Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

CHIA DI SẢN CHUNG?

CHIA DI SẢN CHUNG?

Hiện nay, khi người chết để lại di sản mà không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng đã hết thời hiệu khởi kiện (theo luật định là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế) thì sẽ được áp dụng chế định về chia tài sản chung theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP của HĐTP tòa án nhân dân tối cao.

Tuy nhiên, tại Nghị quyết này chỉ đưa ra điều kiện về việc các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và cùng thừa nhận di sản do người chết để lại là chưa chia.

Nhưng, hiện tại, hầu hết các tòa án đều tự mình đưa ra quy định việc thừa nhận nêu trên trong quy định tại NQ 02/2004/NQ-HĐTP là phải bằng văn bản do các đồng thừa kế tạo lập (?).

Đây là một cách hiểu tự suy và tự sáng tạo lập pháp của các tòa án chứ hoàn toàn quy định tại điểm a tiểu mục 2.4 Nghị quyết 02/2004 không hề có quy định hay ngôn từ nào dẫn đến cách hiểu "suy diễn' kia của tòa án các cấp khi áp dụng trong các vụ việc cụ thể.

Vậy mà, thông lệ này lại được các tòa án áp dụng và từ đó từ chối thụ lý giải quyết vụ việc với yêu cầu chia di sản của người chết để lại mà không có "văn bản thừa nhận di sản chưa chia và các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế".

+ Thứ nhất: Điểm a, tiểu mục 2.4 của NQ 02/2004 có hai ý
- Trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế ko có tranh chấp về quyền thừa kế và có vb cùng xác nhận là đồng thừa kế.
- Sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế ko có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia.
Như vậy trong NQ có qui định về việc ghi nhận phải bằng văn bản.
+ Thứ hai: Trong lĩnh vực dân sự thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự. Anh muốn được hưởng quyền thì phải có nghĩa vụ chứng minh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét