Công ty Luật Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 334 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: 0911666884- 0924.488.884.

Công ty Đấu giá Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 07 Khúc Hạo, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng

Kim Trọng Hùng Group Kính chào Các bạn

Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng. Website:luatkimtronghung.com.

Luật sư Vũ Trọng Kim-CT Hội cựu TNXP

Ủy viên trung ương ĐCS khóa VIII, IX, X, XI. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XIII, XIV.

Luật sư Nguyễn Cao Hùng-Giảng viên thỉnh giảng Luật Đầu tư

Tác giả sách: 200 câu hỏi đáp về Khiếu nại, tố cáo. Đồng tác giả sách: Bình luận KH BLTTHS 2015-XNB CAND

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Thủ tục đăng kí website thương mại điện tử


Thủ tục đăng kí website thương mại điện tử


Hoạt động thương mại điện tử diễn ra hiện nay ngày càng phổ biến, để tham gia hoạt động thương mại điện tử các cá nhân, doanh nghiệp...phải tiến hành thủ tục đăng ký với Bộ công thương.
Khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: "Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng".
Website thương mại điện tử bao gồm:
- Website thương mại điện tử bán hàng;
- Website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Website cho phép người tham gia tiến hành mua bán hàng hóa theo phương thức sở giao dịch hàng hóa;
- Website cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến;
- Website đấu giá trực tuyến.
Thứ nhất, đối với điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng. Theo quy định tại Điều 53 NĐ 52/2013/NĐ-CP:
- Là thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
- Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.
- Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này.
Việc thông báo tuân theo thủ tục quy định tại Điều 53 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Việc thông báo thực hiện thông qua công cụ thông báo trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Bước 1: Đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống, cần đảm bảo những nội dung cơ bảo theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 Nghị định 52/2013/NĐ-CP
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký. Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu; Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.
Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về việc khai báo đầy đủ. Nếu việc khai báo không đầy đủ sẽ được thông báo để bổ sung
Thứ hai, đối với điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thì cần những điều kiện cơ bản, ngoài những điều kiện về chủ thể, tên miền… như đối với điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng thì cần điều kiện đó là: có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung:
- Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến
- Cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ
- Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra, bạn cần đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công thương xác nhận đăng ký. Việc đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Sau khi hoàn thành các thủ tục này, Bộ Công Thương sẽ công bố công khai trên Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Việc muốn lập website với tên miền quốc tế “.com” thì cũng cần làm thủ tục đăng ký trực tuyến. Sau khi đã kiểm tra sự tồn tại của tên miền thì bạn cần khai báo thông tin và thanh toán phí đăng ký tên miền Quốc tế. Nhà đăng ký sau khi nhận bản khai đăng ký và phí cần thiết sẽ tiến hành đăng ký tên miền và gửi thông tin quản trị tên miền về email mà khách hàng đã khai báo. Bạn kiểm tra email để nhận các thông tin cần thiết cho việc cấu hình sử dụng tên miền, sau đó truy cập địa chỉ thongbaotenmien.vn để thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông qua môi trường mạng về việc sử dụng tên miền quốc tế theo quy định pháp luật.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

8 TÍNH CÁCH TRONG CON NGƯỜI.

8 TÍNH CÁCH TRONG CON NGƯỜI.


1- Người Hèn:
Người hèn sống phận Ngựa Trâu
Người hèn có tính đi đâu cũng luồn
Người hèn ngậm miệng luôn luôn
Người hèn tốt xấu vui buồn mặc bay!

2- Người Ngay:
Người ngay ngẩng mặt ban ngày
Người ngay nói thẳng chuyện này chuyện kia
Người ngay đâu sợ miệng bia
Người ngay tốt xấu phân chia rõ ràng.

3- Người Sang:
Người sang phong cách đàng hoàng
Người sang cư xử rõ ràng dưới trên
Người sang thiên hạ biết tên
Người sang luôn biết mình nên làm gì.

4- Người Gian:
Người gian thập thụt thầm thì
Người gian sau trước chỉ vì mình thôi
Người gian ăn nói lôi thôi
Người gian của bạn của tôi nhập nhằng!

5- Người Ác:
Người ác sát khí đằng đằng
Người ác bá đạo nhập nhằng Vua Tôi
Người ác vì chỗ mình ngồi
Người ác giết cả bầy tôi lẫn thầy!
6- Người Tài:
Người tài tâm đức đắp đầy
Người tài không quản khó này khổ kia
Người tài biết việc phân chia
Người tài tính trước hoạ kia phúc này.

7- Người Ngu:
Người ngu không biết gian ngay
Người ngu lẫn lộn ban ngày ban đêm
Người ngu ân oán hay quên
Người ngu thường thích những tên nịnh thần!

8- Người Khôn:
Người khôn lợi dụng xa gần
Người khôn phân định cái cần cái không
Người khôn biết cách kể công
Người khôn tính việc vượt sông khi cần.


Nguồn: Fb TS Lê Thẩm Dương

20 TÌNH HUỐNG MẪU VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

20 TÌNH HUỐNG MẪU VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

1. Quy định của pháp luật về gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ và trách niệm của pháp nhân khi người của pháp nhân gây thiệt hại
B là công nhân vừa bị sa thải của công ty X, đến công ty đòi gặp giám đốc. Vì giám đốc đang tiếp khách, mặt khác, thấy B đang trong tình trạng say rượu nên A – bảo vệ công ty đã ngăn chặn không cho vào. B chửi bới, dùng những lời lẽ xúc phạm và cố tình xông vào công ty. Không kiềm chế nổi, A dùng dùi cui đánh túi bụi vào lưng B cho đến khi B ngã quy. Kết quả B bị trấn thương nặng.
– Hành vi của A có phải là phòng vệ chính đáng không?
Trả lời:
Hành vi của A không được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù B cố ý xông vào công ty trong tình trạng say, bị kích động mạnh nhưng hành vi của B không phải đang tấn công gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại ngay tức khắc. A có nhiệm vụ bảo vệ công ty nhưng việc A đánh B túi bụi cho đến khi B ngã quỵ không phải là hành vi chống trả lại một cách tương xứng với hành vi của B.
– B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khoẻ không?
Mặc dù B cũng có lỗi xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân cũng như công ty X (Điều 611 BLDS 2005) nhưng việc A gây thiệt hại cho B đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hướng dẫn của Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định củaBLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: có thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm; có hành vi đánh người trái pháp luật của A; A có lỗi; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Vì vậy, B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho B và trách nhiệm bồi thường được giải quyết như thế nào?
A gây thiệt hại cho B khi đang thực hiện công việc bảo vệ do công ty giao cho. Vì vậy, theo Điều 618 của BLDS 2005 “pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao cho”, Công ty X có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho B. Theo Điều 618 BLDS 2005, “nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”, vì vậy, xem xét A có lỗi đánh B đến mức trấn thương nặng nên A có trách nhiệm bồi hoàn lại cho Công ty.
B cũng có lỗi do xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của A cũng như thành viên công ty, xông vào công ty một cách trái phép nên B cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Theo Điều 617 BLDS 2005, “khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”.

2. quy định của pháp luật về việc xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại
A và B là hai anh em đồng hao. Một lần, A gặp B đi làm đồng về qua ngõ nhà mình, sẵn có ấm trà ngon nên A cố níu kéo mời B vào nhà mình uống trà. B một mực từ chối vì đang bận. Cậy mình to khoẻ, A vòng tay ôm hai chân B, vác B lên vai định “cưỡng chế” B vào nhà uống trà. B cố giãy giụa, A buồn cười quá nên tuột tay, làm B ngã, đầu cắm xuống đất. Bệnh viện án xác định B bị trấn thương đốt sống cổ, dẫn đến liệt toàn thân. Gia cảnh của A rất khó khăn.
– Ai có lỗi trong vụ việc trên?
Mặc dù A có ý tốt chỉ muốn mời B vào nhà mình uống trà và không cố ý gây thiệt hại cho B nhưng trong vụ việc này, A đã có lỗi vô ý gây thiệt hại cho B. Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định củaBLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định: “vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại”. Việc B giãy giụa là phản ứng bình thường của B khi bị A cưỡng ép, vì vậy B không có lỗi đối với thiệt hại
– Trách nhiệm bồi thường và xác định thiệt hại như thế nào?
A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho B. Trong trường hợp này, do B bị trấn thương dẫn đến liệt toàn thân, hoàn toàn mất khả năng lao động nên Theo Điều 609 BLDS 2005, A phải bồi thường các khoản sau: Chi phí hợp lý để cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của B; thu nhập bị mất của B; Chi phí cho người chăm sóc B do B bị liệt toàn thân; và một khoản bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu. Theo Điều 612 BLDS 2005, “trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường đến khi chết”, do đó ông B được hưởng tiền bồi thường đến khi chết.
Theo khoản 2 Điều 605 BLDS 2005, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình, vì vậy, ông A có thể đề nghị để được giảm mức bồi thường.

3. Quy định của pháp luật khi người gây thiệt hại do uống rượu nên không tự chủ được hành vi
P và Q là bạn thân thời đi học, sau mấy chục năm không gặp, bây giờ vô tình mới gặp lại. P kéo Q vào quán vừa uống rượu, vừa hàn huyên. Q không uống được rượu nhưng vì P ép quá, nể bạn, Q cố uống vài chén cho P vui lòng. Lúc đứng dậy ra về, Q thấy đầu choáng váng, đi được vài bước, Q xô vào một chiếc bàn trong quán, làm đổ nồi lẩu đang sôi vào hai vị khách đang ngồi ăn khiến họ bị bỏng nặng.
– Ai phải bồi thường, vì sao?
Điều 615 BLDS 2005 quy định: “người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường”. Trong trường hợp này, mặc dù P cố ý ép Q uống nhưng Q hoàn toàn có thể từ chối. Q không uống được rượu nhưng vì nể bạn mà uống say, gây thiệt hại cho người khác thì tự Q phải chịu trách nhiệm bồi thường.
– P có phải chịu trách nhiệm gì không?
Theo khoản 2 Điều 615 BLDS 2005, khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của họ gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Trong trường hợp này, P chỉ nài ép Q uống. Q hoàn toàn có thể từ chối nhưng do quá nể bạn, Q đã uống, tự đặt mình vào tình trạng say. Vì vậy, P không phải chịu trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do Q gây ra. Nếu P dùng vũ lực, hoặc đe doạ để cưỡng ép Q uống rượu, hoặc P lừa dối Q dẫn đến làm Q mất khả năng kháng cự mà uống say thì P phải thay Q bồi thường.

4. Quy định của pháp luật trong trường hợp nhiều người gây thiệt hại
Biết cả nhà anh K về quê, A, B, C bàn bạc với nhau chờ đêm đến sẽ phá khóa nhà K để vào trộm cắp tài sản. Đêm đó, chỉ có A, B phá khóa vào lấy xe máy, tiền, vàng và một số tài sản khác, trị giá khoảng 100 triệu đồng. C nhận trách nhiệm tìm chỗ tiêu thụ số tài sản trộm cắp trên. D thuê nhà gần đó, khi đi chơi đêm về thấy nhà K cửa mở toang, liền lẻn vào, bê nốt ti vi và một số đồ đạc khác (do A, B bỏ lại vì không mang đi được) trị giá khoảng 10 triệu. Sau thời gian điều tra, công an tìm ra A, C, D; còn B hiện vẫn đang bỏ trốn. Số tài sản trộm cắp chúng đều đã bán và tiêu dùng hết.
– K có quyền kiện ai để yêu cầu bồi thường?
K có quyền kiện A, B, C và D để yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản. Mặc dù chưa bắt được B nhưng B vẫn là bị đơn trong vụ án này.
– Trách nhiệm bồi thường của A, B, C, D được xác định như thế nào?
Trong vụ án trên, A, B, C, D đều có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho K. Hành vi gây thiệt hại của D hoàn toàn độc lập và riêng rẽ với A, B, C nên D phải bồi thường phần thiệt hại về tài sản mà D gây ra trị giá 10 triệu đồng. C mặc dù không trực tiếp trộm cắp tài sản của K nhưng do đã có sự bàn bạc, thoả thuận trước với A, B, có nghĩa là A, B, C cùng thống nhất về ý chí trong việc trộm cắp tài sản của K. Theo Điều 616 BLDS 2005, “trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại”. Vì vậy, A, B, C phải liên đới bồi thường thiệt hại cho K số tài sản trị giá 100 triệu đồng. K có thể yêu cầu bất kỳ ai trong số A, B, C phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại

5. Trách nhiệm BTTH khi nhiều người cũng thống nhất ý chí gây thiệt hại cho người khác
H là nhân viên phục vụ bàn trong nhà hàng, yêu K cũng là bảo vệ trong nhà hàng. T là khách quen, thỉnh thoảng đến ăn uống, say rượu, có lần sàm sỡ, trêu gẹo H làm H rất tức nhưng đành cố chịu. H khóc, tâm sự với K. K dặn H khi nào T đến thì thông báo cho K để K trả thù cho. Hôm đó, thấy T đến nhà hàng cùng 1 một số người bạn, H gọi điện thoại cho K, còn dặn K nếu đánh thì chỉ đánh dằn mặt thôi, đừng mạnh tay quá. K rủ P, một người bạn thân cùng làm trong nhà hàng, thủ sẵn dao, chờ bên ngoài. Khi T ra khỏi nhà hàng, H gọi điện thoại cho K, thông báo để K nhận diện ra T và xe của T. P chở K đi xe máy sau xe của T. Đến chỗ đường vắng, K rút dao đâm hai nhát vào lưng T gây trọng thương làm T chết. Hai ngày sau, Công an đã điều tra và ra lệnh bắt H, K, P.
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng của T như thế nào?
Theo Điều 616 BLDS 2005, “trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại”. Trong vụ án này, K là người cố ý và trực tiếp xâm phạm tính mạng của T, vì vậy, K phải chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng với phần lỗi của mình. P mặc dù chỉ chở K những cũng phải chịu trách nhiệm đối với một phần thiệt hại. H mặc dù không mong muốn xâm phạm đến tính mạng của T nhưng H cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại cho K. Vì K, H, P cùng thống nhất về ý chí gây thiệt hại cho T nên K, H, P phải liên đới bồi thường. Tiền bồi thường gồm: chi phí cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà T có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống; tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho gia đình nạn nhân.
– Nhà hàng nơi K, H, P đang làm việc có phải chịu trách nhiệm gì không?
Mặc dù K, H, P là người làm công trong nhà hàng, tuy nhiên, việc họ gây thiệt hại cho T không phải khi đang thực hiện công việc nhà hàng giao cho. Vì vậy, nhà hàng không phải chịu trách nhiệm đối với cái chết của T.

6. Quy định pháp luật về trường hợp gây thiệt hại do bị  xúi giục và không làm chủ được hành vi
A, B, C là người cùng xóm. A vốn có thù hằn với B. Biết C là người dễ bị kích động, lại nghiện rượu, A lập mưu mời C đến uống rượu thịt chó với mình. Khi C đã ngà ngà, A nhỏ to xúi bẩy, đặt chuyện để gây hiềm khích giữa C và B. C tin lời A, tưởng B chơi xấu mình nên trong cơn say rượu đến gây sự, chém B bị thương.
– Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ việc này?
Mặc dù A cố ý mời C uống rượu, lại đặt chuyện gây hiềm khích nhằm dùng C như một công cụ để gây thiệt hại cho B nhưng chỉ có C phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì hai lý do. Thứ nhất: Hành vi trái pháp luật của C là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại về sức khỏe của B; Thứ hai: C hoàn toàn có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nhưng tự C đã đặt mình vào tình trạng say và gây thiệt hại cho B. Vì vậy C phải chịu trách nhiệm bồi thường theo Điều 615 BLDS 2005. Hành vi của A không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại cho B, vì vậy A không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

7. Quy định của pháp luật trong trường hợp gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
Do có mâu thuẫn trong việc làm ăn, A tìm B để trả thù. Gặp B, A tay cầm dao nhọn, lao vào đình chém B. B sợ quá bỏ chạy tháo thân, trong lúc A đuổi sát gần, B không có cách nào khác đã chạy xô vào chị X đi xe đạp bán trứng khiến chị ngã, bị thương, trứng vỡ hỏng hết. Dân phòng và công an đã bắt giữ cả A, B.
– Việc gây thiệt hại của B có phải là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không?
Việc B gây thiệt hại cho chị X là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết vì: A đang có hành vi tấn công đe doạ trực tiếp đến tính mạng của B; B không có đường chạy thoát thân nên đã va vào chị X; thiệt hại B gây ra cho chị X nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn;
– Ai có trách nhiệm bồi thường cho chị X?
Theo Điều 615 BLDS, người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Vì vậy, A có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chị X.

8. Quy định của pháp luật khi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng
Lợi dụng đêm tối, N phá rào vào nhà máy Z để trộm cắp. Khi đang bê một thùng hàng, N bị H – bảo vệ nhà máy phát hiện. Thấy H quát to, N vừa ôm thùng hàng, đồng thời rút trong người ra một con dao bầu, doạ nếu H xông vào sẽ đâm chết. N tay cầm dao, tay xách thùng hàng, chạy giật lùi về phía hàng rào. H nhanh tay nhặt được chiếc búa đóng hàng, nhằm phía N ném. Chiếc búa rơi trúng đầu khiến N ngã quỵ. H gọi người đưa N đi cấp cứu. Kết quả, N bị trấn thương não, dẫn đến mất khả năng nhận thức.
– Hành vi gây thiệt hại của H có phải là hành vi trái pháp luật không?
H đã gây thiệt hại cho N trong trường hợp phòng vệ chính đáng vì: N có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của nhà máy; hành vi gây thiệt hại của H là cần thiết và tương xứng với hành vi xâm phạm, vì H không có điều kiện lựa chọn biện pháp chống trả thích hợp khác; hành vi phòng vệ nhằm vào kẻ tấn công là N nhằm ngăn chặn hành vi trộm cắp của N.
– N có được bồi thường thiệt hại không?
N hoàn toàn có lỗi đối với thiệt hại xảy ra, vì vậy theo Điều 617 BLDS, khi người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi gây ra thiệt hại, người gây thiệt hại không phải bồi thường. Vì vậy, N không được bồi thường thiệt hại.

9. Quy định của pháp luật trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại
P và Q (16 tuổi) là học sinh lớp 10 cùng đi học về bằng chiếc xe đạp nam gióng ngang. P ngồi trên yên và đạp pê-đan; Q ngồi trên gióng ngang điều chỉnh tay lái. Khi đang ngênh ngang phóng xe đạp trên vỉa hè, do mải cười đùa, họ đã đâm xe vào cụ T – 79 tuổi đang đi bách bộ, làm cụ ngã, gẫy cột sống. Mặc dù đã được điều trị nhưng kết quả cụ T do bị trấn thương nặng nên phải nằm liệt, không đi lại được.
– Cụ T có quyền kiện ai để yêu cầu bồi thường?
Vì P và Q đều 16 tuổi nên theo khoản 2 Điều 606 BLDS 2005, P và Q phải tự bồi thường bằng tài sản của mình. Trong trường hợp này, cụ T có thể kiện P và Q với tư cách là bị đơn dân sự. Nếu P và Q không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ của P, Q phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Trong trường hợp này, cha, mẹ của P, Q là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Xác định trách nhiệm bồi thường của P, Q như thế nào?
Hành vi của P và Q cùng gây thiệt hại cho cụ T, vì vậy theo Điều 616 BLDS 2005, P và Q phải liên đới bồi thường.
– Thiệt hại về sức khoẻ được bồi thường trong vụ việc này?
Theo Điều 609 BLDS và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Cụ T được bồi thường các khoản thiệt hại sau:
– Các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút bao gồm: tiền thuê phương tiện đến bệnh viện, tiền thuốc, viện phí, chi phí chiếu chụp X quang, tiền bồi dưỡng…
– Vì cụ T hoàn toàn không đi lại được và cần người thường xuyên chăm sóc nên tiền bồi thường còn bao gồm các chi phí cho người chăm sóc
– Việc gây thiệt hại ít nhiều có ảnh hưởng đến việc giao tiếp, sinh hoạt của cụ T, dẫn đến ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, vì vậy, cụ T có thể được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận, tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Vì cụ T đã già, hết tuổi lao động nên không phải bồi thường thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút cho cụ.

10. Quy định của pháp luật trong trường hợp súc vật gây thiệt hại
A là người chuyên buôn trâu. Hôm đó, A giao cho K – người làm thuê đưa 5 con trâu đến lò mổ của B (B mua trâu của A). Đang đi trên đường, do chiếc ô tô của T bấm còi quá lớn, một con trâu tự dưng vùng bỏ chạy. K hô hoán mọi người giúp mình đuổi bắt con trâu. Do nhiều người la hét náo loạn, con trâu hoá điên, liên tiếp đâm, húc, gây thương tích cho 3 người đang đi trên đường.
– Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con trâu gây ra?
A là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo các Điều 622, 625 BLDS 2005. Mặc dù A bán trâu cho B nhưng trâu chưa được giao đến lò mổ của B, vì vậy, A vẫn là chủ sở hữu súc vật. K là người đang có nghĩa vụ quản lý trâu đã để trâu gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc A giao cho. Việc ô tô của T bấm còi quá to không phải là hành vi trái pháp luật dẫn đến thiệt hại. A vừa là chủ sở hữu súc vật, là người thuê K làm công, vì vậy, A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật của mình gây ra trong khi người làm công của A đang quản lý. Sau đó, do K có lỗi trong việc quản lý trâu dẫn đến trâu gây thiệt hại nên A có thể yêu cầu K hoàn trả tiền bồi thường.

11. Quy định của pháp luật đối với người sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng của hàng hóa mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng
Anh A sai con là B đến cửa hàng đại lý của C để mua 3 chai bia. C bảo B tự lấy bia ở trong két. Khi B vừa cầm chai bia lên, tự dưng chai bia nổ, một mảnh vỡ vở chai găm vào mắt B gây rách giáp mạc. Ai phải bồi thường?
Nếu nguyên nhân gây nổ chai bia là do đại lý của C bảo quản sai quy cách thì C phải bồi thường;
Nếu C chứng minh mình không có lỗi trong việc bảo quản thì hãng bia phải bồi thường cho cháu B theo Điều 630 BLDS 2005 – Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường thiệt hại”.

12. Quy định của pháp luật khi súc vật gây thiệt hại
Ông P có một con trâu, giao cho Q (10 tuổi – là con trai ông) chăn dắt. Khi chị H đang gieo mạ trên đồng đã bị con trâu húc té ngửa, sừng của nó đâm trúng mắt chị, khiến chị bị thương tật ở mắt. Chị H yêu cầu ông P phải bồi thường thiệt hại vì con trâu của ông đã gây thiệt hại cho chị. Ông P cho rằng, chị H cũng có lỗi trong việc con trâu gây ra thiệt hại. Do chị H tay cầm bó mạ đứng hua hua trên bờ ruộng làm con trâu tưởng chị cho nó ăn nên đã chạy lại giành bó mạ. Nếu chị không tiếc của, để nó ăn thì đã không xảy ra sự việc đáng tiếc trên. Vì chị H cố tình giằng co bó mạ với con trâu dẫn đến nó đã húc chị.
– Ai có lỗi trong việc gây thiệt hại?
Điều 625 BLDS quy định: “Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác”. Cháu Q là người đang chăn dắt, quản lý trâu nhưng do Q là người chưa thành niên, nên P – bố Q và là chủ sở hữu con trâu là người có lỗi đối với thiệt hại do con trâu gây ra.
Chị H không có lỗi làm cho con trâu gây thiệt hại cho chị. Chị cầm bó mạ để gieo không phải là hành động khiêu khích con trâu. Việc chị giằng lại bó mạ không cho trâu ăn là phản ứng bình thường để bảo vệ tài sản của mình. Trong trường hợp này, chỉ có chủ sở hữu của súc vật có lỗi trong việc quản lý súc vật. Vì vậy, ông P phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chị H theo Điều 625 BLDS 2005 – Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.

13. Quy định pháp luật với trường hợp người điều khiển ô tô gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại
Chị A nhờ anh B (lái xe cơ quan) lấy xe ô tô của nhà chị, chở chị đi Hà Nội có công việc gia đình. Trên đường đi, anh B phóng xe với tốc độ cao , vượt ẩu, lấn sang phần đường đối diện, suýt đâm vào một chiếc xe con đi ngược chiều. Rất may người lái xe con là S đã kịp đánh tay lái vào bên phải đường để tránh trong tích tắc. Xe của S đã đâm vào tường rào nhà chị G, làm đổ tường, xe của S cũng bị bẹp đầu, vỡ gương. Chị H bắt đền S phải bồi thường thiệt hại bức tường đổ là 2 triệu đồng? S cho rằng do anh tránh xe của B nên mới gây thiệt hại, vì vậy, B phải bồi thường thiệt hại cho anh và cho chị G.
– Xác định trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại của G và S
Đối với thiệt hại của chị G: Mặc dù S là người gây thiệt hại về tài sản cho chị G nhưng là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Để tránh thiệt hại mà xe của B có thể gây ra, S không có cách lựa chọn nào khác là đánh tay lái vào bên phải đường, nên đã gây thiệt hại cho chị G. Thiệt hại bức tường đổ rõ ràng là nhỏ hơn thiệt hại về con người và tài sản đã tránh được. Vì vậy, theo khoản 1 Điều 614, người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. B là người gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo khản 3 Điều 614.
Đối với thiệt hại hư hỏng xe của S, B là người gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại, vì vậy, B phải chịu trách nhiệm bồi thường.
– Thiệt hại xảy ra có phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không?
Xe ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng trong vụ việc này, thiệt hại không phải do tự bản thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà hoàn toàn do lỗi của người điều khiển. Vì vậy, không áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
– Chị A có phải liên đới chịu trách nhiệm cùng B không khi chị là chủ xe, đồng thời anh B đưa chị đi công việc của chị
Chị A là chủ xe, đồng thời anh B đưa chị đi công việc của chị nhưng chị A không có hành vi trái pháp luật, không có lỗi đối với thiệt hại. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do anh B phóng nhanh, vượt ẩu, đi lấn đường. Vì vậy, anh B phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại.

14. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bảo vệ toà án gây thiệt hại
Anh A là bảo vệ Tòa án huyện Z. Trong một phiên toà hình sự, gia đình bị cáo do bênh vực người thân của mình, tức giận nên đã lao vào tấn công người bị hại khi người này đang cung cấp lời khai tại tòa. Trong lúc lộn xộn, để giữ trật tự phiên tòa, A đã nhảy vào dùng dùi cui đánh túi bụi những đối tượng trên, đặc biệt gây thương tích khá nặng cho N. N đã làm đơn yêu cầu Tòa án huyện Z và A phải bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho mình.
– N có quyền yêu cầu bồi thường không?
Mặc dù N cũng có lỗi trong việc A gây thiệt hại, nhưng hành vi đánh người của A là hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, vì vậy, N có quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, theo Điều 617 – bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi, N cũng phải chịu trách nhiệm đối với một phần thiệt hại.
– A hay Tòa án huyện Z phải bồi thường? Có áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra không?
A gây thiệt hại cho N trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy, Tòa án huyện Z nơi A công tác có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do A gây ra. A chỉ là bảo vệ của toà án, không phải là người có thẩm quyền tiến hành hoạt động xét xử, thi hành án. Vì vậy, không áp dụng Điều 620 BLDS 2005 – Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Nếu A là cán bộ trong biên chế của tòa án thì áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra Điều 619 BLDS 2005; Nếu A là nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng với Tòa án thì áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra Điều 619 BLDS 2005. Toà án huyện Z có quyền yêu cầu A hoàn trả một khoản tiền do việc A có lỗi đánh người.
Theo Điều 617 BLDS, N có cũng có lỗi trong việc để A gây thiệt hại cho N. vì vậy, N cũng phải chịu một phần trách nhiệm.

15. Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
A bị mất trộm 70 triệu đồng và 15.000 đô la Mỹ để trong ngăn kéo phòng làm việc. A nghi ngờ B là người quét dọn vệ sinh nên đã tố cáo B với cơ quan công an. Cơ quan điều tra căn cứ vào dấu vân tay của B trên bàn làm việc của A, cộng với thái độ lo sợ của B nên ra lệnh tạm giam B, lệnh tạm giam được Viện kiểm soát phê chuẩn. Viện kiểm sát nhanh chóng lập cáo trạng truy tố B trước Tòa. Vụ án được xét xử tại Tòa án nhân dân quận X. Trước tòa, B một mực kêu oan và phủ nhận lời khai trước đây tại cơ quan điều tra. Tòa án căn cứ vào kết luận của cơ quan điều tra đã tuyên xử B 3 năm tù giam, đồng thời căn nhà của B bị phát mại, bán đấu giá được 200 triệu để thi hành án. Một năm sau, cơ quan A làm việc lại bị mất trộm tiền và một số tài sản giá trị khác. Cơ quan công an đã bắt được T – một nhân viên cơ quan. Qua đấu tranh với T, T khai nhận một năm trước đã trộm tiền của A. Bản án trước đây bị huỷ, B được trả tự do và đã làm đơn yêu cầu A, Tòa án quận X bồi thường thiệt hại do xử oan cho mình.
– B có được bồi thường thiệt hại không?
Theo quy định của Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH 11 của Uỷ ban thường vụ quốc hội Về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, B là người đang chấp hành hình phạt tù, nhưng đã có bản án, quyết định của tòa án xác định B không thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, B thuộc trường hợp được bồi thường theo Nghị quyết 388/2003/NQ.
– Cơ quan nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho B?
Căn cứ Điều 10, Nghị quyết 388, Toà án quận X phải bồi thường thiệt hại cho B. Tòa án quận X đã tuyên B có tội, nhưng sau đó bản án bị huỷ vì B không thực hiện hành vi phạm tội, vì vậy, Tòa án quận X có trách nhiệm phải bồi thường cho B. Mặc dù các khâu trong hoạt động tố tụng có liên quan đến nhau, Tòa án xét xử dựa trên kết luận của cơ quan điều tra, cáo trạng của Viện kiểm sát, nhưng Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDTC – BTP – BQP – BTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết 388/NQ – QBTVQH 11 đã hướng dẫn: “Khi xác định được một người bị oan thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cơ quan xử lý oan sau cùng, không phụ thuộc có cơ quan tiến hành tố tụng đã xử oan một phần”.
– Xác định thiệt hại gây ra cho B, biết trước khi bị bắt, B có thu nhập là 1 triệu đồng/tháng; căn nhà của B đã bị phát mại hiện tại có giá trị 320 triệu
Theo quy định của Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH 11 của Uỷ ban thường vụ quốc hội Về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và Thông tự liên tịch số 01/2004/TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDTC – BTP – BQP – BTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết 388/NQ – QBTVQH 11, xác định thiệt hại gây ra cho B bao gồm:
– Thiệt hại về tài sản: Đối với căn nhà của B đã bị phát mại, bán đấu gía để thi hành án, B được bồi thường thiệt hại theo giá trị của căn nhà tại thời điểm giải quyết việc bồi thường là 320 triệu đồng (Căn cứ Điều 8 NQ 388);
– Thiệt hại do thu nhập bị mất: Trước khi bị bắt, B có thu nhập hợp pháp và ổn định là 1 triệu đồng/tháng. Vì vậy, B phải được bồi thường khoản thu nhập bị mất trong thời gian tạm giam và chấp hành hình phạt tù (tính đến ngày được trả tự do) (Căn cứ Điều 9 NQ 388);
– Thiệt hại do tổn thất về tinh thần: Do B bị kết án oan nên B được yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giam và chấp hành hình phạt tù. Mức bồi thường được xác định mỗi ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hành phạt tù được tính bằng ba ngày lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết việc bồi thường (Căn cứ Điều 5 NQ 388)
– Khoản tiền bồi thường được lấy từ nguồn nào và cách thức chi trả?
Theo NQ 388, kinh phí bồi thường thiệt hại được lấy từ ngân sách nhà nước; Cơ quan có trách nhiệm phải bồi thường cho người bị oan trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định xác định người bị oan. Người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự có lỗi gây oan do lỗi của mình có nghĩa vụ hoàn trả theo quy định của pháp luật.
– A có phải chịu trách nhiệm khi đã tố cáo B trộm cắp đến cơ quan điều tra không?
A không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì việc A bị mất trộm và cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra không phải là hành vi trái pháp luật.

16. Ai phải bồi thường khi ong bò vẽ gây thiệt hại
Ông A và ông B vốn là bạn tri kỷ ở cùng xóm. Hôm đó, A thấy buồn nên sang nhà B rủ B có rượu thì mang ra uống. B đùa A, chỉ lên cây xoài cao trước sân nhà mình thách: nếu ông A trèo lên cây xoài, lấy được tổ ong bò vẽ ở trên đó thì ông B sẽ thưởng cho ông A 2 lit rượu. Sau một hồi cò kè, phần thưởng được tăng lên thành 5 lít rượu. Ông A sốt sắng đi tìm thang để trèo lên cây, còn ông cũng cầm can đi mua rượu. Trèo đến gần tổ ong, ông A dùng sào chọc vào tổ ong. Ong bay ra, vây lấy ông A đốt. Ông A tối tăm mặt mũi kêu cứu. Hàng xóm chạy sang vội đưa ông đi bệnh bệnh viện nhưng khi đến bệnh viện, ông A chết vì trúng độc. Vợ con ông A sang bắt đền, buộc ông B phải bồi thường.
– Ong bò vẽ có phải là nguồn nguy hiểm cao độ không?
Theo Điều 623 BLDS 2005, ong bò vẽ dù không phải là thú dữ nhưng do tính chất tự nhiên, hoang dã và nguy hiểm của chúng, có thể coi là các loại nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
– Ông B vừa là chủ sở hữu cây xoài, là người thách ông A trèo lên cây lấy tổ ong, ông B có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông A?
Ông A là người có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Đáng lẽ ra ông A phải nhận thức được việc trèo lên cây lấy tổ ong là nguy hiểm, và nếu cần thì phải tìm biện pháp an toàn hơn cho mình. Ông B chỉ thách đố chơi nhưng ông A đã tự trèo cây và tự gây thiệt hại cho mình. Vì vậy, ông B không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, theo Điều 617 BLDS 2005, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, vì vậy, người bị thiệt hại phải tự chịu. Ông B là chủ sở hữu cây xoài nhưng không phải chịu trách nhiệm.

17. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bảo vệ siêu thị bắt giữ, gây thiệt hại cho khách hàng khi khách hàng vi phạm nội quy của siêu thị?
Hai thanh niên là N và M vào trung tâm thương mại X chơi, vừa đi xem quầy hàng, vừa ăn bánh ngọt. A là nhân viên bảo vệ nhắc nhở nội quy của trung tâm thương mại là khách không được ăn uống trong các quầy hàng. N và M lờ đi, vẫn điềm nhiên ăn tiếp. A nói với B là một nhân viên bảo vệ khác. A và B xông tới, dùng còng tay để còng tay N và M, vừa đánh vừa hô trộm để khách hàng khác tưởng N và M trộm cắp hàng hóa. N và M bị giữ lại đến tối mới được thả về, sau khi phải xin lỗi, lạy lục, van xin A và B nhiều lần. Do bị đánh, N và M đều bị thương tích ở mặt và người. Riêng N do vết thương khá nặng, N phải nghỉ việc, điều trị ở bệnh viện nhiều ngày. Sau đó, N và M đã tố cáo nhân viên bảo vệ của trung tâm đến các cơ quan chức năng và yêu cầu được bồi thường.
– Hành vi của A và B đúng hay sai?
Việc A, B còng tay N, M đánh, sau đó lại giữ N, M trong trung tâm nhiều giờ liền là trái pháp luật. Bảo vệ trung tâm thương mại không phải là người có thẩm quyền còng tay hay đánh người, giữ người.
– Ai phải bồi thường thiệt hại cho N, M?
N, M là nhân viên của trung tâm thương mại, gây thiệt hại khi đang thực hiện công việc được giao. Vì vậy, theo Điều 618, bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, trung tâm phải bồi thường thiệt hại cho N, M. Sau khi đã bồi thường cho N, M, trung tâm có quyền yêu cầu A, B phải hoàn trả một khoản tiền bồi thường thiệt hại.
– Xác định thiệt hại gây ra cho N và M?
Hành vi của A, B – bảo vệ trung tâm thương mại đã gây ra thiệt hại đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của N và M. Vì vậy, trung tâm phải bồi thường thiệt hại về sức khoẻ theo Điều 609 BLDS 2005 và thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm theo Điều 611 BLDS 2005

18. Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học quản lý
Trường Trung học cơ sở X tổ chức cho các em thiếu nhi lớp 7 đi thăm quan và cắm trại tại Ao Vua. Hùng (12 tuổi) cố tình trêu đùa, đã đẩy Nga – một bạn gái cùng lớp ngã xuống suối , không ngờ đầu Nga đập vào đá dẫn đến trấn thương não. Nga phải đi cấp cứu và nằm điều trị trong bệnh viện nhiều ngày. Bố mẹ Nga đã làm đơn kiện Hùng ra tòa. Bố mẹ Hùng cho rằng nhà trường cũng phải có trách nhiệm.
– Trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?
Theo Điều 621 BLDS 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác quản lý, người dưới mười lăm tuổi trong trường hợp học tại trường mà gây thiệt hại thì nhà trường phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Trong trường hợp trên, Hùng gây thiệt hại trong thời gian thuộc sự quản lý của nhà trường, vì trường tổ chức cho các cháu đi tham quan, vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về trường trung học cơ sở X. Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý (ví dụ Hùng đã không chấp hành quy định chung, trốn thầy cô ra suối chơi, rồi gây thiệt hại cho Nga) thì bố mẹ Hùng phải bồi thường.

19. Trách nhiệm bồi thường khi mượn ô tô gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của người khác
A có một chiếc xe 4 chỗ, chuyên làm dịch vụ chở khách hoặc cho thuê xe tự lái. B – một người bạn, mượn xe A để đưa gia đình về quê ăn cưới. Từ quê lên, do uống rượu say, B đã đâm xe vào giải phân cách giữa đường quốc lộ, xe bật ra theo quán tính đã đâm vào T đang đi xe máy, dẫn đến T bị thương nặng, đưa vào viện cấp cứu được 1 ngày thì T chết, xe máy bị hủy hoại hoàn toàn. Gia cảnh T rất khó khăn khi T là trụ cột gia đình, còn bố mẹ già đau yếu sông nương tựa vào anh; vợ đang mang thai 6 tháng; xe ô tô của A bị hư hỏng nặng. Xe hỏng khiến A không thể chở khách được.
– Xác định thiệt hại do hành vi trái pháp luật của B gây ra
Đối với A: B đã gây thiệt hại về tài sản cho A. Theo quy định của Điều 608 BLDS 2005, thiệt hại về tài sản bao gồm: Tài sản bị mất; tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại. Trong trường hợp này, hành vi trái pháp luật của B dẫn đến xe ô tô của A bị hư hỏng nặng; xe hỏng khiến cho A không thể chở khách hoặc cho thuê được. Vì vậy, B phải bổi thường cho A những khoản sau:
+ Các chi phí để sửa chữa xe nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu; chi phí khác để hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại;
+ Giá trị của chiếc xe bị giảm sút sau khi sửa chữa hư hỏng;
+ Thu nhập A bị mất do không khai thác được chiếc xe trong thời gian chờ sửa chữa
Đối với T: B đã gây thiệt hại về tài sản và tính mạng cho T.
Đối với thiệt hại về tài sản: Do chiếc xe máy của T bị hư hỏng hoàn toàn, T phải bồi thường giá trị của chiếc xe theo thời giá thị trường;
Đối với thiệt hại về tính mạng của T: Theo Điều 610 BLDS 2005 và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu, tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, xét nghiệm, truyền máu…
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, thuê xe tang, các khoản chi phí cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân…
+ Khoản tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. Trong vụ việc trên, T đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bố mẹ già yếu, sống nương tựa vào anh và đứa con mà vợ anh đang mang thai. Theo quy định của khoản 2 Điều 612 BLDS 2005 về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm, B có trách nhiệm bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho bố mẹ T kể từ thời điểm tính mạng T bị xâm phạm cho đến khi bố mẹ T chết. Đối với con của T, nếu còn sống sau khi sinh ra sẽ được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và tự nuôi sống bản thân.
+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần: Theo quy định của Điều 610 BLDS 2005 và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: cha, mẹ, vợ, chồng, con của người bị thiệt hại. Mức bồi thường do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết việc bồi thường.
– A là người cho B mượn xe có phải chịu trách nhiệm gì không?
Nếu A biết B không có bằng lái nhưng vẫn cho B mượn xe thì A cũng có một phần lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với một phần thiệt hại;
Nếu B có bằng lái, xe của A bảo đảm đủ điều kiện về an toàn để lưu hành thì A hoàn toàn không có lỗi đối với thiệt hại do B gây ra. B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

20. Quy định của pháp luật khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại
A là lái xe làm hợp đồng cho Công ty vận tải Z. Một lần khi đang lái xe chở hàng xuống cầu, xe của A đột ngột hỏng phanh. A đã cố gắng để kìm tốc độ của xe nhưng kết quả xe của A đâm liên tiếp theo phản ứng dây chuyền 4 chiếc xe đi trước, khiến các xe này bị hư hỏng.
– Thiệt hại do A hay tự chiếc xe gây ra?
Trong tình huống này, thiệt hại do tự bản thân hoạt động của chiếc xe gây ra. A không có lỗi trong việc điều khiển vì tình huống quá bất ngờ, nằm ngoài sự kiểm soát của A. Theo Điều 623 BLDS 2005, xe ô tô là phương tiện giao thông vận tải cơ giới – là nguồn nguy hiểm cao độ. Trong trường hợp này, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
– Ai có trách nhiệm bồi thường?
Theo Điều 623 BLDS 2005 và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì ngư

57 CÂU TRẮC NGHIỆM VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ

57 CÂU TRẮC NGHIỆM VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ


1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ
SAI (k2 Đ309): Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo cho bên cho nghĩa vụ biết bằng văn bản, không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

2. Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền
ĐÚNG (K2 Đ315)

3. Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi
SAI (K3 Đ623): Chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sd nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi trừ khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của bên bị thiệt hại; trong TH bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết

4. Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện
ĐÚNG (vì chủ thể của quan hệ nghĩa vụ không thay đổi, người có nghĩa vụ khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người có quyền ban đầu)

5. Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền
SAI (theo K2 Đ285, nếu trong quan hệ nghĩa vụ đó pháp luật có quy đinh về thời hạn thì các bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn pháp luật quy định, hoặc nếu pháp luật không quy định thì có thể trả bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.)

6. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ khi pháp luật qui định khác
SAI (K1 Đ284, địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể do các bên thỏa thuận).

7. Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu
SAI (vì: ví dụ như hành vi pháp lý đơn phương, một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, nếu có các điều kiện nhất định thì khi chủ thể bên kia thực hiện các điều kiện đó thì chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương phải thực hiện nghĩa vụ mà không cần chủ thể bên kia yêu cầu).

8. Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền, thì những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả trong việc làm phát sinh nghĩa vụ
ĐÚNG

9. Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt
SAI (vì: theo Đ384, Đ385) Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc nghĩa vụ phải do chính bên có nghĩa vụ thực hiện mà cá nhân chết hoặc pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ mới chấm dứt.
Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nvụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân, chủ thể khác là bên có quyền mà cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt thì nvụ cũng chấm dứt

10. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết
SAI (vì: theo Đ375, còn được hiểu là bên có nghĩa vụ thực hiện được một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền miễn cho việc thực hiện tiếp).

11. Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương nhiên là đối tượng của nghĩa vụ dân sự
SAI (phải thỏa mãn khoản 3 Điều 28: những ts có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái với đạo đức xã hội)

12. Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ cho nhau
SAI (theo Điều 380, phải cùng nghĩa vụ về tài sản cùng loại)

13. Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn
 SAI (theo Điều 305, chỉ khi các bên không có thỏa thuận gì khác hoặc pháp luật không có quy định khác).

14. Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam
ĐÚNG (vì: Trong pháp luật dân sự thì ngoại tệ không được coi là tiền, bởi lẽ ngoại tệ không bao giờ được coi là công cụ thanh toán đa năng – một tính năng quan trọng nhất của tiền. Ngoại tệ phải được coi là một loại tài sản đặc biệt, thuộc nhóm hàng hóa hạn chế lưu thông. Chỉ những chủ thể nhất định (ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức có chức năng hoạt động ngoại thương, …) mới được phép xác lập giao dịch đối với nó.)

15. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự
SAI

16. Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền
 ĐÚNG (theo Điều 297)

17. Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp phần hoàn thiện nội dung
 ĐÚNG

18. Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương nếu không sẽ bị xác định là vi phạm nghĩa vụ
 SAI (ko đc coi là vi phạm nghĩa vụ mà nó sẽ không phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên).

19. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu
SAI (theo Điều 15 quy định Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm của NĐ 163: 1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.)

20. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm;
S (theo Khoản 1 Điều 15 NĐ 163 trên)

21. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu;
S (vì K2 Điều 15: Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.)

22. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản;
S (vì trong hợp bảo lãnh, đối tượng ở đây là công việc được thực hiện.)

23. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm;
Đ (theo Điều 4 NĐ 163 nếu như tài sản đó thuộc quyền quản lý và sử dụng của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước.).

24. Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm;
Đ?

25. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản;
S (vì theo K1 Điều 12 NĐ 163, ngoài TH thế chấp còn các TH khác PL quy định; theo K2 thì Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thể được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu).

26. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm);
S (vì theo NĐ 163, K4 Điều 58 quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm (trong TH cầm cố, thế chấp) thì: Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác.)

28. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ;
S (vì theo K1 Điều 56 NĐ 163 có quy định các TH xử lý tài sản bảo đảm khác ngoài TH bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Ví dụ: do các bên có thỏa thuận.)

29. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết;
S (theo Điều 10 NĐ 163 còn quy định các TH khác, ví dụ: Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố)

30. Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành;
S??????

31. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp;
S (ví dụ trường hợp tại K3 ĐIều 349)

32. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp;
S (chỉ khi nào thỏa thuận theo K2 Điều 716)

33.. Nghĩa vụ dân sự là QHPL dân sự?
-> Đúng: NVDS gồm 3 yếu tố: Chủ thể, khách thể, Nội dung QH

34. Quyền của chủ thể mang quyền trong quan hệ nghĩa vụ là quyền đối vật
–> Sai. Là quyền đối nhân. Quyền của chủ tehẻ mang quyền được thỏa mãn = việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ

35. Quen hệ nghĩa vụ nhiều người là QH nghĩa vụ phát sinh khi có nhiều người cùng thỏa thuận xác lập quan hệ
–> Sai. vì… có thể phát sinh khi có thỏa thuận hoặc do Pháp luật quy định

36. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của các bên
–> Sai. VD: Nhiều người gây thiệt hại cho 1 người

37. Nghĩa vụ dân sự phân chia được theo phần là loại nghĩa vụ nhiều người mà trong đó, mỗi người có 1 nghĩa vụ phải thực hiện 1 phần nghĩa vụ đối với người có quyền
–> Sai:  định nghĩa: là loại nghĩa vụ , theo đó, đối tượng của nghĩa vụ là tài sản có thể chia được hoặc côn việc có thể được thực hiện theo nhiều công đoạn khác nhau.có thể là nv ít người theo phần. Dựa trên đối tượng của nghĩa vụ, không dựa vào chủ thể

38. Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ đều là các hợp đồng
–> Đúng vì đều được dựa trên sự thỏa thuận

39. Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ có thể làm thay đổi nội dung quan hệ nghĩa vụ
–> Sai vì chỉ làm thay đổi chu thể của QH nghĩa vụ, không làm thay đổi nội dung quan hệ nghĩa vụ

40. khi bên có nghĩa vụ là cá nhân chết thì nghĩa vụ chấm dứt nếu người chết không có di sản thừa kế
–> Sai, vì khi nv không chuyển iao cho người thừa kế được

41. Khi đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ chưa thực hiện xong nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt haịi cho bên có quyền
–> Sai vì nếu hành vi vi phạm thời hạn không gây ra thiệt hại thì không fải bồi thường. Ở đây chỉ phát sinh nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

42. Tài sản hình thành trong tương lai có thể là đối tượng cầm cố nếu các bên có thỏa thuận
–> Sai. TS hình thành trong tương lai: Nhà đang xây, TS đã có trên thực tế nhưng chưa thuộc quyền SH của chủ SH
Cầm cố chỉ phát sinh hiệu lực khi chuyển giao TS cầm cố cho bên nhận cầm cố. TS hình thành trong tương lai chưa thuộc quyền SH của bên cầm cố –> Nếu bo chưa” Các bên thỏa thuận” –> Đúng

43. TS đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
–> Có 2 TH TS đảm bảo thuộc SH của người đảm bảo:
TH 1: A bán cho B theo phương thức trả chậm, trả dần
B chưa trả hết tiền thanh toán nhưng vẫn được mang TS đi bảo đảm
TH 2: A cho B thuê thời hạn 1 năm
B điược manng TS thuê đi bảo đảm
Nghị định 163

44. . Hợp đồng bảo lãnh chỉ phát sinh hiệu lực pháp lý nếu việc ký kết HĐ có sự đồng ý của ngươi được bảo lãnh
–> Sai: Vì việc ký kết HĐ bảo lãnh không mang lại bất kkỳ lợi ích nào cho bên được bảo lãnh

45. Khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì bên bao lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
–> Sao Vì nếu các bên có thỏa thuận, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì khi bên bảo lãnh có khả năng mà không thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo ãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bao lãnh

46. Khi các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý TS bảo đảm thì TS phải được bán đấu giá theo quy định của pháp luật
–> Sai. Điều 541 Nghị định 163

47. Khi quan hệ nghĩa vụ chính vô hiệu thì biện pháp bảo đảm cũng vô hiệu theo
-> sai. Điều 15 nghị định 163
(nếu QH NV đã được thực hiện sau đó bị tuyên bố vô hiệu thì biện pháp bảo đảm không vô hiệu)

48. TS đang có tranh chấp về quyền sở hữu cũng có thể mua bán nếu các bên có thỏa thuận
–> Sai. Vì HĐ mua bán TS, HĐ chuyển giao TS , TS đang có tranh chấp không xác định được ai là chủ SH –> không mua bán được

49. HĐ mua bán TS có đăng ký quyền SH phải được công chứng, chứng thực theo luật định
–> Sai Vì trong HĐ mua bán nhà ở mà bên bán là tổ chức có chức nănng kinh doanh nhà ở thì không cần công chứng, chứng thực

49. Trong hợp đồng mua bán TS, nếu đối tượng của HĐ là TS phải đăng ký quyền SH thì quyến SH được chuyển giao cho bên mua từ thời điểm hoàn thành thủ tục đănng ký, sang tên.
–> Sai. Luật nhà ở, luật dân sự.. kể từ thời điể chuyển giao nhà/công chứng chứng thực HĐ

50. Khi kết thúc thời hạn vay, bên vay phải trả lại TS gốc và trả lãi cho bên vay
–> Sai vì có HĐ vay không lãi

51. HĐ vay TS là HĐ có đền bù
–> Sai vì HĐ vay không lãi thì không có đền bù

52. Khi vay tiền ngân hàng, bên vay phải thế chấp TS để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ
–> Sai vì các bên có thể thỏa thuận không áp dụng biện pháp bảo đảm

53. HĐ thuê động sản phát sinh hiệu lực khi bên thuê chuyển giao TS kí cược cho bên cho thuê
–> Sai: Vì HĐ thuê có tể phát sinh theo thỏa thuận . Nếu thuê không phả ký cược–> không có chuyển giao TS kí cược

54. Trong thời han của HĐ thuê hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản thuê sẽ thuộc SH của bên cho thuê
–> Sai vì nếu các bên có thỏa thuận Thuộc SH của bên thuê thì không thể thuộc SH của bên cho thuê

55. TS thuê phải thuộc SH của bên cho thuê
–> Sai vì HĐ cho thuê lại thì TS không thuộc SH của bên cho thuê

56. Khi HĐ bị đơn phương chấm dứt, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng như ban đầu
–> Sai: Vì HĐ đơn phương chỉ ko có hiệu lực từ khi bị tuyên bố đơn phương. Phần đã thực hiện vẫn có hiệu lực –> ko phải khôi phục

57. Các bên chỉ được đơn phương chấm dứt HĐ nếu có sự vi phạm của bên kia
–> Sai vì HĐ dịch vụ, các bên có thể đơn phương chấm dứt nếu không có lợi cho các bên

30 NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI LUẬT THƯƠNG MẠI

30 NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI LUẬT THƯƠNG MẠI


1. Tất cả các doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng kí Doanh nghiệp mới được hoạt động ?
Sai . 1 số Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện phải có giấy chứng nhận kinh doanh ngành ngành nghề có điều kiện thì mới được hoạt động chứ không chỉ cần mỗi Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp
VD: công ty luật ko phải mang hồ sơ đến cơ quan đăng kí kinh doanh nữa mà sẽ mang hồ sơ tới Bộ tự pháp làm thủ tục thành lập doanh nghiệp

2. Cổ đông liên tục chuyển nhượng cổ phần => đến kì họp cổ đông => mời ai ? cách gửi giấy mời họp? Điều kiện hợp lệ của cuộc họp ?
Mời cổ đông có tên trong danh sách cổ đông. Cách gửi: bằng mọi cách: thư, giấy mời, email, đt, thông báo,... Luật ko quy định cụ thể => cứ làm. Điều lệ quy định: làm theo điều lệ. Điều kiện hợp lệ của cuộc họp thì trong luật có.

3. Một người có thể làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của nhiều công ty hay không ?
đúng

4. Giám đốc hoặc tổng Giám đốc công ty TNHH phải sở hữu ít nhất 10% vốn điền lệ của cty ?
Sai. nếu có năng lực hoặc ít nhất 10%, Theo Điều 65 và Điều 81

5. Doanh nghiệp Hợp tác xã mất khả năng thanh toán có thể ko đồng nghĩa vs việcDoanh nghiệp Hợp tác xã ko còn tiền để thanh toán nợ ?
Sai. "mất khả năng thanh toán" và "không còn tiền để thanh toán nợ" là hai khái niệm khác nhau. mất khả năng thanh toán là ko thực hiện thanh toán nợ trong vòng 03 kể từ ngày đến hạn thanh toán. còn "không còn tiền để thanh toán nợ" thì chỉ cần là ko có tiền để thanh toán nợ ngay thời điểm đó thôi.

6. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục bắt buộc khi giải quyết yêu cầu phá sản ?
Sai. Thủ tục phá sản rút gọn ở Điều 105 Luật Phá sản không yêu cầu bước phục hồi hoạt động kinh doanh đã cho phá sản rồi

7. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được quyền tự do kinh doanh sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
Sai. Có thể hạn chế nếu hd đó gây ảnh hg tới trả nợ

8. Trong mọi trường hợp, chủ Doanh nghiệp tư nhân bị phá sản đều bị cấm thành lập quản lí Doanh nghiệp
Sai. Chủ Doanh nghiệp tư nhân bị phá sản rồi sau đó vẫn có quyền thành lập, thành lập quản lý DN vì Điều 18 Luật DN ko cấm và Điều 130 Luật PS chỉ quy định như vậy về Doanh nghiệp tư nhân thôi.

9. Tất cả tranh chấp giữa các thương nhân với nhau đều có thể thỏa thuận chọn trọng tài thương mại để giải quyết?
Đúng.Vì trọng tài là một cách giải quyết tranh chấp do các bên phát sinh tranh chấp có thỏa thuận và lựa chọn.

10. Trong thủ tục phá sản doanh nghiệp hợp tác xã,việc triệu tập hội nghi chủ nợ là thủ tục bắt buộc?
Đúng. Theo chương V luật phá sản doanh nghiệp.

11. Tất cả danh nghề lâm vào tình trạng phá sản đều bị tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghề bị phá sản?
Sai. Do nếu doanh nghiệp phục hồi được thì bất tuyên bố phá sản nữa.

11. Tất cả các cty TNHH 1 thành viên đều phải có kiểm soát viên?
Đúng. Theo Đ64 luật doanh ngiệp

12. Chủ sở có của cty TNHH 1 thành viên có thể cho người khác thuê cty TNHH đó?
Đúng. Theo Đ64 luật doanh ngiệp

13. những doanh nghề có phần vốn của người nước ngoài được thành lập tại việt nam chỉ được hoạt đông theo hình thức cty TNHH?
.Sai. Do có thể lũy vốn vào công ty cổ phần.....

14. thành viên cty TNHH được làm cổ đông trong cty cổ phần?
Đúng. Vì cả 2 đều chịu trách nhiệm có hạn với phần vốn góp.

15. Chỉ có cty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu để huy động vốn?
Đúng. Do đặc trưng của cty cổ phần

16. Tất cả cổ đông của cty cổ phần đều có quyền biểu quyết tại hội cùng cổ đổngcua cty cổ phần đó?
.SAI. Cổ đông sở có cổ phần ưu đái cổ tức bất có quyền biểu quyết

17. Trong cty hợp danh,giám đốc có thể dược thuê để điều hành công chuyện hàng ngày của cty?
.Đúng. Theo K1 D135 luật doanh nghiệp, nếu điều lệ công ty quy địn

18. Thành viên lũy vốn bất được tham gia (nhà) dự và biểu quyết trong cuộc họp hội cùng thành viên cty hợp danh?
Sai. Theo K1 D140 luật doanh nghiệp.

19. Thành viên hợp danh của 1 cty hợp danh có quyền tự do lũy vốn vào các doanh nghề khác?
.Đúng. Do thành viên hợp danh chỉ chịu trách nhiệm có hạn bằng số trước mình đóng lũy vào công ty hợp danh.

20. Doanh nghiệp tư nhân có thể cùng thời là thành viên hợp danh của cty hợp danh?
Đúng.. Do doanh nghề tư nhân tuy chịu trách nhiệm không hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp. NHưng khi tham gia (nhà) góp vốn vào công ty hợp danh thì chịu trách nhiệm có hạn về số vốn góp. Như vậy chuyện góp vốn vào công ty hợp danh không gây đối lập hay mâu thuẫn về lợi ích và không bị cấm.

21. Doanh nghiệp tư nhân có thể cho thuê doanh nghiệp của mình ?
Đúng.Giải thích theo quyền của doanh nghiệp:Đ 8 luật doanh nghiệp

22. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bất được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước?
Sai. Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, mà phán quyết trọng tài không được các bên thi hành nhưng nếu có đơn yêu cầu tòa án buộc bên kia phải thi hành phán quyết của trọng tài, thì lúc này cưỡng chế nhà nước sẽ được áp dụng.

23. Những DN có phần vốn của người nước ngoài được thành lập tại VN chỉ đượchoạt động theo hình thức Cty TNHH
.Sai. Có thể HĐ theo hình thức Cty Cổ phần (chỉ cần có tiền là được)

24.Những doanh nghiệp có phần vốn của người nước ngoài được thành lập tại Việt Nam chỉ được họat động theo hình thức Cty TNHH.
Sai. Vì người nước ngoài có thể mua cổ phần của công ty cổ phần

25. .Tổ chức , cá nhân công dân VN có thể góp vốn, mua cổ phần ở các doanh nghiệpcó phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại VN
.Đúng

26. . Người nc ngoài chủ thể thành lập bất kì 1 trong 5 loại hình DN do LDN điều chỉnh.
Đúng. Vì các tổ chức, cá nhân nc ngoài có quyền thành lập và quản lí DN tại VN.Trừ những trường hợp k được quyền thành lập và quản lí DN

27. Người không được quyền thành lập công ty thì cũng không được quyền góp vốnvào công ty.
Sai. Vì người đang chấp hành hình phạt tù or đang bị tòa án cấm hành nghề kinhdoanh k được thành lập cty nhưng được góp vốn vào cty.

28. Khi cty bị giải thể , thành viên cty không chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng củamình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của cty phát sinh trong quá trìnhhoạt động kinh doanh?
Sai. Vì thành viên hợp danh của cty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm thanh toánhết số nợ còn lại of cty nếu tài sản của cty k đủ để trang trải số nợ của cty

29. Khi một thành viên không thực hiện đúng tiến độ góp vốn, các thành viên sáng lập phải cùng nhau liên đớí chịu trách nhiệm trong việc cùng nhau góp vốn mà thànhviên đó cam kết
.Sai. Vì k bắt buộc phải sử dụng cách trên, ngoài ra có thể xử lý bằng cách: một or 1 số thành viên nhận góp đủ số vốn góp vào cty or huy động người khác cùng gópvốn vào cty.

30. Trong cơ cấu vốn của Cty nhà nước chỉ có vốn do nhà nước đầu tư.
Sai. Công ty nhà nước là nhà nước chiếm phần vốn đa sô chi phối hoặc toàn bộ, dođó vẫn còn có các chủ thể khác góp vốn. VD công ty cổ phần có nhà nước hiếmhơn 50% cổ phần

61 NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI LUẬT CẠNH TRANH

61 NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI LUẬT CẠNH TRANH

1. Pháp luật cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .
=> SAI: Mục đích của luật cạnh tranh là tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, luật cạnh tranh chỉ bảo toàn năng lực cạnh tranh, và thông qua việc bảo toàn dán tiếp làm doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, Đồng thời năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không phụ thuộc vào sự hổ trợ của pháp luật cạnh tranh mà phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế-kỹ thuật. ( Xem đoạn 2 trang 33 giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại ).

2. Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp, không cần xem xét hậu quả , thiệt hại cụ thể .
SAI: => Pháp luật cạnh tranh có 2 loại hành vi cạnh tranh, trong đó hành vi hạn chế cạnh tranh không nhất thiết phải xem xét có hậu quả hay không, chỉ cần thỏa mản yếu tố hành vi thì có thể xem xét, tuy nhiên không nhất thiết chứ không phải là không cần xem xét hậu quả. Còn đối với việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì xem xét hậu quả, thiệt hại là 1 yếu tố quan trọng để quyết định xử lý, xem xét quyết định hình phạt chính hay hình phạt bổ sung..

3. Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan .
=> SAI: Luật CT chỉ xem trường hợp 4 doanh nghiệp có tổng thị phần trên 75% trở lên trên thị trường liên quan mới xem là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường ( theo điểm c Khoản 2 Điều 11 LCT). Luật CT quan niệm rằng trường hợp có 5 doanh nghiệp thì nó đã đủ để tạo nên sự cạnh tranh nên chỉ quy định 4 doanh nghiệp kết hợp với nhau và có tổng thị phần trên 75% mới xem là nhóm Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường

4. Bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh.
SAI=> Xem khoản 1 điều 58 LCT. “ Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật này (sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh”.Như vậy không phải bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có quyền khiếu nai….

5. Nhận thấy ( thể hiện hành vi đã biết ) công ty A sản xuất loại gạch men AKIRA rất nổi tiếng trên thị trường , một công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập đã lấy tên là TAKIRA Co .Ltd.,
=> Có vi phạm theo Điều 40 LCT, Vì AKIRA là doanh nghiệp nổi tiếng nên công ty A phải biết điều này và thực tế công ty A đã nhận thấy điều này, đây là hành vi cố ý,( trường hợp vô ý thì không xem xét ) đồng thời có hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn về tên thương mại và mục đích nhằm làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hành hóa dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh. Bản thâm công ty A là doanh nghiệp nên hành vi của A hoàn toàn cấu thành hành vi vi phạm về chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tài Điều 40 LCT.

6. Công ty X sản xuất nước giải khát có ga có thị phần 40% trên thị trường liên quan đã đưa ra chương trình khuyến mại cho các đại lý là mua 2 thùng nước giải khát có ga sẽ được tặng 1 thùng . Điều tra cho thấy khi thực hiện chương trình này, giá bán lẻ một chai nước giải khát có ga của công ty X sẽ thấp hơn giá thành toàn bộ
Xét 2 trường hợp sau:
Nếu giá thấp hơn giá thành toàn bộ là có lý do chính đáng ( hạ giá bán hàng hóa tươi sống, hạ giá bán theo mùa, hạ giá bán trong chương trình khuyến mãi theo quy định của pháp luật ) thì không xem là bán phá giá=> Công ty không vi phạm
Ngược lại thì bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh. ( Xem k2 điều 23 NĐ 116/2005)
MỤC ĐÍCH suy đoán từ biểu hiện hành vi, không cần chứng minh.

7. Pháp luật cạnh tranh là loại pháp luật chủ yếu mang tính ngăn cấm, can thiệp.
=> Đúng. Mục đích của LCT là nhằm ngăn cản, hạn chế các hành vi liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh nhằm mục đích tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Pháp luật cạnh tranh không có tính mở mà nó mang tính ngăn cấm, can thiệp.

8. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều nhằm vào đối thủ cạnh tranh của DN.
=> SAI. Hành vi tại khoản 3 điều 45 LCT về việc quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hành, hoặc hành vi quy định tại Điều 43 LCT. Đây là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng không nhằm vào đối thủ cạnh tranh.

9. Tất cả các trường hợp tập trung kinh tế đều phải được kiểm soát bởi cơ quan quản lý cạnh tranh.
=> SAI. Xem khoản 1,k2 Điều 19, xem đoạn 2 k1 điều 20 LCT.

10. Hội đồng cạnh tranh quốc gia là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh
.=> HDCT chỉ có thẩm quyền xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh, trong khi Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh theo quy định của pháp luật có chức năng xem xét điều tra, giải quyết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh….xử lý các hành vi khác, bảo vệ người tiêu dùng, chống trợ cấp, tự vệ. Thẩm quyền điều tra các vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh, tức là Cục quản lý cạnh tranh ( khoản 2 Điều 49 LCT 2004 và Điều 5 NĐ số 06/2006 NĐ-CP).
® Như vậy thẩm quyền cao nhất vẫn thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh ( CQQLCT ).

11. Công ty A có thị phần 35% trên thị trường liên quan đã đưa ra quyết định về tỷ lệ giảm giá khác nhau cho các đại lý ở các địa bàn khác nhau.
=> Có vi phạm vì: Thị phần 35% (thống lĩnh thị trường K1 ĐIỀU 11 LCT) Quyết định đưa ra tỉ lệ giảm giá khác nhau trong các giao dịch như nhau giữa các đại lý đã tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng ( xem k4 điều 13 LCT )

12. Sáu công ty sản xuất, lắp ráp máy tính ở VN có thị phần 30% trên thị trường liên quan đã ký thỏa thuận hợp tác lắp ráp máy tính giá rẻ với thương hiệu chung và ấn định giá bán loại máy tính này phải dưới 4 triệu đồng.
=> Không vi phạm. Sáu công ty có thị phần 30% không thuộc các trường hợp nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 điều 11 LCT, do đó việc thỏa thuận chung ấn định giá bán dưới 4tr không thuộc các hành vi bị cấm tại điều 13 LCT vì các hành vi này chỉ cấm đối với các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.

13. Mọi hành vi có mục đích hạn chế cạnh tranh đều bị cấm.
SAI=> Trường hợp thỏa thuận không cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại, đại diện cho thương nhân … không bị xem là bất hợp pháp. Hoặc có trường hợp thỏa thuận mang tính chất hạn chế cạnh tranh nhưng nó cũng có tác động tích cực đến thị trường chẳng hạn: thỏa thuận phụ là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng thỏa thuận này nhăm mục đích bổ trợ cho thỏa thuận chính, và thỏa thuận chính này lại có ích cho kinh tế, xã hội.. thì lúc này không xem thỏa thuận có tính chất cạnh tranh là bất hợp pháp .

14. Việc bên mời thầu tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của 1 bên dự thầu cho một bên dự thầu khác để bên này chỉnh sửa hồ sơ dự thầu nhằm mục đích thắng thầu bị coi là hành vi thông đồng trong đấu thầu quy định tại K8D8 Luật cạnh tranh.
KHÔNG => Trường hợp bên mời thầu không phải là doanh nghiệp thì việc tiết lộ này không thuộc phạm vi khoản 8 Điều 8 Luật cạnh tranh.
Hơn nữa Trường hợp này không thuộc các hành vi quy định tại Điều 21 NGỊ ĐỊNH 116/2005 . Điều 21 NĐ116 quy định như sau:“ Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất cùng hành động trong đấu thầu dưới một trong các hình thức sau đây:
- Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên trong thoả thuận thắng thầu.
- . Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận gây khó khăn cho các bên không tham gia thoả thuận khi dự thầu bằng cách từ chối cung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác.
- Các bên tham gia thoả thuận thống nhất đưa ra những mức giá không có tính cạnh tranh hoặc đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận để xác định trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu.
- Các bên tham gia thoả thuận xác định trước số lần mỗi bên được thắng thầu trong một khoảng thời gian nhất định.”

15. Mọi hành vi sáp nhập doanh nghiệp đều phải tiến hành thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan quản lý cạnh tranh
SAI=> ĐIỀU 19 LUẬT CT quy định 1 số hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo Điều 18 LCT nhưng lại được cho hưởng sự miễn trừ bao gồm 2 trường hợp sau:
+ Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;
+ Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ.
Bên cạnh đó đoạn 2 Điều 20 Luật Cạnh tranh cũng đưa ra trường hợp tập trung kinh tế nhưng không phải làm thủ tục khai báo tập trung kinh tế đối với trường hợp sau:
+ Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

16. Pháp luật cạnh tranh chủ yếu dùng để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.
SAI=> Mục đích chủ yếu là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo lưu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nếu doanh nghiệp có hành vi hạn chế CT, CT không lành mạnh thì bị xử lý theo PL CT. Như vậy không chỉ bảo vệ doanh nghiệp mà còn bảo vệ cả người tiêu dùng.

17. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép buộc trong kinh doanh theo Điều 42 Luật cạnh tranh năm 2004.
SAI=> Trường hợp dùng vũ lực buộc giao dịch nhằm tác động đến khách thể là tài sản của người khác thì hành vi đó tùy theo tính chất mức độ có thể cấu thành các tội theo quy định trong BLHS.

18. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ bị cấm khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận từ 30% trở lên.
SAI=> Ngoại lệ Điều 10 LCT ( Các điểm a,b,c,d,đ,e khoản 1 Điều 10 LCT).

19. Các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh năm 2004 đều có thể được hưởng miễn trừ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
SAI=> Khoản 1 điều 9 LCT đã quy định các trường hợp cấm tuyệt đối khi vi phạm pháp luật cạnh tranh và không được hưởng miễn trừ, nếu doanh nghiệp nào rơi vào các trường hợp này thì không xem xét miển trừ ( Cấm tuyệt đối ).

20. Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo đến Hội đồng cạnh tranh hoặc Cục quản lý cạnh tranh.
SAI=>Xem đoạn 2 Khoản 1 điều 20 LCT. “Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật”

21. Một DN chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan
SAI=> Trường hợp dưới 30% nhưng có khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể theo quy định tại khoản 1 Điều 11 LCT thì cũng xem là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường mặc dù thị phần không trên 30%. Điều 22 NĐ 116/2005 NĐ-CP quy định chi tiết Luật CT có quy định để xác định khả năng gây hạn chế cạnh tranh.

22. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng cạnh tranh tham gia.
SAI=> Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 LCT thì Hội đồng cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành viên do thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại.
Khoản 3 Điều 54 quy định tiếp“Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhất 5 người….
Như vậy nói Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng cạnh tranh tham gia là không có cơ sở

23. Bộ trưởng bộ Công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
ĐÚNG=> Theo quy định tại khoản 2 Điều 107 LCT quy định “ Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ thương mại”.

24. Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh, nếu có yêu cầu về bồi thường thiệt hại không quá 100 triệu đồng thì Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
SAI=> Điều 6 NĐ 116/2005 quy định….
Như vậy nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì thực hiện theo luật dân sự, và không quan tâm đến số tiền yêu cầu là trên hay dưới 100 triệu . Hơn nữa yêu cầu bồi thường thiệt hại không được xem là biên pháp khắc phục hậu quả và không thể áp dụng đồng thời với việc xử lý vi phạm.

25. Các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh 2004 có thể được hưởng miễn trừ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ công thương.
SAI=> Các hành vi quy định tại k1 điều 9 LCT bị cấm tuyệt đối, ko được hưởng miễn trừ, Bộ trưởng bộ công thương không xem xét cho hưởng miễn trừ đối với các trường hợp này.

26. Tất cả các thỏa thuận giữa 03 doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với nhau về gia bán hàng hóa, dịch vụ đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
SAI=> Nếu thỏa thuận đó không trái với các quy định tại điều 14 NĐ 116/2005 thì ko xem là thỏa thuận HCCT

27. Luật Cạnh tranh (2004) không áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
SAI=> LCT điều chỉnh cả những quan hệ phát sinh trong quá trình cạnh tranh nên những chủ thể tham gia quá trình giải quyết cạnh tranh, như cơ quan quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh ( Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội ) cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh,

28. Theo Luật Cạnh tranh (2004), các hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể được hưởng miễn trừ.
SAI=> K1 điều 9 LCT quy định các trường hợp bị cấm tuyệt đối và không được hưởng sự miễn trừ.

29. Khi một hành vi kinh doanh cùng được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh (2004) và các Luật khác thì Luật Cạnh tranh sẽ được ưu tiên áp dụng.
ĐÚNG => Xem khoản 1 Điều 5 LCT.

30. Pháp luật hiện hành của Việt Nam cấm doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
SAI=> chỉ Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có đầy đủ các tiêu chí về thị phần theo k1 điều 11 LCT và có hành vi bán hàng cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh mới bị cấm, doanh nghiệp không đủ thị phần thì ko thuộc hành vi này, ko bị cấm.

31. Các doanh nghiệp được tự do tập trung kinh tế nếu sau khi thực hiện vẫn thuộc diện doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
=> ĐÚNG. Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 20 Luật cạnh tranh quy định “ Trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc laoij doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo” .
Với quy định này Luật Cạnh tranh cho phép doanh nghiệp được tự do thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp này.

32. Những thông tin có đủ các điều kiện quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật cạnh tranh và đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được coi là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.
SAI=> chỉ cần thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh, không cần đăng ký

33. Mọi hành vi quảng cáo bằng cách đưa ra các thông tin so sánh sản phẩm được quảng cáo với sản phầm cùng loại khác trên thi trường đều vi phạm luật cạnh tranh.
SAI=> Phải nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh đồng thời phải là so sánh trực tiếp, nếu không nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh thì không xem là vi phạm và không áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh.

34. Mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.
SAI=> Khoản 2 Điều 9 Luật CT quy định rằng “ Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 Điều 8 Luật CT khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Tuy nhiên ngay sau đó khoản 1 Điều 10 Luật CT quy định tiếp “ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 được miễn trừ có thời hạn ( có nghĩa là không bị cấm khi thị phần kết hợp trên 30%) nếu đáp ứng các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng…( Xem các khoản a,b,c,d,đ,e,)

35. Cơ quan cạnh tranh sẽ chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi có đơn yêu cầu của một hoặc một số doanh nghiệp có liên quan.
SAI=> xem điều 86 LCT.

36. . Mọi hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét để được hưởng miễn trừ.
SAI=> Các hành vi tại khoản 1 điều 9 Luật Cạnh trạnh bị cấm tuyệt đối.

37.Mọi quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đều có thể bị khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công Thương.
SAI=> Khoản 2 điều 107 quy định “ Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ công thương”. => Như vậy chỉ khi không đồng ý với quyết định của Thử trưởng cơ quan QLCT thì mới khiếu nại lên BT Bộ CT

38. Cục quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng biện pháp phạt tiền và buộc cải chính công khai đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật cạnh tranh.
ĐÚNG=> Theo Điều 42 Nghị định số:120/2005/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 42. Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh

39. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này, cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
d) Buộc đối tượng vi phạm phải cải chính công khai.”

40. Mọi hành vi tổ chức lại doanh nghiệp đều là tập trung kinh tế.
SAI=> Theo Điều 35 NĐ 116/2005 thì:“Mua lại doanh nghiệp khác không bị coi là tập trung kinh tế:
1. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là 01 năm không bị coi là tập trung kinh tế nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó”.
Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp thực hiện việc tổ chức lại và trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được múc đích bán lại đó, và trong khoảng thời gian là 1 năm thì không bị xem là tập trung kinh tế

41. Mọi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều có quyền đề nghị hưởng miễn trừ.
SAI=> khoản 1 điều 9 LCT quy định 3 trường hợp không được miễn trừ trong mọi trường hợp bao gồm:
+ Ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh,
+ Loại bỏ doanh nghiệp khác (các DN ngoài thỏa thuận),
+ Thông đồng đấu thầu

42. Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh theo sự phân cấp của Chính phủ
SAI=>Khoản 2 điều 53 LCT quy định “ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật”. Theo tinh thần của điều luật này thì nếu có khiếu nại làm phát sinh vụ việc cạnh tranh và cá nhân, tổ chức thực hiện việc khiếu nại như quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Cạnh tranh thì lúc này Hội đồng cạnh tranh sẽ xem xét, thụ lý giải quyết mà không quan tâm đến sự phân cấp của chính phủ, đồng thời chỉ giải quyết đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh chứ không phải là đối hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ( gồm hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh).

43. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
ĐÚNG=> Theo quy định tại khoản 1 điều 45 Luật Cạnh tranh “Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau: So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác”.

44. Ba doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan.
SAI=> Phải thỏa mãn về thị phần, cùng nhau hành động…( K2 DD11 LCT)

45. Khi phát hiện thấy có dấu hiệu rõ ràng về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh có thể ra quyết định điều tra chính thức mà không cần tiến hành điều tra nội bộ.
SAI=>

46. Phiên điều trần xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh là 1 phiên tòa xét xử vụ việc cạnh tranh.
ĐÚNG=> Điều 98 Luật cạnh tranh quy định rằng “ Vụ việc cạnh tranh phải được xem xét, xử lý thông qua phiên điều trần”.
Sau khi nhận đủ hồ sơ, kết quả điều tra 30 ngày thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể ra quyết định mở phiên điều trần. Tại phiên điều trần có sự tham gia của các bên liên quan, có sự trình bày ý kiến, tranh luận và sau đó Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kiến và quyết định theo đa số kết quả xử lý vụ việc cạnh tranh. Quyết định này có hiệu lực sau 30 ngày nếu không có khiếu nại tố cáo ( Điều 106).

47. Khi điều tra về vụ việc hạn chế cạnh tranh, nếu kết luận điều tra chính thức là không có hành vi vi phạm, thủ trưởng cơ quan cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra.
SAI=> Thủ trưởng cơ quan cạnh tranh chỉ quyết định đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định của Luật cạnh tranh ( Khoản 1 điều 88). Còn nếu sau khi điều tra chính thức thì thủ trưởng cơ quan cạnh tranh phải chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Hội đồng cạnh tranh mà không ra quyết định đình chỉ điều tra.

48. khi nhận được kết quả điều tra từ cục quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh phải tổ chức phiên điều trần để xem xét kết quả điều tra và ra quyết định xử lý vụ việc
SAI=> XEM ĐIỀU 88 LCT.

49. Cục quản lý cạnh tranh sẽ chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi có đơn yêu cầu của ít nhất một doanh nghiệp có liên quan.
SAI=>k2 điều 86 LCT

50. Hội đồng cạnh tranh chỉ điều tra và xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh
SAI=> K2 D53 chỉ xử lý, không có điều tra vụ việc

52. Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp trên thị trường liên quan là thị phần của doanh nghiệp đó.
SAI=> Khả năng gây hạn chế cạnh tranh với trường hợp doanh nghiệp dưới 30% nhưng có khả năng gây ra hạn chế cạnh tranh.

53. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi bán hàng trái với quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động này.
Đúng
54. Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của Việt Nam.
SAI=> Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan cạnh tranh nhưng chỉ có thẩm quyền điều tra các vụ việc cạnh tranh bao gồm hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên Cục quản lý cạnh tranh lại chỉ có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, còn hành vi hạn chế cạnh tranh lại thuộc về Hội đồng cạnh tranh. Tóm lại, nói Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan cạnh tranh là chính xác không sai, nhưng nói Cục quan lý cạnh tranh xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ( Hạn chế CT và CT không lành mạnh) thì đúng.

55. Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của nột DN trên thị trường liên quan là thị phần của DN đó?
SAI=> Khoản 1 Điều 11 Luật cạnh tranh đã quy định rõ “ Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh 1 cách đáng kể”.
Theo tinh thần của điều luật thì bên cạnh việc căn cứ vào thị phần thì còn 1 căn cứ để xem xét nữa là khả năng gây hạn chế cạnh tranh 1 cách đáng kể.

56.Trong tố tụng cạnh tranh, CQ quản lý cạnh tranh chỉ cần sử dụng các chứng cứ do các bên cung cấp để điều tra về vụ việc cạnh tranh?
SAI=> Theo Điều 100 Luật cạnh tranh thì “ Trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập được chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của Luật này thì, Hội đồng xử lý vu việc cạnh tranh quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”.
Theo tinh thần của điều luật này thì không phải lúc nào cũng chỉ sử dụng “vẻn vẹn” chứng cứ do các bên cung cấp là đủ, mà quên đi các nguồn chứng cứ khác. Có nhiều trường hợp Cơ quan quản lý cạnh tranh phải tự thu thập và chứng minh. Hơn nữa việc các bên cung cấp chứng cứ có trung thực, khách quan hay không, chứng cứ có thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 76 NĐ 116/2005 hay không, nếu không thỏa mãn thì không áp dụng.

57. a) Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo đến Hội đồng cạnh tranh hoặc Cục quản lý cạnh tranh.
SAI=> Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 20 Luật Cạnh tranh quy định “ Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo”.

58. Một DN chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
SAI=> Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Cạnh tranh thì “ Daonh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khã năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể”. Như vậy nếu một doanh nghiệp có thị phần dưới 30% nhưng có khả năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể thì vẫn coi là có vị trí thống lĩnh thị trường.

59. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng cạnh tranh tham gia.
SAI=> Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 LCT thì Hội đồng cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành viên do thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại.
Khoản 3 Điều 54 quy định tiếp“Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhất 5 người….
Như vậy nói Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng cạnh tranh tham gia là không có cơ sở

60. Chủ tịch hội đồng cạnh tranh có quyền tạm đình chỉ phiên điều trần khi phát hiện Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm tố tụng cạnh tranh.
Đúng
61. Bộ trưởng bộ Công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
SAI=> xem k2 điều 107 LCT ( chỉ vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.