Tìm hiểu về google
1.2.6.1. Google.
Công cụ tìm kiếm Google là một trong những nhân tố chính đem lại tên tuổi và thành công cho Công ty Google, Inc. Kể từ khi xuất hiện, công cụ này đã nhanh chóng được mọi người ưa chuộng sử dụng, bởi nó có một cách trình bày đơn giản, ngắn gọn cũng như đem lại kết quả tìm kiếm thích hợp và nâng cao.
Công cụ tìm kiếm Google có hai tính năng chính giúp đưa ra những kết quả tìm kiếm có tính chính xác cao. Một là, đó là sử dụng cấu trúc của các siêu liên kết để tính độ phổ biến cho mỗi trang web (xếp hạng này được gọi là Page Rank). Hai là, là tận dụng lại những siêu liên kết (thường được gọi là Link Text) để cải thiện kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, Google còn có một vài tính năng khác như: chứa đựng thông tin về vị trí của tất cả các tập tin mà nhờ đó nó có thể nhanh chóng đưa ra được những kết quả tương tự; theo dõi một số chi tiết trình bày trực quan như phông chữ, cỡ chữ; chứa sẵn trong kho dữ liệu thông tin về HTML của các trang.
Ở Google, việc dò tìm các trang web thực hiện bởi các bộ dò tìm (Web Server) được đặt phân tán. Một máy chủ (URL Server) sẽ cung cấp danh sách các URL cần tìm đến cho các bộ dò tìm. Các trang web tìm về sẽ được lưu trữ vào kho của các server dưới dạng nén. Khi phân tích một URL mới, mỗi trang web sẽ được gán một số hiệu nhận dạng, gọi là docID. Việc lập chỉ mục thực hiện bởi bộ lập chỉ mục (Indexer) và bộ sắp xếp (Sorter). Bộ lập chỉ mục thực hiện các chức năng như đọc kho dữ liệu, giải nén và phân tích các tài liệu. Mỗi tài liệu được chuyển đổi thành lập tần số xuất hiện của các từ, gọi là các hit. Bộ chỉ mục phân phối các hit này vào trong một tập các thùng (barrels), tạo một chỉ mục thuận đã sắp xếp theo từng phần.
1.2.6.1.1. Xu hướng phát triển của Google:
Google cơ bản đang theo đuổi hai hướng phát triển chính: tăng số người dùng và lôi kéo cộng đồng dùng dịch vụ sản phẩm của Google lâu hơn.
a. Tăng số người dùng:
Càng nhiều người dùng, sức mạnh của Google càng lớn. Để hiện thực được chiến lược này, Google cho dùng miễn phí hầu hết các dịch vụ sản phẩm ưu việt của mình từ hệ điều hành cho smartphone là android; đến trình duyệt Google Chrome; trình tìm kiếm google Search; mạng xã hội g+, blogger , youtube; thư điện tử gmail & các ứng dụng tiện ích như play, maps, translate, office online ( docs, sheets, slides), pic, drive, hangout và web store,..Hay liên kết với các mạng xã hội khác như LinkedIn và các trang Web thương mại điện tử toàn cầu,.. Tất cả đã tạo ra một hệ sinh thái ảo google toàn cầu, mà hầu hết người dùng Internet tại VN và thế giới, đều tham gia vào "hệ sinh thái của google".
b. Lôi kéo cộng đồng dùng dịch vụ lâu hơn:
Người dùng càng sử dụng dịch vụ của Google nhiều và lâu, thì sức hấp dẫn dịch vụ quảng cáo của Google càng lớn. Ở đây, chúng ta cần biết là hơn 95% doanh thu của Google đến từ quảng cáo, và năm 2012, doanh thu của Google khoảng 50 tỷ USD.
Để hiện thực ý này, Google bắt đầu chú trọng đến hạ tầng mạng lưới. Goole đã thiết lập hạ tầng mạng quang (Fiber) tại một số thành phố của Mỹ.
Tiếp theo, Google đã bán sản phẩm Google tivi cùng dịch vụ cáp quang của mình với giá rẻ hơn các công ty cùng ngành, nhằm để người dùng “dán' mắt” vào màn hình tivi của Google càng lâu càng tốt.
Sản phẩm “đình đám” tiếp theo là Google Self-driving-car - xe hơi tự lái. Tháng 10/2013 vừa qua, đã có thành phố tại Mỹ đồng ý cho phép đưa sản phẩm này vào sử dụng. Theo kết quả kiểm định của Google, thì sau gần 480.000km chạy, thì xe tự lái của Google không gây ra tai nạn nào. Trong khi đó, người dùng thường trung bình chạy 265.000 km thị bị tai nạn. Mục đích của Google self-driving-car cũng không nằm ngoài mục đích giúp người dùng rảnh tay và mắt để 'dán' mắt vào điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet) và tivi trên xe của Google. Lưu ý là Google đã phát triển dòng sản phảm smartphone Nexus.
Sản phẩm cuối cùng đó là Google Glass, mục đích chính cũng là giúp người dùng 'dán' mắt vào màn hình của Google 'cả ngày'.
Các sản phẩm ưu việt của Google sẽ rất hạn chế, nếu hạ tầng truyền dẫn không dây của Goolge phụ thuộc vào nhà mạng. Google đã giải quyết bài toàn này với dự án phát sóng wifi dùng khinh khí cầu. Mục đích của dự án khinh khí cầu (Project Loon) này cho phép hơn 7 tỉ công dân toàn cầu dùng wifi gần như miễn phí.
1.2.6.1.2. Lo ngại của các quốc gia về sự lớn mạnh của Google:
-Về phía nhà nước: Lo vì khi Google có được thông tin về thói quen, hành vi và sự riêng tư của hầu hết mọi công dân thì rủi ro sẽ không lường. Xu hướng đổi mới là ai có thông tin người đó có ưu thế. Cũng thêm một lưu ý, Goolge là công ty của Mỹ. Google có cái gì, thì cơ bản chính phủ Mỹ sẽ có cái đó.
-Về phía Nhà mạng: Hãy nghĩ tới việc nếu Google không còn phụ thuộc vào hạ tầng truyền dẫn của Nhà mạng hoặc hầu hết các dịch vụ dữ liệu, dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) đều được sử dụng miễn phí thì nguồn thu của nhà mạng còn lại gì ? Nhà mạng sẽ là chủ thể lo nhiều nhất khi Google mà to.
- Về phía người dân: Trước mắt, thì người dân sẽ là người sướng nhất vì được dùng dịch vụ sản phẩm chất lượng tuyệt vời nhưng lại miễn phí. Tuy nhiên về lâu dài, hỏi người dân sao thật sướng khi hướng phát triển của Google khiến cả Nhà nước và nhà mạng đều lo. Khi dự án Loon thành công, công dân toàn cầu có khả năng dùng miễn phí mọi thứ có từ Internet ở khắp mọi nơi, và nguy cơ Nhà mạng bị mất 60% - 80% doanh thu từ thoại và VAS là điều có thể hình dung được.
Khi Nhà mạng gặp khó khăn, thì cơ hội việc làm cũng cắt giảm và các hộ gia đình có người thân làm trong ngành ICT cũng chính là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên.
Và cuối cùng, trăng trở lớn nhất của các chính trị gia là đến một lúc nào đó, với kho thông tin ‘chất lượng’ khổng lồ của công dân toàn cầu trong tay, Google sẽ biết được ‘yếu điểm’ của một quốc gia; ví dụ như nhân sự chủ chốt của quốc gia X có thói quen, tính cách và yếu điểm gì, ai có thể chi phối và làm cách nào để lôi kéo người đó … đến lúc này, an ninh của quốc gia X rất mong manh. Người dân của Quốc gia X có sướng nổi nữa không khi an ninh quốc gia của họ bị đe dọa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét