm mống cho sự suy vong của chính chúng ta. Navarro và Autry trình bầy tỉ mỉ cách thức Trung Cộng ăn cắp kỹ thuật và công ăn việc làm của Hoa Kỳ, bán lại cho chúng ta sản phẩm kém phẩm chất, rồi lại dùng ngay các lợi nhuận thu được để sản xuất vũ khí đe dọa toàn thế giới. Cuốn sách này gây trấn động và là một cuốn sách tất cả mọi người phải đọc”. - Paul Midler – Tác giả của Sản phẩm Tồi tệ làm tại Trung Quốc

“Chết dưới tay Trung Quốc không chỉ mô tả chính xác mối đe dọa lớn lao về quân sự và kinh tế của một Trung Quốc đang lớn mạnh. Các tác giả còn vạch mặt chính xác và dứt khoát những doanh nghiệp phản bội và những kẻ biện hộ cho Trung Quốc ở Hoa Kỳ đang giúp Trung Quốc lớn mạnh về mọi mặt, trừ chủ trương hòa bình.” - Alan Tonelson – Chuyên gia nghiên cứu, Hội đồng Thương mại và Công nghiệp Hoa Kỳ, AmericanEconomicAlert.org

“Lời kêu gọi hành động này nghiên cứu một cách cẩn thận và đưa ra chi tiết về những hiểm họa hiện hữu và rõ ràng – mà một Trung Quốc đang lớn mạnh nhưng không đếm xỉa đến hòa bình, gây ra cho thế giới. Lời kêu gọi đó khiến cho chúng ta phải đối mặt với sự thật không thể tránh được: Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, chúng ta sẽ phải đối mặt gần như chắc chắn với cái Chết dưới tay Trung Quốc.” - Dân biểu Dana Rohrabacher – Khu bầu cử 46 (Đảng Cộng hòa, California)

“Tôi đã từ lâu quan tâm đến thách thức quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ và các đồng minh, nhưng Chết dưới tay Trung Quốc tiết lộ chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc hiệp đồng tấn công trên nhiều mặt trận. Các tác giả đưa ra các tài liệu về phương cách Bắc Kinh dùng những vũ khí kinh tế của giới con buôn, thao túng tiền tệ, phối hợp với hoạt động gián điệp, chiến tranh internet, vũ khí không gian, độc quyền nguồn tài nguyên, và ăn cắp kỹ thuật để đạt được sự thống trị như thế nào. Trong quá trình này, các thế mạnh kinh tế và địa chính trị căn bản làm nền tảng cho ưu thế quân sự của Hoa Kỳ đang bị xói mòn một cách có hệ thống trong khi Trung Quốc ngày càng có thái độ hung hăng hơn trong các tranh chấp trong khu vực. Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Tây phương nên đọc cuốn sách này. Ngay bây giờ!” - Jon Gallinetti – Thiếu tướng, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, đã về hưu

“Một tập hợp các tài liệu lạnh người về cơn bão Trung Quốc đang tới. Tài liệu này khiến tôi vừa sửng sốt vừa bừng tỉnh. Tôi cảm thấy là sự lơ là của Hoa Kỳ khi đối mặt với sự thống trị của Trung Quốc thực là đáng lo ngại.” - Brian Binnie - Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, đã về hưu; phi công lái thử; Phi hành gia thương mại và người đoạt giải thưởng Ansari X

"Xin cảnh báo trước: Một khi bạn bắt đầu đọc, bạn sẽ không muốn dừng lại. Chết dưới tay Trung Quốc phơi bày những nước cờ quan trọng, thường bị bỏ qua, và đôi khi cố tình bị che giấu trong một ván cờ đại quy mô có tầm cỡ toàn cầu. Navarro và Autry đã lên tiếng báo động, kêu gọi thế giới tự do hãy hành động vì lợi ích và tương lai của mình. Điều đáng khâm phục là họ cũng kêu gọi cả Trung Quốc nữa." - Damon DiMarco – Tác giả của Các Câu chuyện về các Tòa tháp: Lịch sử bằng lời nói về Sự kiện 9/11 và đồng tác giả Hai nước Trung Quốc của tôi

“Tại thời điểm này, các quan chức Trung Quốc cho chất độc vào thuốc của bạn, gây ô nhiễm không khí của bạn, và phá hoại các quyền tự do của bạn. Nếu bạn là người Mỹ, Ấn Độ, hay Nhật Bản, họ đang có kế hoạch gây chiến với đất nước của bạn. Bây giờ là thời điểm tốt để đọc cuốn sách này.” - Gordon Chang - Tác giả của Sự sụp đổ đang đến của Trung Quốc

**************
Lời mở đầu

Chương 1. Chẳng phải đả kích Trung Quốc, nếu là sự thật

Phần I: Người mua hãy cực kỳ cảnh giác

Chương 2. Chết vì chất độc của Trung Quốc: Mạng sống vài đồng và thịt gà thì miễn phí

Chương 3. Chết bởi hàng hóa rác rưởi Trung Quốc: Bóp nghẹt trẻ thơ từ trong nôi

Phần II: Những vũ khí hủy diệt việc làm 

Chương 4. Cái chết của nền sản xuất của Hoa Kỳ: Tại sao hàng Mỹ không còn ‘ăn khách’ (*) nữa?

Chương 5. Chết bởi thủ đoạn thao túng tiền tệ: Ngọa Hổ, Kình Long

Chương 6. Chết bởi những doanh nghiệp Hoa Kỳ phản bội: Khi màu xanh đô-la che lấp màu cờ Hoa Kỳ

Chương 7. Chết dưới tay con Rồng thực dân: Thâu tóm nguồn tài nguyên – Thao túng thị trường thế giới

Phần III: Chúng ta sẽ chôn người, theo kiểu Trung Quốc 

Chương 8. Chết dưới tay hải quân viễn dương : Vì sao việc gia tăng quân sự của Trung Quốc là báo động đỏ

Chương 9. Chết dưới tay điệp viên Trung Quốc: Làm thế nào máy hút của Bắc Kinh đang ăn cắp sợi thừng để treo cổ chú Sam

Chương 10. Chết dưới tay tin tặc Đỏ: Từ “Hắc khách Thành Đô” đến những con chip Mãn Châu

Chương 11. Chết dưới thanh kiếm laser của dòng họ Lưu: Mẹ ơi, có tàu vũ trụ Sát tinh đang chiếu xuống Chicago

Phần IV: Tài liệu hướng dẫn người quá giang đến trại tù cưỡng bức lao động Trung Quốc 

Chương 12. Ngày mệnh chung cho Hành tinh lớn: Bạn có muốn bị chiên vào ngày tận thế không?

Chương 13. Chết vì tàn sát kiểu Trung Quốc: Khi Mao gặp Orwell và Đặng Tiểu Bình tại quảng trường Thiên An Môn

Chương 14. Chết dưới tay Trung Quốc ở Trung Quốc: Thượng Hải hóa bộ gien ở nóc nhà thế giới và các câu chuyện trần tục khác

Phần V: Tài liệu hướng dẫn để sống còn và lời kêu gọi hành động 

Chương 15. Chết bởi kẻ ủng hộ Trung Quốc: Fareed Zakaria tan theo mây khói

Chương 16. Sống với Trung Quốc: Làm thế nào để Tồn tại và Thịnh vượng trong Thế kỷ của Rồng

Lời kết

**********




Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

BỐN BÀ VỢ CẢ CỦA LS


BỐN BÀ VỢ CẢ CỦA LS
Bài Thơ vui của bác Phạm Minh Thông tăng cho luật sư, Cao Hùng thấy vui nên post cho bạn đọc: 

Luật sư chưa vợ
Còn nợ chị em
Bào chửa hay thêm
Chị em phát hoảng
Bỏ chạy tứ tung
Người rúc vô mùng
Người trùm chiếu lại
Gặp anh thầy cải
Tên thật Cao Hùng
Bốn chị nổi khùng
Anh còn cải hả?

Anh luật sư ni,
Bốn cô vợ cả
Thẩm phán rứa hả?
Phải xử sao đây!
Luật sư dang tay
Để tôi lãnh tuốt
Quan toà bỏ bút
Vội tuyên án ngay:
"Bốn cô gái này,
Vợ Cao Hùng hết!"

Công an kéo lếch
Cao Hùng lên xe
Tội ông kéo bè
Còn thêm kéo cánh
Chắc chắn không khỏi.
Cảnh ở nhà Pha.
Hể còn nói ra
Thì càng nặng tội
Ai hỏi đừng chối
Tôi có bốn bà
Đều là Vợ Cả.

Cho nên các Bả (Tiếng địa phương)
Hậm hực ngày đêm
Không ai chịu em
Muốn làm Chị Cả.
Trời cao hối hả
Bảo đám Thiên lôi
Đem ghế xuống ngồi
Sau lưng Thẩm phán
Tối cao mở án 
Phúc thẩm xử ngay
Trời quyết ra tay
Xem Cao Hùng Nguyễn.
Luật sư nổi tiếng
Dám CẢI nửa thôi
Pháp luật của Trời
Sao Hùng nói rứa?
Muốn làm bào chữa
Phải nghe Thiên lôi.
Nếu còn lôi thôi
Thu luôn Bằng Luật.

Cao Hùng quên mất 
Việc rủ nhà thơ
Ông lão dật dờ 
Xem Cầu Quay nữa (Cầu Sông Hàn).
Chuyện hay như rứa
Ngồi đó làm chi
Mau lên xe đi 
Chạy qua nhà bác (Phạm Minh Thông)

PHẠM MINH THÔNG (20/11/2016)
**************
- Người đã từng được Bác Hồ ký tặng băng khen năm 1968, nguyên là Giám đốc XN Bê tông Vĩnh Tuy, vì có sáng kiến bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ;
- Người góp công lớn trong sáng kiến kết cấu thép khi xây Lăng Bác Hồ;
- Một trong số ít người sáng kiến thành lập mô hình Công ty Cổ phần đầu tiên ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ 1986, nguyên là Giám đốc Công ty HDXL và KD Nhà QNĐN;
- Người đặt nền móng cho sáng kiến "Đổi đất lấy hạ tầng" trong xây dựng cơ bản, tạo tiền đề cho sự  phát triển cả nước nói chung và của Đà Nẵng nói riêng ngày nay;
- Người xây dựng Cầu Quay bắt qua Sông Hàn - Đà Nẵng năm 1997, một trong những cây cầu áp dụng công nghệ hiện đại đầu tiên của nước Việt Nam. 

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

PHÉP LÀM QUAN HAY DOANH NHÂN - Thuyết Hậu Hắc Học của Lý Tôn Ngô

PHÉP LÀM QUAN HAY DOANH NHÂN
- Thuyết Hậu Hắc Học của Lý Tôn Ngô 


 "Hậu Hắc Học"  ra đời cuối đời nhà Thanh. Sau bao nhiêu năm nghiên cứu  Lý Tôn Ngô mới thấy rằng, thì ra Anh hùng Hào kiệt trong thiên hạ xưa nay sở dĩ làm được những chuyện kinh thiên động địa, là chỉ nhờ có hai điều kiện là MẶT DÀY và TIM ĐEN. Hậu là dày, Hắc là đen. Học là học thuyết, được áp dụng trong phép làm quan cũng như doanh nhân. 

Kể những anh hùng trong truyện Tam Quốc, người thứ nhất là Tào Tháo. Sở trường của ông là tâm địa đen tối, nghĩa là độc ác. Tào Tháo giết nhà họ Lữ, giết Dương Tu, giết Đỗng Thừa, Phục Hoàn, giết Hoàng Hậu, Hoàng Tử mà không hề ghê tay. Đã thế, lại còn nói thẳng ra: “Chẳng thà ta phụ người, còn hơn để người phụ ta”. Tim đen như thế, thật đã đến tột độ. Tào Tháo xưng hùng được là lẽ cố nhiên.
Kế đến nên công nhận Lưu Bị. Sở trường của ông ta hoàn toàn nhờ ở cái bộ mặt dày. Ông ta theo Tào Tháo, theo Lữ Bố, theo Lưu Biểu, theo Tôn Quyền, theo Viên Thiệu. Trốn bên Đông, nấp bên Tây, chầu chực ăn ở nhà người ta hết năm này qua tháng nọ, vẫn không cho là nhục. Đã thế, Lưu Bị lại còn rất dễ khóc. Mỗi khi gặp việc gì khó giải quyết, ông ta bèn khóc một hồi là chuyển bại thành thắng. Vì thế, tục ngữ có câu: “ Giang sơn của Lưu Bị nhờ khóc mà ra”. Đó cũng là một vị anh hùng có nhiều bản lĩnh. Lưu Bị sánh với Tào Tháo, có thể gọi là “ Song tuyệt”. Vì thế, lúc hai người đối ẩm luận anh hùng, một người tim đen nhất và một người mặt dày nhất, Tào Tháo đã nói:” Anh hùng trong thiên hạ, chỉ có tôi với ông”.
Ngoài ra, còn có Tôn Quyền. Tôn Quyền với Lưu Bị là đồng minh, hơn nữa lại bà con, thế mà bỗng nhiên ông đánh phá Kinh Châu, giết Quan Vũ. Tâm địa độc gần bằng Táo Tháo, chỉ tiếc không độc đến nơi đến chốn. Xong rồi, ông lại xin hòa với Thục để biểu lộ cái mặt dày. Tôn Quyền với Tào Tháo sánh vai xưng hùng, có thể nói là chẳng ai hơn ai kém. Ông lại còn hàng Tào Tháo, xin được xưng thần, tuyệt giao với Ngụy, toàn là những việc làm rất “ mặt dày” cả. Tuy tim ông không đen bằng Tào Tháo, mặt không dày bằng Lưu Bị, nhưng lại kiêm toàn. Vì thế, ông được liệt vào hạng anh hùng hào kiệt cũng đáng lắm.
Về sau, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền đều chết cả, có họ Tư Mã nổi lên. Ta có thể nói là Tư Mã đã lĩnh hội được cái Hậu Hắc chân truyền của Tào Tháo và Lưu Bị. Ông ta có thể ức hiếp cô nhi quả phụ, độc như Tào Tháo, có thể chịu được cái nhục “ khăn yếm”, mặt còn dày hơn Lưu Bị nhiều. Lúc mới đọc sử, đến đoạn Tư Mã Ý chịu nhục, nhận khăn yếm, đã phải khen rằng:” Thiên hạ tất sẽ về tay họ Tư Mã”.

Có thể lấy Sở Hán ra dẫn chứng: Hạng Vũ là bậc anh hùng vũ dũng bậc nhất đương thời, thế mà phải chịu chết ở Đông Thành cho thiên hạ chê cười. Hàn Tín phê bình sự thất bại của ông là “ Phụ nhân chi nhân, thất phu chi dũng”. “Phụ nhân chi nhân” tức là lòng nhân của đàn bà, không thể nhẫn tâm. Căn bệnh ở chỗ tim không đen. “ Thất phu chi dũng” là cái dũng của kẻ thất phu, không chịu được tức. Căn bệnh ở chỗ mặt không dày. Lúc Hạng Vũ và Lưu Bang cùng ngồi một chiếu, Hạng Vũ đã rút kiếm ra khỏi vỏ, chỉ cần hoa một lát lên cổ Lưu Bang là xong, thế mà ông ta bồi hồi không nỡ, để Lưu Bang thoát khỏi.
Trận Cai Hạ bị bại, nếu ông quyết định qua sông Ô Giang thì chưa chắc thắng bại về ai. Ông lại nói: ”Hơn tám ngàn con em ở Giang Đông theo ta sang sông về miền Tây, chẳng còn một ai trở về, gia đình họ sẽ thương khóc con em của họ mà nghĩ đến ta, ta còn mặt mũi nào trông thấy ai! Ví dụ họ chẳng oán trách ta chăng nữa, ta cũng thẹn với lương tâm”. Hạng Vũ bại là phải lắm. Đã nói “ không mặt mũi nào nhìn ai” lại còn biết “ thẹn với lương tâm”, thì còn làm gì được nữa!
Trong lúc ấy thì Lưu Bang, cha bị quân địch bắt, dọa đem làm thịt, Lưu Bang thản nhiên trả lời: ”Nếu có luộc thì xin dành cho một bát nước xúp”. Con bị binh Sở đuổi bắt, ông nỡ đẩy con xuống xe giao cho địch. Về sau còn giết Hàn Tín, giết Bành Việt. “Chim hết bẻ cung, thỏ hết giết chó”. Tư cách như thế thì Hạng Vũ “ Phụ nhân chi nhân, thất phu chi dũng” làm sao địch nổi! 

Ngoài ra, còn nhiều nhân vật có thể dẫn chứng. Như Hàn Tín mặt dày chịu được nhục “ bát cơm phiếu mẫu”, nhưng tim không đen nên bị thất bại. Phạm Tăng tim thật đen, nhưng mặt không dày, không chịu được tức, đến nỗi làm mất giang sơn của Hạng Vũ lại lụy cả đến cái thân già của mình.

Vì thế, phải biết rằng: Trời sinh ra ta, cho ta cái bộ mặt, nhưng bề dày may sao nó lại lộn vào bên trong. Trời cho chúng ta một trái tim nhỏ bé, nhưng cũng may làm sao, sắc đen của nó cũng ở bên trong. Bề ngoài tuy thật tầm thường, nhưng khảo sát cho tinh vi, thấy nó có thể dày đến vô hạn, đen đến vô cùng.

A. Muốn luyện thành một con người “ Hậu Hắc ” cũng không khó, miễn phải kiên nhẫn và phải qua ba thời kỳ.

Thời kỳ thứ nhất, là “dày mà cứng, đen mà sáng”. Người “Hậu” đã tinh thông, mặc dầu thiên hạ công kích đến thế nào đi nữa, cũng không hề động lòng. Lưu Bị là hạng này, cả đến Tào Tháo cũng đành phải chịu thua cái mặt dày của ông ta. 
Người tinh thông “Hắc” học, tim như một tấm “lắc” đen bóng loáng, càng đen người ta càng đổ xô vào phục vụ. Tào Tháo là hạng người này. Ông đã nổi tiếng ác độc, thế mà danh lưu Trung nguyên đều một lòng quy phục. Đúng là tim càng đen thì chiêu bài càng sáng.

Đến thời kỳ thứ hai, tuy đã khá lắm rồi, nhưng vẫn chưa thành công vì còn để lộ hình tích. Cũng như Lưu Bị, Tào Tháo, mới nhìn qua, người ta xét đoán được ngay họ thuộc vào loại nào.

Thời kỳ thứ ba, là “dày mà vô hình, đen mà vô sắc”. Người đã “dày vô tận, đen vô cùng” thì hậu thế vẫn có thể tưởng là không dày, không đen. Thế mới là đi đến tuyệt đích.
Nho-gia giảng Trung-dung, giảng đến “ vô thanh, vô xú ” mới hết. Phật giáo cũng phải đạt đến “ bồ đề vô thụ, minh kính vô đài ” mới chứng quả. Như thế, Hậu Hắc Học là một học thuyết bí truyền từ thiên cổ, cố nhiên phải đạt đến chỗ “ vô hình, vô sắc” mới hoàn toàn.

Nếu muốn làm quan mà không thuộc lòng “Bí quyết cầu quan”; cũng như làm được quan rồi mà không biết phép “Duy trì chức quan”, thì cũng vô ích. Người cầu quan, trước hết phải biết rõ sáu chữ: "Rảnh Rang, Luồn cúi, Khoe khoang, Nịnh hót, Dọa nạt, Quà Biếu ". Người giữ chức quan, cần biết rõ sáu chữ: "Trống Rỗng, Cung Kính, Hách Dịch, Hung Ác, Điếc Đui, Hối lộ."

B. 06 phép cầu quan:"Rảnh Rang, Luồn cúi, Khoe khoang, Nịnh hót, Dọa nạt, Quà Biếu ".

Sáu chữ này, nếu theo thực đúng, thì sẽ đem đến kết quả cụ thể là, một hôm, Quan trên bỗng chợt nhớ ra lẩm bẩm một mình: Ông X muốn làm quan, đã xin từ lâu (Rảnh Rang). Mình với ông ta có đôi chút liên lạc (Luồn Cúi ) Ông ấy cũng là kẻ có tài (Khoe khoang). Ông ta đối với mình rất tốt (Nịnh Hót). Nhưng hắn cũng không phải tay vừa, nếu không cho hắn một việc làm, hắn sẽ làm bậy, có hại đến mình (Khủng Bố)...Nghĩ đến đây, nhìn thấy những lễ vật quà cáp chất đầy quanh mình (Quà Biếu), ông không còn biết phải làm gì hơn là ký giấy bổ “đương sự” đi làm quan.

1. Rảnh Rang: Rảnh rang có hai nghĩa, Một là chỉ sự vụ, người muốn làm quan, không được bận rộn một việc gì hết. Không làm thợ, không đi buôn, không làm ruộng, không học hành mà cũng chẳng dạy ai học. Phải rảnh rang để nhất tâm nhất trí cầu quan. Hai là chỉ thời gian. Người cầu quan phải nhẫn nại, không được nóng nảy hấp tấp. Hôm nay không xong, đợi ngày mai. Năm nay chưa được, chờ sang năm.

2. Luồn Cúi: Nghĩa là chui luồn. Cầu quan, phải luồn cúi, điều này ai cũng biết. Nhưng họ chỉ mới biết đến trình độ có cửa thì chui mà thôi. Theo ta, nếu phải đợi có cửa mới chui thì hỏng to. Phải làm sao cho có cửa thì chui , mà không cửa cũng phải vào lọt. Có cửa sẵn, ta mở rộng thêm. Không có cửa, ta phá tường đục vách, làm cửa mới.

3. Khoe Khoang:  Khoe khoang cùng đi chung với khoác lác. Khoe có hai lối: khoe trực tiếp bằng lời nói và khoe bằng giấy tờ. Khoe bằng lời cũng chia ra hai loại: khoe lúc bình thường và khoe trước mặt quan trên. Gián tiếp là khoe trên giấy tờ như báo chí, truyền đơn, tạp chí, biểu ngữ, v.v… ..

4. Nịnh Hót: Trên sân khấu cải lương, lúc Ngụy Công ra trò, những cử chỉ, dáng diệu, cách ăn nói của bọn này là gương mẫu.

5. Khủng Bố: Tức là dọa nạt. Chữ này nghĩa lý quá cao thâm. Cần phải nhấn mạnh: quan là một nghề rất đặc biệt, đâu có thể tùy tiện muốn cho ai cũng được. Vì thế, có người đã thực hành chữ “Nịnh Hót” chu đáo đến một trăm phần trăm mà vẫn không được làm quan. Đó là vì thiếu chữ “Khủng Bố”. Làm người, ai cũng có nhược điểm và lỗi lầm. Khi tìm được nhược điểm của quan trên, ngắm thật đúng, khẽ điểm một huyệt là quan hoảng hốt sợ hãi, lập tức tìm cho ta một chức vụ ngay. Nhưng người cầu quan phải hết sức khéo léo khi dùng hai chữ “Nịnh Hót” và “ Khủng Bố” kết hợp lại . Nghĩa là, trong nịnh hót có ý ngầm dọa nạt. 

Trong mắt mọi người, thấy mình nói chuyện với quan thầy, câu nào cũng toàn là nịnh hót, tâng bốc, kỳ thực bên trong toàn là móc trái, đá ngầm, chỉ một mình quan thầy hiểu. Quan nghe đến đâu, mồ hôi toát ra như tắm đến đấy. Người giỏi nịnh hót, nói gì, người bên ngoài nghe câu nào cũng thấy toàn là chỉ trích các bề trên, nhưng các “ bề trên” nghe thật vui lòng, nở nang từng khúc ruột. Nhưng điều cần biết là dọa phải có giơiù hạn, nếu đi lỡ trớn, để quan thầy thẹn quá, nổi xùng lên thì cũng hỏng bét cả.

6. Quà Biếu: là dâng lễ vật. Lễ lớn là tặng biếu tiền bạc, vàng, kim cương, ngân phiếu. Lễ nhỏ là món ngon vật lạ, đồ cổ xưa, mời nhậu nhẹt v. v. . . Người được tặng có khi là quan trên, có khi là kẻ tuy không làm chức gì hết nhưng có cách giúp đỡ mình được.


C. 06 phép giữ chức quan: "Trống Rỗng, Cung Kính, Hách Dịch, Hung Ác, Điếc Đui, Hối lộ."

1. Trống Rỗng: Trống rỗng trong giấy tờ, báo cáo, diễn văn, tất cả. Điểm này ta không cần nói rõ phải trống rỗng như thế nào, con chỉ cần chú ý xem các diễn văn,thông điệp, báo cáo của các cơ quan, hội đoàn, báo chí thì hiểu rõ. Nghĩa thứ hai, là làm việc không nhất định một hướng nào. Có khi biểu lộ thật cương quyết, độc đoán, nhưng bên trong vẫn có đường ngầm, để nếu cần có thể thối lui rất dễ dàng, nhất là không bị liên lụy bao giờ.

2. Cung Kính: nghĩa là nịnh hót. Nịnh có hai thứ, trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là nịnh ngay quan trên. Gián tiếp là nịnh thân thích, bạn bè của quan. Từ vợ lớn , nàng hầu, nhân tình, con cháu và đến cả mèo, chó của quan nữa.

3. Hách Dịch: trái nghĩa với chữ Cung Kính. Chữ này để đối với thuộc hạ hay dân chúng. Một là tỏ ra bằng giáng điệu oai nghiêm hách dịch. Hai là trong ngôn ngữ, tỏ ra ta đây tài giỏi hơn người. Chữ Cung Kính không nhất định đối với quan trên, vì có khi quan trên không trực tiếp nắm quyền sinh sát mình, thì không sợ. Cũng giống như thế, chữ Hách Dịch không nhất định đối với người dưới, vì nếu người dưới mà có quyền hay ảnh hưởng đến chức phận của mình, thì cũng phải đổi ra cái bộ mặt cung kính đối với họ. Như thế, nghĩa là phải tùy hoàn cảnh, sử dụng cho khéo léo.

4. Hung Ác: Ta chỉ cần đạt đến mục đích, mặc kẻ khác táng gia bại sản, bán vợ đợ con. Nhưng, điều cần chú ý nhất, là bao giờ cũng phải phủ lên trên bộ mặt tàn ác một lớp vỏ nhân nghĩa đạo đức mới được việc.

5. Điếc-Đui: “ Chúng cười mặc chúng, quan ta, ta cứ làm”. Trong chữ Điếc này, lại còn bao gồm cả chữ Đui . Vì có khi thiên hạ chửi bằng báo chí chứ không chỉ chửi bằng miệng. Trong trường hợp này, ta giả Đui nhắm mắt không thèm xem. 

6. Hối Lộ: tức là ăn tiền. Mười một chữ trước đều sắp đặt để dọn đường cho chữ này: đối chiếu với chữ Biếu Xén. Đã có dâng lên thì phải có thu vào. Nhưng cũng cần phải biết món nào nuốt được, món nào cần nhả thì phải nhả, để khỏi mắc nghẹn.

D. 02 phép làm việc của quan: “CẮT TÊN” &“ VÁ NỒI”.

1. Phép cắt tên: Ngày xưa có một người bị trúng một mũi tên. Hắn ta đến nhà một vị lương y ngoại khoa xin chữa trị . Oâng ta lấy dao cắt mũi tên bên ngoài, rồi tính tiền khám bệnh và chữa bệnh. Bệnh nhân ngạc nhiên hỏi:"Ơ kìa, ông đã chữa lành đâu mà đòi tiền? Mũi tên vẫn còn ở trong người tôi". Lương y trả lời: "Tôi là thầy ngoại khoa. Tôi chỉ chữa bệnh ngoài da. Còn bên trong không chữa được, bây giờ anh hãy đi tìm một thầy nội khoa mà xin chữa"

Đó là chuyện xưa, còn ngày nay thì cũng nhan nhản cách làm việc như thế. Ví dụ, Trong một công văn nọ được viết:” Theo như lời của ngài thì tên X quả thực có tội, chúng tôi sẽ thông báo cho nha hữu quyền điều tra để nghiêm trị”. “ Quả thực có tội” là “ cắt tên”. “ Nha hữu quyền” tức là thầy nội khoa. Hoặc là “ sẽ chuyển lên thượng cấp định liệu”. “ Thượng cấp” đây là “ thầy nội khoa”. Và ví dụ, nếu có người nhờ ta làm việc gì, ta nói: “ Tôi rất tán thành ý kiến của anh, nhưng còn phải thương lượng với ông Z”. “ Rất tán thành” là “ cắt tên”. “Ông Z” là thầy nội khoa.
Có những trường hợp bệnh nhân chỉ được cắt tên mà không được mách bảo tìm thầy nội khoa, và cũng có trường hợp chỉ bảo tìm thầy nội khoa, chứ tên cũng không thèm cắt. Chính trị càng cao thì càng biến hóa huyền bí vô cùng vô tận.

2. Phép vá nồi: Ngày xưa, có một người mời bác thợ hàn nồi đến nhà để hàn một cái nồi bị nứt. Bác thợ hàn vừa cạo nồi vừa bảo: "Xin ông chủ cho tôi ít lửa để tôi nhen bếp hàn". Trong khi chủ nhà quay lưng đi lấy lửa, bác thợ hàn khẽ đập nhẹ vào đáy nồi cho nứt nhiều thêm. Đợi chủ nhà đến nơi, bác nói: "Ông chủ xem đây. Nồi của ông nứt dài thế này, nhưng vì bị bồ hóng bám đầy nên không trông thấy. Bây giờ tôi cạo sạch, mới lộ ra rõ ràng.". Chủ nhà kinh ngạc nói: "Thật may quá, hôm nay may gặp được bác hàn giúp cho. Nếu để ít lâu nữa, chắc là sẽ phải bỏ cái nồi, không còn dùng được nữa.". Nồi hàn xong, cả bác thợ hàn lẫn chủ nhà đều vui vẻ mãn nguyện chia tay.

Cổ kim, đông tây, hiện đại cũng như trong lịch sử, nhan nhản đầy những chuyện Cắt tên và Vá nồi như thế. Hành động của cá nhân cũng như biến chuyển của quốc gia, suy luận một lúc là thấy rõ ngay thuộc về loại nào. Cũng có khi bác thợ hàn lỡ tay, đập vỡ nồi của người ta, rồi vá không xong!
Trịnh Trang Công dung túng cho Công Thúc Đoạn làm thực nhiều điều bất nghĩa, rồi mới cứ binh chinh phạt. Đó là phép vá nồi. Trong lịch sử, nếu ta lưu tâm nhận xét một chút thì nhận thấy rõ ngay.
Hai phép mầu nhiệm trên đây là một công lệ để làm việc. Vô luận cổ kim, đông tây, xưa nay vẫn rất thành công.
Quản Trọng là một đại chính trị gia Trung Quốc. Ông làm việc, không bao giờ ra khỏi hai luật này. Rợ Địch đánh nước Vệ, Tề quốc án binh bất động. Đợi đến lúc Địch diệt được Vệ rồi, ông mới làm nghĩa cử, hưng binh vấn tội Địch để cứu Vệ. Đó là phép vá nồi. Quản Trọng không trách Sở tiếm Vương hiệu, chỉ trách Sở không triều cống. Đó là phép cắt tên. Bởi vì lúc bấy giờ thực lực của Sở hơn Tề gấp bội, Quản Trọng xui Tề Vương đem binh đánh Sở, có thể nói là đập vỡ nồi để hàn. Đến khi thấy thái độ phản kháng cứng rắn của Sở, bèn cắt tên, bỏ qua chuyện cho xong. Quản Trọng có thể đập thủng nồi, xong rồi vá lại, vì thế nên được gọi là kẻ anh tài trong thiên hạ.

Đời Minh, Lý Vũ Thần vây khổn Lưu Khấu, sau lại thả ra. Đó là định dùng phép đập nồi. Chẳng ngờ, Lưu Khấu mạnh quá, trị không nổi, nên bị nước mất, vua chết.

Nhưng làm trái 02 phép này thì phải thất bại. Vì trong khi ai cũng chỉ theo phép cắt tên, và mình chỉ là thầy ngoại khoa, lại muốn nhổ cả đầu mũi tên ra, thì thất bại là lẽ cố nhiên. Chẳng hạn, Nhạc Phi muốn khôi phục Trung nguyên, rước Nhị Đế về. Nhưng khi ông vua đương kim có ý định chỉ nhổ đầu tên, thì Nhạc Phi bị hại ngay. Đời Tấn, Vương Đạo làm thừa tướng, có giặc nổi loạn nhưng ông không cho binh lính tiêu diệt loạn quân, mặc dầu trong khi ấy ông ta vẫn tỏ ra tận trung phò tá ngai vàng. Aáy là ông ta nuôi giặc để cho nhà Vua cảm thấy ngai vàng lung lay, cần phải có ông phò tá. Đó là giữ nguyên cả mũi tên không cắt, để chờ thầy nội khoa. Cổ kim, đông tây, ví dụ rất nhiều, ta không thể nào nói hết được. Nếu con chịu khó suy luận thì thấy ngay.

E. Phép tiến hoá trong " Hậu Hắc Học": 

Có phải những kẻ nào thành công trên đời, vô tình hay hữu ý, cũng đều là độc ác và mặc dày cả sao? Thế giới lúc nào cũng tiến hóa. Hậu Hắc Học cũng phân ra làm ba thời kỳ. 

Thời kỳ thượng cổ còn lộn xộn, không phân biệt “ đen” hay “ dày” gì cả, tất cả mọi người đều giản dị thật thà. Trong thời ấy, học thuyết của Khổng Mạnh đề xướng ra, rất thích hợp. Đó là thời kỳ thứ nhất.

Về sau, trí thức dân chúng càng ngày càng mở mang, trong đầu óc người ta, trăm mưu nghìn kế, biến hóa vô cùng. “ Hắc” như Tào Tháo, “ Hậu” như Luu Bị, bấy giờ mới xuất hiện ra. Lúc ấy, dù Khổng Tử có sống lại, cũng vô ích mà thôi. Đó là thời kỳ thứ hai.

Hiện tại đã đến thời kỳ thứ ba. Bọn người “ Hắc” như Tào Tháo, “ Hậu” như Lưu Bị, sinh ra càng ngày càng nhiều. Không những thế, nghệ thuật tinh vi của bọn họ, nếu Tào, Lưu trông thấy, cũng phải kinh hoảng. Cũng may là người thành công ít, kẻ thất bại nhiều. Và dù có thành công một thời, kết quả cũng vẫn đi đến thất bại.

Vì đây là thời kỳ thứ ba, thời kỳ “ Hậu Hắc” toàn thịnh của Tào, Lưu nay đã trở thành quá khứ. Người muốn THỰC thành công bây giờ, ngoài mưu trí thông minh xuất chúng, còn phải kiêm cái đạo đức giống như ở thời kỳ thứ nhất vậy. Kỳ thực, cũng không phải là trở lại thời kỳ thứ nhất hẳn, nhưng là một cái vòng tròn tiến hóa. Nghĩa là phải có cái tâm của Khổng Mạnh để thực hành cái thuật của Tào, Lưu, mới thích hợp với thời đại.

Vật gì hiếm có là vật quí. Thời thượng cổ, dân trí còn chất phác, không ai “ Hậu” mà cũng chẳng có ai “ Hắc”. Bỗng nhiên sinh ra một người đủ cả “ Hậu” lẫn “ Hắc”, tất nhiên người ấy khống chế thiên hạ, giành phần thắng lợi về mình. Mọi người trông thấy thế, bèn bắt chước theo. Ai cũng thi nhau “ Hậu Hắc” không ai trị nổi ai. Thế rồi bỗng dưng lại nổi lên một người, không rõ là “Hậu” hay “ Hắc”. Người này cố nhiên sẽ nổi bật hẳn lên về đức độ và tài năng, như thế cố nhiên sẽ phải được thiên hạ tín nhiệm, cảm phục, phần thắng lợi nắm chắc trong tay, không còn ai tranh được.

Ví dụ áp dụng trong kinh doanh, lúc ban đầu tất cả các gian hàng đều bán một thứ hàng tốt, giá rẻ cả, bỗng nhiên có một người bán lẫn hàng giả và xấu vào, người này bán đầu tiên, nên lừa thiên hạ được một số tiền rất lớn. Mọi người thấy thế đua nhau bắt chước, đến nỗi cả thị trường dần dần đều bán toàn hàng giả, xấu, làm cho khách hàng nghi ngờ, chán nản vô cùng. Thế rồi, bỗng có một nơi bán hàng tốt thật và giá rẻ thật. Khi thiên hạ phát giác sự thật thà của cửa tiệm này, tất cả mọi người đều đổ xô đến mua. Công ty này nhất định sẽ phát đạt và giàu to, vì đã được sự tín nhiệm của khách hàng.

Như thế là trong thương trường, cũng chia làm ba thời kỳ: thời kỳ thứ nhất là hàng tốt và đẹp mắt, thời kỳ thứ hai hàng chỉ đẹp mà không tốt, thời kỳ thứ ba, trở lại bên ngoài trông đẹp mà bên trong chất hàng cũng tốt nữa


HẬU HẮC HỌC
***************
Đúng như giới nhân sĩ Trung Hoa đã nhận xét: Hậu Hắc Học - Lý Tôn Ngô là một trong hai phát minh vĩ đại nhất của Trung Quốc.

Binh pháp là một cuốn sách cổ về mưu lược, đã rất nổi tiếng ở phương Tây, còn Hậu Hắc Học là một tác phẩm khá mới, hầu như chưa được biết đến ở ngoài Trung Quốc.

"Một trong những kết quả của việc đọc cuốn sách này sẽ là sự sụp đổ quan niệm truyền thống của bạn về sự tàn nhẫn. Nó gợi tư duy đáng kể trong khi cung cấp những ví dụ cụ thể.”

Seattle Times

“Đây là một cuốn sách phi thường, đầy những mẹo nhỏ thiết thực về cách biến nghịch cảnh thành thắng lợi. Bạn phải đọc cuốn này!”

George “Sparky”
***************

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ ĐẶC XÁ TRƯỚC HẠN TÙ

ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ ĐẶC XÁ TRƯỚC HẠN TÙ


I. LUẬT ĐẶC XÁ 2007:

Điều 10. Điều kiện được đề nghị đặc xá

1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam, trại tạm giam; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành hình phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành hình phạt tù; ít nhất là mười bốn năm đối với hình phạt tù chung thân;

c) Đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng hoặc một số tội phạm khác được Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá thì phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác.

2. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành hình phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành hình phạt tù, có xác nhận của trại giam, trại tạm giam;

b) Là thương binh; bệnh binh; người có thành tích trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội được tặng thưởng một trong các danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người có thân nhân là liệt sỹ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Gia đình có công với nước;

c) Là người đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ốm đau thường xuyên, có kết luận giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền;

d) Khi phạm tội là người chưa thành niên;

đ) Là người từ 70 tuổi trở lên;

e) Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong gia đình, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú;

g) Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.

3. Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc áp dụng điều kiện của người được đề nghị đặc xá theo Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước.

II. NGHỊ ĐỊNH 76/2008/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT ĐẶC XÁ 2007
Điều 5. Điều kiện của người được đề nghị đặc xá theo Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước 

1. Căn cứ vào Điều 10, Điều 11 của Luật Đặc xá và Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước, Chính phủ hướng dẫn cụ thể điều kiện của người được đề nghị đặc xá. 

2. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam được coi là đã lập công lớn, là người đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ốm đau thường xuyên, là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong gia đình quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Đặc xá được hiểu nhu sau: 

a) Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành hình phạt tù: là người đang chấp hành hình phạt tù đã có hành động giúp trại giam, trại tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm; cứu được tính mạng của nhân dân hoặc tài sản lớn của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát minh, sáng kiến có giá trị lớn hoặc thành tích đặc biệt xuất sắc khác được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; 

b) Người mắc bệnh hiểm nghèo là người bị mắc một trong các bệnh sau: ung thư, bại liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng; suy tim độ III hoặc suy thận độ IV trở lên, có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa hoặc bản sao Bệnh án của bệnh viện cấp tỉnh trở lên; nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đang có những nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu, có phiếu xét nghiệm HIV và kết luận của Trung tâm Y tế cấp huyện trở lên; 

c) Người ốm đau thường xuyên: là người đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam phải nằm điều trị tại bệnh xá, bệnh viện nhiều lần, trong một thời gian dài, không lao động, không tự phục vụ bản thân được và không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, có kết luận giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế cấp tỉnh trở lên; 

d) Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong gia đình: là người đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam có gia đình đang lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, không còn tài sản gì đáng kể hoặc có bố đẻ, mẹ đẻ vợ, chồng, con ốm đau nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người đó là lao động duy nhất trong gia đình, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình cư trú.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Bài bào chữa vụ án hình sự của luật sư-ThS Nguyễn Cao Hùng



Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Luật sư Mỹ sẽ khởi kiện các chính sách vi hiến của Tổng thống Donald Trump


Luật sư Mỹ sẽ khởi kiện các chính sách vi hiến của Tổng thống Donald Trump

ACLU không thuộc phe thủ cựu hay cấp tiến, Dân chủ hay Cộng hòa, cũng không ủng hộ bất kỳ chính trị gia nào. ACLU lựa chọn tuyệt đối trung thành với việc bảo vệ các quyền hiến định cho mọi công dân, từ các nhà đấu tranh của phong trào Dân quyền (Civil Rights Movement), phụ nữ và quyền phá thai, sinh viên phản đối chiến tranh Việt Nam, đến Ku Klux Klan (KKK) hay những nhóm Tân Quốc Xã (neo-Nazis), và gần đây là những nghi phạm khủng bố sau 9/11 hay cựu nhân viên Edward Snowden. Nỗ lực của họ đã tạo ra hàng loạt án lệ bảo vệ quyền công dân có ảnh hưởng bậc nhất trong hệ thống pháp luật Mỹ hiện nay.



A. Chủ nghĩa pháp quyền toàn thế giới đã đến lúc suy tàn?

“Đó là một trong những thời tốt đẹp nhất, đó là một trong những thời tồi tệ nhất, đó là thời của sự khôn ngoan, đó là thời của sự xuẩn ngốc, đó là kỷ nguyên của lòng tin, đó là kỷ nguyên của sự ngờ vực, đó là mùa Ánh sáng, đó là mùa Bóng tối…”, Nhà văn người Anh Charles Dickens mở đầu tác phẩm “Chuyện Hai Thành Phố” (A Tale of Two Cities) như thế. Câu chuyện của Dickens là về hai thành phố London và Paris giữa thời Cách mạng Pháp năm 1789, khi cả thế giới, hay ít ra là Châu Âu, cũng đang bàng hoàng, mất phương hướng sau một sự kiện chính trị rung chuyển mang tính lịch sử: những người dân thường Pháp vùng lên lật đổ triều đình trong một cuộc cách mạng dân túy đẫm máu. Trong thời điểm hiện nay, gần cuối năm thứ 16 của thế kỷ 21, đoạn văn này của Dickens trở nên âm vang hơn bao giờ hết.

Toàn thế giới vừa được biết kết quả cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ, với chiến thắng thuộc về ứng cử viên Donald Trump, vượt ra ngoài gần như tất cả các dự đoán của giới chuyên gia và giới chính trị chính thống. Donald Trump, một doanh nhân thô tục, lỗ mãng dấn bước sang ngang làm chính trị, đã được đa số người dân Mỹ chọn làm tổng thống. Donald Trump, người đã thể hiện sự sẵn sàng nhục mạ bất kỳ ai, bất kỳ thiết chế chính trị truyền thống nào của nước Mỹ để tranh luận quan điểm của ông ta, đã chiến thắng. Donald Trump, người đã thể hiện sự sẵn sàng chà đạp lên ngành tư pháp độc lập lâu đời của nước Mỹ, đã trở thành lãnh đạo của Mỹ, một trong những nước dân chủ quyền lực nhất thế giới.

I. Pháp quyền sẽ bị hắt hủi trên toàn thế giới?

Một cái nhìn lướt qua những địa danh khác trên thế giới không cho chúng ta được những cái nhìn tươi sáng hơn về triển vọng của thiết chế pháp quyền hay chủ nghĩa pháp quyền (rule of law) trên bình diện thế giới.

Tại Hong Kong, chính quyền Trung Quốc tiếm quyền tòa án Hong Kong, đe dọa ngành tư pháp độc lập để có thể công kích hai nhà lập pháp trẻ vừa được dân bầu vào Hội đồng lập pháp Hong Kong, khi hai nhà lập pháp này thể hiện thái độ bài Trung Quốc, ủng hộ Hong Kong độc lập trong các phần tuyên thệ nhậm chức của họ.

Tại Anh, ngay buổi sáng hôm sau khi tòa Cao Đẳng Pháp Viện tuyên chính phủ Anh thua kiện và phải thông qua ý kiến Nghị viện Anh trước khi gửi thông báo chính thức quyết định rời EU, những tờ báo dân túy của Anh thẳng thừng mắng chửi những người thẩm phán vì họ đã quyết định vụ việc bất lợi cho chính phủ khi mà kết quả trưng cầu dân ý hồi tháng 6 đã cho thấy đa số người đi bầu chọn việc rời EU.

Ba người thẩm phán, bao gồm vị Chánh tòa Tối cao Pháp viện Anh, là ba trong những luật sư già dặn, uy tín nhất của ngành tư pháp Anh. Thế nhưng họ đã bị đem ra bêu riếu là những “kẻ thù của nhân dân”. Một trong ba vị thẩm phán là vị thẩm phán đồng tính đầu tiên được bổ nhiệm vào tòa cao cấp của Anh. Một tờ báo đem khuynh hướng tính dục của ông ra đàm tiếu, bất chấp sự không liên quan của điều đó với quyết định của tòa Cao đẳng Pháp viện hay với tính độc lập nổi tiếng của hệ thống tòa án Anh.

Nhìn về trước hơn, chúng ta chứng kiến cách mà chính quyền Trung Quốc tuyên bố không công nhận phán quyết bất lợi cho Trung Quốc của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) trong vụ tranh chấp biển Đông. Phán quyết này tuyên rằng Trung Quốc đã và đang vi phạm các luật biển quốc tế trong các động thái hung hăng chiếm lấn biển đảo của họ tại biển Đông. Một vị quan chức Trung Quốc đã thẳng thừng nói rằng quyết định này chỉ là một mảnh giấy lộn.

Thêm vào, bây giờ chúng ta phải thấy vị tổng thống mới của Philippines, ông Rodrigo Duterte, mới đây chọn việc đối thoại tay đôi thân thiện với Trung Quốc, thay vì dùng phán quyết Tòa trọng tài quốc tế làm cơ sở cho một chiến dịch đa phương trong khu vực nhằm gây sức ép bắt buộc Trung Quốc phải tuân thủ pháp luật quốc tế. Duterte vốn cũng chả phải là một con người suy tôn chủ nghĩa pháp quyền. Có thể thấy cách ông ta cũng chà đạp lên tư pháp, lên nhân quyền, trong những chính sách an ninh trật tự bạo lực đẫm máu của mình, như câu nói nổi tiếng " nếu bạn biết bất kỳ kẻ nghiện nào, cứ việc trừ khử kẻ ấy. Bắt buộc cha mẹ chúng phải trực tiếp ra tay sẽ rất đau lòng"

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh đó, bất giác nhiều con người học luật, làm luật phải giật mình, ngơ ngác nhìn nhau: Ngày tàn của chủ nghĩa pháp quyền trên toàn thế giới đã điểm? Đã hết rồi niềm tin vào luật pháp như một thứ có thể ràng buộc tất cả mọi người, tất cả mọi tổ chức, quốc gia theo một cách bình đẳng và công bằng nhất có thể trong thực tế?

Đã hết rồi niềm tin vào những ngành tư pháp độc lập, sẵn sàng chiến đấu đến chết, không phải để bảo vệ một lãnh tụ, một đảng phái, hay một nhóm đa số dân chúng nào đấy, mà để bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, và quyền hiến định của tất cả nhân dân trong một đất nước, một lãnh thổ?

Đã đến rồi, thời của những nhà chuyên chế sẵn sàng một tay che trời, sẵn sàng quyết án bỏ túi hay đe nẹt các tòa án phải làm theo ý mình, giống như cách Putin, Tập Cận Bình, Duterte vẫn hay cư xử và Trump, rất có thể, sẽ cư xử?

Đã đến rồi, thời của độc tài số đông, thời của những đám đông cuồng nộ, cả trên Facebook và ngoài đời, sẵn sàng nhân danh “ý chí nhân dân” để nhục mạ, đàn áp, đe nẹt những thiết chế chính trị độc lập và những nhóm dân thiểu số không chia sẻ “ý chí nhân dân” đó?

Đã đến rồi, thời của độc tài số đông, thời của những đám đông cuồng nộ, cả trên Facebook và ngoài đời, sẵn sàng nhân danh “ý chí nhân dân” để nhục mạ, đàn áp, đe nẹt những thiết chế chính trị độc lập và những nhóm dân thiểu số không chia sẻ “ý chí nhân dân” đó?

Giữa âm u của thất vọng tràn trề, thật quá dễ để người ta chỉ có thể liên tưởng đến những điều tồi tệ. Nhưng cũng như Dickens, người viết tin rằng sự nhìn nhận thời thế một cách tuyệt vọng chỉ là một cách nhìn mang tính tương đối.

II. Cuộc tranh đấu mới của những người học luật 

Viktor Frankl là một bác sỹ người Áo may mắn sống sót qua thảm họa diệt chủng Do Thái. Ông có 3 năm khốn khổ trong trại tập trung của Đức Quốc Xã. Người vợ và cả gia đình ông, trừ một cô em gái, mất mạng trong các trại tập trung.

Khi tổng kết những bài học xương máu của mình trong cuốn sách “Cuộc kiếm tìm ý nghĩa của loài người” (Man’s Search for Meaning), ông viết: “Mọi thứ đều có thể bị tước đoạt từ một con người trừ một thứ: thứ cuối cùng trong những quyền tự do của con người – quyền chọn thái độ của chính mình trong một hoàn cảnh bất kỳ nào đấy, quyền chọn con đường của chính mình.”

Sự khủng hoảng của chủ nghĩa pháp quyền thế giới, có lẽ đã đạt đỉnh điểm qua việc một quốc gia dân chủ bậc nhất thế giới chọn một con người xem thường pháp quyền, xem luật pháp như công cụ kiếm ăn và đấu đá chính trị lên làm tổng thống.

Đó là hoàn cảnh mà chúng ta, những con người học luật và làm luật, phải chấp nhận. Nhưng chúng ta vẫn luôn và sẽ mãi mãi có quyền chọn cho mình một thái độ. Hệ thống tư pháp Hoa Kỳ đã có hơn 240 năm phát triển, có lẽ đã đến lúc nó phải đối mặt với một trong những thử thách lớn nhất trong lịch sử: đương đầu ra sao với một vị tổng thống xem thường pháp quyền?

Như ai đó nói, một con thuyền thường được an toàn khi neo đậu tại cảng, nhưng đó không phải là lý do thuyền được đóng. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Hay như Viktor Frankl nói, “thứ nào muốn đem lại ánh sáng, trước tiên nó phải chịu cháy”.

Như cách mà hệ thống tòa án Anh đang thử thách chính niềm tin của dân chúng Anh vào những thiết chế truyền thống của họ, hệ thống tòa án Hoa Kỳ trong ít nhất là 4 năm tới sẽ phải thử thách niềm tin của dân chúng Mỹ. Hệ thống tòa án Hoa Kỳ sẽ bảo vệ hiến pháp, bảo vệ quyền người dân, hay sẽ èo uột cúi mình, hay sẽ bị co giãn, đàn áp đến thui chột? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn thái độ của những con người học luật, làm luật tại Mỹ. Và có lẽ cũng phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn thái độ của những con người học luật, làm luật tại bất kỳ đâu trên thế giới.

Khi đối mặt với làn sóng báo chí vùi dập ba người thẩm phán vụ Brexit, giới luật sư Anh đã không chịu ngồi im. Bằng tiếng nói, bằng ngòi bút, họ đồng lòng tranh đấu. Tới mức họ phê bình đanh thép thủ tướng Anh và vị bộ trưởng tư pháp khi hai người này quá chậm chạp và lí nhí trong việc lên tiếng bảo vệ các thẩm phán, bảo vệ pháp quyền và sự thượng tôn luật pháp truyền thống của Anh.

Khi đối mặt với sự đàn áp từ Bắc Kinh, giới luật sư Hong Kong mặc đồ đen, diễu hành xuống phố trong sự im lặng phản kháng. Cuộc đấu tranh đó bây giờ là cuộc đấu tranh toàn cầu, một cuộc đấu tranh mà những người học luật, làm luật khắp thế giới có thể chọn cho mình một chiến tuyến: đấu tranh cho sự độc lập, hay cúi mình trước những uy quyền chính trị.

Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa pháp quyền, bảo vệ sự thượng tôn pháp luật, bây giờ đã không còn chỉ diễn ra tại những nước dưới các chế độ chuyên chế, độc tài. Cuộc đấu tranh đó bây giờ là cuộc đấu tranh toàn cầu, một cuộc đấu tranh mà những người học luật, làm luật khắp thế giới có thể chọn cho mình một chiến tuyến: đấu tranh cho sự độc lập, hay cúi mình trước những uy quyền chính trị.

Ngành tư pháp Anh đã lên tiếng, ngành tư pháp Hong Kong đã lên tiếng, bây giờ, chúng ta chờ người Mỹ. “…Đó là mùa Ánh sáng, đó là mùa Bóng tối, đó là mùa xuân hy vọng, đó là mùa đông tuyệt vọng, chúng ta có mọi thứ phía trước mình, chúng ta chả có gì phía trước mình cả…”

B. Luật sư Mỹ sẽ khởi kiện các chính sách vi hiến của Trump

Chỉ vài giờ sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống, luật sư Anthony D. Romero – Giám đốc điều hành của Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (American Civil Liberties Union – ACLU) – đã gửi tới ông một thông điệp mạnh mẽ: “Nếu ông không rút lại những lời hứa hẹn khi còn tranh cử mà vẫn cố thực hiện, chúng tôi sẽ chiến đấu với ông bằng tất cả hoả lực của mình trong mọi tình huống”.

ACLU cho rằng nếu được thực thi, những chính sách này sẽ vi phạm Hiến pháp thiêng liêng của nước Mỹ. Không nói suông, họ ngay lập tức công bố một báo cáo phân tích về tính hợp hiến của một số chính sách mà Tổng thống Donald J. Trump hứa hẹn sẽ thực thi trong 100 ngày đầu nhậm chức. Trong đó, ACLU giải thích rõ ảnh hưởng của những chính sách này đến các quyền dân sự và chính trị của công dân Mỹ và bày tỏ sự lo ngại của họ đối với nền pháp trị nước này.

I. Chính sách 1: Điều chỉnh luật để dễ dàng kiện các công ty truyền thông về tội phỉ báng hơn. (Vi phạm Tu chính án số 1) 

Trong quá trình tranh cử, vào tháng 2/2016, ông Trump đã tuyên chiến với giới truyền thông và hứa hẹn với cử tri là nếu trở thành tổng thống, ông ta sẽ tiến hành chấn chỉnh luật pháp Hoa Kỳ để việc thưa kiện những công ty truyền thông về tội phỉ báng (libel) sẽ dễ dàng hơn, cũng như có thể yêu cầu bồi thường cao hơn.

ACLU cực lực phản đối điều này vì cho rằng đây là tư tưởng kiểm duyệt báo chí, là hành động vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Mỹ vốn đã được quy định tại Tu chính án số 1 của Hiến pháp nước này.

Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra, lời hứa hẹn này của Trump là viễn vông và không thể thực hiện được vì luật về tội phỉ báng (libel) nằm ở các bang, chứ không phải luật liên bang. Tổng thống Mỹ không có quyền đụng đến vấn đề này. Hơn nữa, lịch sử án lệ hàng trăm năm qua ở Mỹ đã đưa ra những chuẩn mực pháp lý rất khắt khe để bảo vệ quyền tự do báo chí, và rất khó để cho bất kỳ ai hay một nhóm người nào có thể thay đổi được điều đó.

II. Chính sách 2: Trừng phạt phụ nữ vì họ phá thai
(Đi ngược với giải thích Hiến pháp của Tối cao Pháp viện trong án lệ Roe kiện Wade - 1973 )

Vào tháng 3/2016, cũng tại một buổi tiếp xúc cử tri, ông Trump đã tuyên bố phụ nữ nào phá thai phải bị “trừng phạt”.

Quyền được phá thai của phụ nữ Mỹ là quyền hiến định sau khi án lệ Roe kiện Wade ra đời năm 1973. Theo đó, phụ nữ có quyền phá thai và được phá thai cả vào những tháng cuối của thai kỳ nếu tính mạng của người mẹ gặp nguy hiểm.

Tối cao Pháp viện cũng phán rằng, đây là một trong những quyền con người căn bản (fundamental right) của người phụ nữ và là quyền hiến định dựa trên Tu chính án số 14. Tuy gặp không ít chỉ trích từ công luận và cũng rất nhiều lần phải đối diện với các cuộc thử thách pháp lý, án lệ Roe kiện Wade vẫn là văn bản pháp luật cao nhất ở Mỹ hiện nay trong vấn đề phá thai.

Sau phát biểu nêu trên, ông Trump đã rút lại ý kiến ấy và nói rằng ông bị hiểu lầm vì ông chỉ muốn trừng phạt những bác sỹ thực hiện việc phá thai. Tuy vậy, ACLU vẫn cho việc chống phá thai đến mức cực đoan và cho ra đời những đạo luật đi ngược lại các chuẩn mực pháp lý của vụ Roe kiện Wade là vi hiến.

III. Chính sách 3: Ủng hộ việc tra tấn các nghi phạm khủng bố
(Vi phạm Tu chính án số 5 và số 8) 

Sau vụ 11/9, báo chí liên tục đăng tin, hình ảnh về những nhân viên CIA và quân đội Hoa Kỳ tra tấn và bức cung những người bị bắt giữ vì nghi ngờ họ có liên quan đến khủng bố. Chính phủ Mỹ bị chỉ trích gay gắt về những hành vi này.

Trong quá trình vận động tranh cử, vào tháng 4/2016, ông Trump đã lên tiếng ủng hộ những phương pháp tra tấn này và cho rằng cần làm như vậy để bảo vệ an ninh quốc gia. ACLU lên án điều này một cách mạnh mẽ.

Theo họ, Hiến pháp Hoa Kỳ từ hơn 200 năm trước đã không cho phép các hành vi tra tấn, quy định rõ trong các Tu chính án số 5 và số 8, cũng như các án lệ từ xưa đến nay.

ACLU cho rằng, việc ông Trump yêu cầu “hợp pháp hoá” những phương pháp tra tấn sau khi chính phủ Bush đã bị lên án và Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua những đạo luật nghiêm cấm chúng là một hành vi thách thức các chuẩn mực về pháp lý của Hiến pháp Hoa Kỳ, quyền hạn của các nhánh nhà nước, và là một dấu hiệu của tham vọng mở rộng quyền lực của nhánh hành pháp và của tổng thống.

IV. Chính sách 4: Theo dõi công dân Mỹ trên diện rộng - mass surveillance (Vi phạm Tu chính án số 4)

Sau sự kiện 9/11 ở Mỹ, các đạo luật tăng cường an ninh quốc gia (homeland security laws) được ra đời và luôn luôn gặp sự phản đối từ các tổ chức bảo vệ quyền công dân và quyền hiến định như ACLU. Họ cho rằng các đạo luật này vi phạm quyền riêng tư và quyền không bị thu thập thông tin mà không có trát toà (warrantless collection of data) dựa trên Tu chính án số 4.

Ông Trump không phải là tổng thống Mỹ duy nhất ủng hộ việc theo dõi công dân. Từ năm 2001 đến nay, các đạo luật về theo dõi công dân của chính phủ Hoa Kỳ đã bị một số ràng buộc về pháp lý từ Tối cao Pháp viện trong những vụ kiện xâm phạm đời tư và có một số cũng đã bị tòa phán là vi hiến.

Tuy nhiên, khi tranh cử ông Trump cho rằng những điều luật theo dõi công dân này là cấp thiết trong cuộc chiến chống lại các thế lực khủng bố cực đoan. Theo đó, cơ quan an ninh Mỹ có thể theo dõi và thu thập những dữ liệu về các cuộc gọi điện thoại, emails, tin nhắn, v.v. của công dân, đặc biệt là người Hồi giáo, mà không cần toà cho phép.

ACLU cho rằng chính sách này đi ngược lại lịch sử án lệ của Tối cao Pháp viện và điều khoản “bảo vệ sự công bằng,” bắt buộc những phương pháp nghe lén và theo dõi công dân phải được tòa án cho phép trước khi thực hiện.

V. Chính sách 5: Ban bố lệnh cấm nhập cư đối với toàn bộ người Hồi giáo (Vi phạm Tu chính án số 1 và số 5)

Tu chính án số 1 của Mỹ công nhận quyền tự do tôn giáo của công dân, bao gồm cả việc bảo đảm quyền không tin vào một tôn giáo. Diễn giải của các án lệ từ Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ qua các thời kỳ còn không cho phép chính phủ có những chính sách kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào hoặc thiên vị một tôn giáo nào đó hơn các tôn giáo khác.

Theo ACLU, việc ông Trump muốn ban hành một lệnh cấm tất cả người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ sẽ vi phạm đến quyền tự do tôn giáo của những người này. Theo chính sách của ông Trump, những ai chọn theo đạo Hồi thì sẽ bị cấm nhập cư vào Mỹ và như thế quyền được tự do để tin vào, cũng như quyền được tham gia, một tôn giáo của họ đã bị xâm phạm.

Ngoài ra, Tu chính án số 5 và điều khoản về chuẩn mực tố tụng (due process) còn đòi hỏi, nếu một người đã có đủ tiêu chuẩn được nhập cư vào Mỹ thì họ chỉ bị tước đi quyền đó khi quy trình ra quyết định phải đảm bảo các thủ tục cần thiết và chuẩn mực.

ACLU nghiên cứu chính sách đưa ra từ phía ông Trump và cho rằng ngoài lý do từ chối họ vì họ theo đạo Hồi, không có bất kỳ một quy trình tố tụng nào được đề ra để đảm bảo quyền lợi cho những người này. Vì thế, chính sách cấm người Hồi giáo sẽ đồng thời vi phạm Tu chính án số 5.

VI. Chính sách 6: Lập tức trục xuất hàng loạt người nhập cư trái phép - mass deportation, đang cư trú ở Mỹ. (Vi phạm Tu chính án số 4)

Điều khoản “bảo vệ sự công bằng” của Tu chính án số 4 chính là nền tảng pháp lý cho các án lệ bảo vệ quyền của người dân khi bị bắt giam, tạm giữ, và khám xét. Theo đó, một người sẽ không bị bắt giam, tạm giữ hay bị khám xét mà không có trát của tòa án (warrant).

ACLU cho rằng, kế hoạch điều tra, bắt giữ, và trục xuất 11 triệu người di dân hiện đang cư trú bất hợp pháp (illegal immigrants) ở Mỹ trong vòng vỏn vẹn 2 năm sẽ dẫn đến tình trạng bắt người hàng loạt dựa trên lý lịch chủng tộc (racial profiling) và giam giữ người bất hợp pháp (illegal detentions). Đây là những phương pháp vốn bị Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ xem là các hành vi vi hiến khi diễn giải Tu chính án số 4 và những quyền dân sự dựa trên điều khoản “bảo vệ sự công bằng” (equal protection clause), cũng như Tu chính án thứ Năm về chuẩn mực tố tụng (due process).

Chính sách của ông Trump không hề nêu đến những yếu tố bảo vệ các quyền lợi pháp lý của những người bị tiến hành điều tra. Hiện nay, công việc điều tra, tạm gia, và trục xuất những người vi phạm luật cư trú ở Mỹ đang đối mặt với tình trạng quá tải.

Qua 6 điểm tóm tắt trên, ACLU cho rằng để thực thi một số chính sách mà tổng thống Trump hứa hẹn sẽ đồng nghĩa với việc viết lại các Tu chính án số 1, số 4, số 5 và số 8 của Hiến pháp Mỹ và điều đó sẽ đi ngược lại những giá trị đã định hình nên đất nước Hoa Kỳ ngày hôm nay.

Tổng hợp từ: Donald Trump: A One-Man Constitutional Crisis

Tổng thống Donald Trump là "Biểu tượng bất trắc" hay một "Doanh nhân thực dụng"?


Tổng thống Donald Trump là "Biểu tượng bất trắc" hay một "Doanh nhân thực dụng"?



Khó có thể phủ nhận câu nói của ông Trump là một cách diễn đạt khác của John F Kennedy, "Chúng ta chọn đi lên Mặt Trăng", thông điệp nhằm nhắc nhở người dân rằng dù chúng ta có đi đâu trên thế giới này, vẫn phải chú ý đến vấn đề Trung Quốc ngày càng lớn mạnh. Ông Trump có thể đã giành chiến thắng tại đất nước của mình, nhưng trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, câu nói trở thành thương hiệu của tổng thống mới được bầu Donald Trump "Hãy làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" đã trở thành sự đối đầu trực tiếp với khẩu hiệu của Trung Quốc, làm hồi sinh lại dân tộc Trung Quốc và giấc mơ Trung Hoa.

Tại đất nước được vận hành bởi chế độ độc đảng mà người dân không thể bàn tán công khai về điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống, thì Hoa Kỳ, với những lợi thế về phương tiện, văn hóa và chính trị, luôn là một chuẩn để so sánh. Không phải ngẫu nhiên mà khẩu hiệu về giấc mơ Trung Hoa của Chủ tịch Tập Cận Bình chính là sự phản ảnh từ giấc mơ Mỹ. Với một cường quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ chính là đối thủ họ cần phải đánh bại. Image copyright EPA Image caption Khẩu hiệu tranh cử của ông Donald Trump tương tự tham vọng của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, các nhà bình luận Trung Quốc luôn nói cuộc chiến của người Mỹ ở Afghanistan và Iraq làm ảnh hưởng đến niềm tin của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh khó có thể tin cậy vào Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề địa chính trị của thế giới; cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 khiến Trung Quốc không còn tin Hoa Kỳ trong việc dẫn dắt kinh tế toàn cầu.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc rất thận trọng trong việc đưa ra những nhận định trực tiếp đến các ứng cử viên hoặc về chiến dịch tranh cử, truyền thông nhà nước, vốn bị kiểm soát chặt chẽ, vẫn được toàn quyền trong việc đưa tin về sự chia rẽ và sự nhục mạ lẫn nhau của cuộc đua ở Hoa Kỳ. Tổng thống mới được bầu cũng nhắc lại nhận định của Bắc Kinh khi cho rằng hệ thống bầu cử Mỹ bị lũng đoạn bởi những nhà tài phiệt. Và truyền thông Trung Quốc cũng đã thảo luận khá sâu về những công chức có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong cơ chế độc đảng như một ưu việt so với chế độ bầu cử dân chủ có tính mị dân và hời hợt.
Với một dân tộc còn những ký ức đau thương bởi cuộc nội chiến và những ám ảnh của cuộc Cách mạng Văn hóa, thì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã xóa nhòa những câu chuyện đẹp mà nền dân chủ Hoa Kỳ đã từng đại diện. Tuy nhiên, cái nhìn của công chúng về tân tổng thống Hoa Kỳ lại khá lẫn lộn. Rất nhiều người Trung Quốc ngưỡng mộ ông Trump trên tư cách một nhà kinh doanh, là một người hay nói thẳng và kẻ ngoại đạo về chính trị. Nếu trong bốn năm tới, ông Trump có thể "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại", thì hệ thống chính trị của Mỹ có thể lấy lại được một chút sự tín nhiệm.

Nhưng trước tiên, chính phủ Trung Quốc cần phải chấp nhận sự thật là Donald Trump đã trở thành tổng thống và không có tý thành tích nào được ghi nhận, không có một đội ngũ được biết đến và không có một chính sách rõ ràng đối với Trung Quốc. Trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump từng nói Mỹ có thể làm bạn với Trung Quốc. Nhưng cũng chính ông nói: "Họ đến đây, họ lấy việc làm của chúng ta, họ kiếm được kha khá. Chúng ta phải sống cùng với kẻ ăn cướp việc làm lớn nhất trong lịch sử thế giới." Và đôi khi ông Trump cho thấy dường như đã tìm được giải pháp như: "Tôi đã ký nhiều hợp đồng làm ăn với Trung Quốc. Trung Quốc rất tuyệt vời. Tôi không có gì bực tức Trung Quốc, mà tôi giận dữ với những người đã để chuyện đó xảy ra. Trung Quốc rất tuyệt, nhưng họ đã thoát tội 'sát nhân'." Một phần trong lời hứa "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" của mình, ông Trump thường nói rằng Hoa Kỳ phải "chiến thắng" trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Nhưng hơn bốn thập kỷ qua, những lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hiểu ra rằng không nên tin vào những hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử ở Hoa Kỳ.

Image copyright Reuters Image caption Tranh chấp Biển Đông có thể dẫn đến xung đột do Mỹ giảm sự hiện diện ở châu Á. Họ theo dõi bao đời tổng thống Mỹ đến rồi đi, đưa ra những đe dọa kinh khủng với Trung Quốc khi vận động tranh cử, để rồi quay lại chính sách bắt tay hợp tác chỉ sau vài tháng lên nắm quyền. Có thời điểm mức độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc bị giảm sút, đường vào thị trường Hoa Kỳ rất quan trọng và khi đó, chính phủ Trung Quốc sẽ lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ của chính phủ ông Trump.
Nhưng các nhà thương thuyết về thương mại tự do vẫn còn nhiều tháng để tìm hiểu về động thái của ông Trump về thuế quan, cơ hội tiếp cận thị trường và tỉ giá hối đoái. Và Bắc Kinh sẽ cần tiếp cận với nhiều chuyên gia gốc châu Á trong đảng Cộng Hòa, là những người cho biết sẽ không làm việc khi ông Donald Trump làm tổng thống. Bắc Kinh sẽ sẵn sàng đối đầu với cuộc chơi về kinh tế của ông Trump.

Chính quyền Bắc Kinh đang muốn duy trì mối quan hệ ổn định với Washington, nên tại thời điểm ông Trump có bài diễn văn mừng thắng lợi, các kênh truyền hình của của Trung quốc phát dày đặc các chương trình về công cuộc chinh phục không gian và chủ tịch Tập Cận Bình đã nhanh chóng gửi lời chúc mừng tới tổng thống tân cử Mỹ một cách long trọng. Trong một thông điệp truyền trực tiếp trên truyền hình, ông Tập cận Bình nói « đặt tầm quan trọng lớn trong quan hệ Trung-Mỹ » và ông khẳng định mong muốn cùng ông Trump làm việc để « bảo vệ những nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác hai bên cùng có lợi ».

Tuy nhiên những lời hứa tranh cử của ông Trump đòi đánh thuế 45% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và những tố cáo chính thức Trung Quốc thao túng tỷ giá đồng tiền…. đó lại là những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ hai nước sẽ khó mà có thể ổn định như mong muốn của ban lãnh đạo Trung Quốc.
Ở Bắc Kinh, nhiều câu hỏi đang được đặt ra xung quanh vị tổng thống tân cử của nước Mỹ. Chuyên gia Giả Khánh Quốc (Jia Quingguo) thuộc Đại học Bắc Kinh và cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, tóm tắt ngắn gọn : Donald Trump là một "biểu tượng của sự bất trắc".
Nhưng một số chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, ban lãnh đạo Trung Quốc vốn rất ngán những chỉ trích của Hillary Clinton về vấn đề nhân quyền thì lại nghĩ rằng nhà tài phiệt bất động sản New York có thể sẽ có những ứng xử như một doanh nhân thực dụng.
Trong một thông cáo ra hôm qua (9/111), ông James Zimmerman, lãnh đạo phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc, một người ủng hộ Clinton, nhấn mạnh là : "đọc một diễn văn cứng rắn dễ hơn nhiều so với việc hình thành và đưa ra các quyết định cứng rắn". Ông cũng nói thêm là "cô lập hay trừng phạt Trung Quốc không phục vụ các lợi ích của nước Mỹ".

Bởi thế mà với chiến thắng của Donald Trump các đồng minh của Mỹ ở châu Á chắc chắn không khỏi lo ngại về những cam kết của Washington bảo vệ các đồng minh trước sự lấn lướt về sức mạnh của Trung Quốc cùng mối đe dọa khó lường của Bắc Triều Tiên.
Ở Trung Quốc, việc nhà tỷ phú New York đắc cử tổng thống một cách ngoạn mục đang đặt ra những vấn đề mang tính chiến lược và những vấn đề kinh tế cấp bách.

Với các đồng minh châu Á như Nhật bản, Hàn quốc thì sao?

Thương mại chính là cuộc chơi có thể giúp ông Trump giành một số thắng lợi, đổi lại là một số ưu thế trong cuộc tranh giành về địa chính trị ở châu Á. Ở điểm này, ông Trump chính là cơ hội lớn cho Trung Quốc. Khi tranh cử, tân tổng thống tỏ ra không mặn mà với việc Mỹ hiện diện ở châu Á bằng Trung Quốc. Ông đặc biệt phê phán chính sách xoay trục về châu Á theo góc độ kinh tế của chính phủ Tổng thống Obama. Hơn vậy, trên góc độ quân sự, ông Trump từng tuyên bố rằng những đồng minh lâu đời của Mỹ như Nhật và Nam Hàn phải trả tiền để đổi lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ.
Dư luận trong vùng cảnh báo rằng sự gia tăng của chủ nghĩa cô lập hoặc chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, hoặc mọi cuộc trao đổi với Bắc Kinh, sẽ làm Đài Loan và Biển Đông trở nên nguy hiểm, và giảm đi sự lãnh đạo của Mỹ ở châu Á vào thời điểm khi mà cả Philippines, Malaysia và Thái Lan đều đang cân nhắc lợi ích chiến lược sẽ đặt vào nước nào.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, ứng viên Cộng Hòa đã nhiều lần hứa lập lại trật tự quan hệ thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Với luận điểm đầy màu sắc bảo hộ của ông Donald Trump "nước Mỹ là trước tiên – America first", Donald Trump đã tuyên bố đòi các nước đồng minh châu Á có quân Mỹ đóng quân để bảo vệ an ninh cho họ phải đóng góp tài chính nếu không có thể Mỹ sẽ rút quân.
Chính quyền Obama đã tốn không ít công sức để Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết với 11 nước châu Á nhằm phục vụ cho chính sách xoay trục về châu Á của chính quyền Obama. Thế nhưng, ông Donald Trump đã không ít lần phản đối gay gắt hiệp định này, với lý do đó là thỏa thuận phá hoại công ăn việc làm của người Mỹ.
Ông Toshihiro Nakayama, giáo sư Đại học Keiko tại Tokyo phân tích : "TPP không đơn thuần chỉ là một thỏa thuận thương mại mà nó còn có ý nghĩa rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai nước cùng chia sẻ những giá trị chung, cùng tạo ra một trật tự khu vực hoàn thiện liên quan không chỉ đến kinh tế mà cả ngoại giao và an ninh".
Mối lo của các đồng minh châu Á đã thấy ngay. Ngay sau khi có kết quả bầu cử ở Mỹ, hôm quan Seoul đã nhanh chóng lên tiếng khẳng định rằng việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên sẽ vẫn phải được tiến hành như dự trù dưới chính quyền Trump.
Lãnh đạo nhóm nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền tại Hàn Quốc, ông Chung Jin-suk nhận định sắp tới sẽ phải có những thay đổi ngoạn mục trong bối cảnh an ninh khu vực. Nhưng ông nhấn mạnh "trong mọi trường hợp, liên minh quân sự Mỹ - Hàn không được lung lay vì đó là cơ sở cho sự thịnh vượng của Hàn Quốc".
Còn tại Tokyo, một thành viên chính phủ Nhật thậm chí còn lên tiếng trước khi có kết quả Donald Trump thắng cử để kêu gọi tổng thống tương lai của Mỹ hãy tuyên bố "bảo đảm các cam kết của Mỹ với các đồng sẽ vẫn mạnh mẽ và tin cậy ". Nhân vật này cũng nói thêm là những phát biểu tranh cử của ông Donald Trup tất nhiên đã gây lo ngại cho chính phủ Nhật, nhưng giờ phải chờ xem liệu tân tổng thống Mỹ có hành động đúng như những gì ông đã nói hay không.
Tuy nhiên theo một số nhà phân tích thì cam kết của Mỹ đối với các đồng minh châu Á, nền tảng cơ sở cho ổng định khu vực chắc sẽ không có gì thay đổi. Donald Trump đã thông báo sẽ tăng cường phương tiện cho hải quân Mỹ. "Chỉ riêng điều này cũng có thể trấn an tâm các đồng minh rằng Hoa Kỳ cam kết về lâu dài sẽ vẫn đóng vai trò người bảo lãnh trật tự tự do ở châu Á", theo nhà phân tích chính trị Alexander Gray, giảng viên Đại học California.

Nguồn: Tổng hợp