Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

KINH NGHIỆM THI HẾT TẬP SỰ LUẬT SƯ

KINH NGHIỆM THI HẾT TẬP SỰ LUẬT SƯ


1. Giai đoạn chuẩn bị
- Kiểm điểm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người tập sự theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Quy chế tập sự hành nghề luật sư được ban hành kèm theo Thông tư sô 19/2013/TT-BTP hiệu lực 15/01/2014.

a. Nộp Báo Cáo Kết Quả Tập Sự (BCTS) đến Đoàn Luật Sư (ĐLS).
ĐLS sẽ kiểm tra sơ bộ sau đó gửi Bộ Tư Pháp (“BTP). Lần trước, BTP đã yêu cầu phần lớn (khoảng 520/598 hồ sơ) phải bổ sung/làm lại BCTS (yêu cầu ghi rõ số lượng, nội dung, thời gian và địa điểm thực hiện vụ việc theo đúng mẫu quy định). Tuy nhiên, sau khi nộp lại BCTS thì đa số ổn cả, mọi người đều được đi thi. 

b. Thẩm tra Hồ Sơ TSHNLS
Trong đợt thi, BTP đã đã tố chức 1 Đoàn thẩm tra “thí điểm” tiến hành kiểm tra “chéo” 40 Hồ Sơ TSHNLS và loại ra 4 trường hợp không đủ điền kiện tham gia thi (dù có tên trong danh sách thi trước đó). Nội dung thẩm tra cụ thể thì em không rõ, nhưng được thông tin là sẽ mời cả LS hướng dẫn và Tập Sự lên để kiểm tra chéo thông tin về người TS, thực tế có tập sự tại VP của LS hướng dẫn hay không, chi tiết một số công việc đã nêu trong BCTS nộp trước đó.
Rủi ro này khá thấp, nhưng thiết nghĩ, các anh chị nên rà soát lại và nắm thật rõ nội dung trong BCTS của mình.

c. Thông báo tổ chức kỳ thi
Để cập nhật kịp thời các tin tức liên quan đến kỳ thi (từ danh sách thi, thời gian tổ chức thi đến kết quả thi, phúc khảo, etc), các anh chị có thể xem tại website của Vụ Bổ Trợ Tư Pháp, cụ thể là:


* Bổ túc hồ sơ:

- Phiếu đăng ký tham dự kiểm tra ( Phụ lục 6);

- Bản sao công chứng QĐ công nhận tập sự của Đoàn Luật sư;

- Bản sao công chứng Bằng cử nhân luật;

- Báo cáo quá trình tập sự hành nghề luật sư ( Phụ lục 02);

- Bản chính sổ nhật ký tập sự ( Phụ lục 03, trường hợp tập sự trước ngày 15/1/2014 thì viết sổ nhật ký từ 15/01/2014 trở về sau);

- Nộp lệ phí thi;

d. Chuẩn bị trước ngày thi

- Chuẩn bị tài liệu,bút giây nháp... từ ngày hôm trước

- Sáng dậy sớm tắm sửa sạch sẽ cho tinh thần thoải mãi

- Ăn những đồ ăn đủ chất nhưng dễ tiêu

- Đi sớm để khỏi trễ giờ, vì trễ giờ nó ảnh hưởng đến tâm rất khó có sáng tạo

e. Cách làm bài

- Cần viết chữ sạch sẽ, dễ đọc

- Không quá dành thời gian cho một câu nào mà nên chia thời gian để làm hết tất cả các câu

- Đọc kỹ đề bài. Có những đề bài mình đọc kỹ các câu sau, thì có thể trả lời các câu trước

* Thi viết:

- Chuẩn bị sách luật đầy đủ, tránh nghĩ rằng luật này đã hết hiệu lực, có luật mới thay thế nên không cần mang theo, hoặc không mang một vài văn bản luật, nghị định, nghị quyết về một vấn đề cụ thể nào đó vì "chắc là đề không ra phần này đâu..."

- Thực tế, luật hết hiệu lực cũng có khi phải cần tham chiếu (đặc biệt là khi xử lý thừa kế, tài sản chung, hôn nhân gia đình...), và những lĩnh vực chả khi nào thấy trong đề thi các năm trước, thì hoàn toàn có khả năng là tới kỳ thi của mình sẽ ra, và mình sẽ... không mượn được ai trong phòng thi vì người ta cũng như mình, hoặc người ta sợ mình cầm văn bản lâu ảnh hưởng đến việc làm bài của người ta...

- Đề thi không phải là vụ việc thật ngoài thực tế, nên đề cho gì thì nên biết vậy, giả định luôn là như vậy chứ không nên tự mình đào sâu, mở rộng rồi cho rằng đề không đúng, bị thiếu dữ kiện... để rồi tốn quá nhiều công sức để xử lý.

- Căn thời gian cho phù hợp, tránh trường hợp một câu làm quá kỹ và những câu còn lại không đủ thời gian. Vì rằng dù chúng ta làm rất tốt một câu thì cũng khó có thể lấy trọn vẹn 100% điểm của câu đó, nên nếu chỉ làm kịp 1 câu, những câu khác bỏ qua thì... rớt chắc :D

- Nếu được, tránh việc thảo luận đề thi trong giờ làm bài, vì vi phạm quy chế là một, còn một vấn đề nữa, là nếu người bên cạnh có quan điểm khác chúng ta, thì sẽ gây hoang mang dẫn đến không được tự tin. Mà một khi bản thân chúng ta đã không tự tin vào lập luận của mình thì còn thuyết phục được ai nữa?

* Phân thi Quy tắc đạo đức nghề LS:

Các kỳ thi trước rớt rất nhiều về môn này. Kinh nghiệm cho thấy chỉ có cách học thuộc lòng Quy Tắc được ban hành kèm theo QĐ 68/2011 của BTP. 

* Thi vấn đáp:

- Chuẩn bị hồ sơ trình bày thật chắc chắn, vì giám khảo có thể hỏi đủ thứ quanh hồ sơ đó, từ dữ kiện của vụ việc đến phương án bảo vệ, thực hiện, căn cứ pháp lý, bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện hồ sơ, những đề xuất, căn cứ của việc đề xuất, và cả những chi tiết nhỏ nhặt về hình thức, nội dung trong quá trình thực hiện vụ việc. 

- Đặc biệt, nếu hồ sơ của chúng ta là một hồ sơ thất bại, ví dụ các ý kiến của luật sư không được chấp nhận, hoặc việc thực hiện hồ sơ bị từ chối... thì càng phải nắm thật chắc, vì hồ sơ có thể sẽ bị "quay".

- Sẽ rất tốt khi hồ sơ có chứng cứ về việc hồ sơ do chính luật sư hướng dẫn của chúng ta thực hiện, và việc thực hiện hồ sơ đã có kết quả (thành công hay không thành công cũng cần chứng cứ). Nếu vì lý do nào đó mà chúng ta không có các văn bản trên trong hồ sơ đã nộp, thì hãy mang theo để xuất trình nếu được, hoặc chuẩn bị tinh thần để trả lời các chất vấn của giám khảo nếu không cung cấp được.

- Nếu hồ sơ là một việc không thành công, thì cũng chỉ nên trình bày quan điểm của mình, tránh việc tranh cãi quá mức khi giám khảo vặn vẹo. Tranh luận với giám khảo không phải là vấn đề, vấn đề ở chỗ là khi tranh luận quá hăng say thì có thể chúng ta sẽ nói bậy. Nói sai với bạn bè thì không sao, nhưng nói sai khi đang thi vấn đáp thì... mệt đấy. 

Và kinh nghiệm cuối cùng em thu thập được, là cần giữ gìn sức khoẻ để vào phòng thi với phong độ cao nhất, tránh tuyệt đối việc để cơ thể mất ngủ, đói, khát, hoặc có những nhu cầu khác dẫn đến thiếu tập trung, không minh mẫn.

2. Nội dung thi

a. Bài kiểm tra viết thứ nhất

- Thời gian: 180’

- Kết cấu đề thi gồm: câu 1 (về dân sự) và câu 2 (về Hình sự hoặc Thừa kế (SHTT, KDTM, Đất đai,..), chọn 1 trong 2 tình huống).

- Khi làm luu ý luật áp dụng (luật cũ hay luật mới)

+ Thừa kế: Về vấn đề thừa kế các anh chị cần nắm vững về thời hiệu, hàng thừa kế, vấn đề hôn nhân trong thừa kế (hôn nhân trong thời kỳ tập kết).

+ Hình sự: Về hình sự cần nắm rõ các quy định về tội phạm, tình tiết định khung, tình tiết giảm nhẹ, trẻ vị thành niên... 

b. Bài kiểm tra viết thứ hai ( Đạo đức nghề):

- Thời gian: 90’

- Không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào.

- Kết cấu đề thi: 

+ Phần trắc nghiệm ( 20 câu, về cả pháp luật Luật Sư và Quy Tắc ĐĐ&UXHNLS). 

Câu hỏi trắc nghiệm chỉ cần đọc luật luật sư 2006 ( sửa đổi 2012) vài lần là làm được;

+ Phần tự luận (1 câu hỏi về Quy Tắc ĐĐ&UXHNLS và 1 tình huống vv thành lập Công Ty Luật). 

Hai câu tình huống thì có một câu về quy tắc đạo đức ( có thể quy tắc cũ hoặc mới năm 2011); Câu còn lại có thể liên quan đến quy chế tập sự hành nghề ls kèm theo thông tư 21. Có đợt thi, câu tự luận yêu cầu trình bày những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp (Quy Tắc 20).

c. Bài kiểm tra thực hành

- Hồ sơ thực hành

+ Về kết cấu và format yêu cầu: chi tiết trong “Thông Báo vv kiểm tra…”;

+ Thường phải nộp trước ngày thi vài ngày, nên các anh chị chuẩn bị dần đi. 

+ Trong đợt thi, một số Hồ sơ thực hành không đạt yêu cầu (phải làm lại) với lỗi rất đáng tiếc như, lỗi format không đúng, hồ sơ chỉ về thủ tục kinh doanh mà không phân tích về cơ sở pháp lý).

- Mỗi phòng thi sẽ có 2 giám khảo, theo sự phân công và sắp xếp của BTC.

-Thi vấn đáp diễn ra cả ngày luôn. Nên kết thúc ngày thi đầu tiên, các anh chị nên check (BTC sẽ có thông báo) mình thuộc danh sách thi sáng hay chiều để sắp xếp đi lại.

- Vấn đáp

+ Trong phòng thi, thời gian vấn đáp trung bình của một thi sinh khoảng 10’. Sẽ có 2 phòng, 1 phòng “đợi” và 1 phòng “thi”. Thí sinh sẽ được gọi vào phòng “thi” theo danh sách. Có khoảng 7-10’ chuẩn bị. 

+Phần trình bày của thí sinh. Theo kinh nghiệm, các anh chị nên chú ý nghe kỹ yêu cầu của giám khảo. Vì có giám khảo yêu cầu trình bày chi tiết hay sơ lược hồ sơ hoặc chỉ yêu cầu nhận định chung hoặc kinh nghiệm rút ra sau khi thực hiện hoặc KHÔNG yêu cầu trình bày;

+ Phần hỏi đáp: câu hỏi rất đa dạng, tùy vào từng giám khảo. Có khi liên quan đến hồ sơ, có khi về định hướng và đạo đức nghề nghiệp khi lại về các tình huống pháp luật khác.

+ Tóm lại, nội dung tóm tắt vụ việc cần trình bày ngắn gọn, sau đó tùy từng trường hợp người hỏi sẽ hỏi xoay quanh vấn đề hồ sơ hoặc hỏi lĩnh vực khác. Chú ý sẽ có một câu hỏi về đạo đức, khi trả lời cần kiên quyết ý kiến câu trả lời của mình theo đúng quy tắc ứng xử đạo đức nghề luật sư.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét