40 NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI LUẬT LAO ĐỘNG
1) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì luôn phải bồi thường chi phí đào tạo.
Sai. vì NLD chỉ phải bồi thường chi phí đào tạo nếu có, hoặc nếu có mà 2 bên thỏa thuận được thì NLD cũng ko phải bồi thường.
2) Quan hệ lao động của công chức, viên chức không áp dụng các quy định của Luật lao động.
Sai. Căn cứ điều 4 BLLD:
Chế độ lao động đối với công chức, viên chức Nhà nước, người giữ các chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.
3) Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn thì không được hoàn trả phần học phí còn lại.
Sai. Vì theo quy định tại điều 37 luật dạy nghề 2006 thì trong trường hợp người học nghề chấm dứt hợp đồng để đi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, vì lí do sức khỏe mà không thể tiếp tục học nghề nữa thì sẽ được hoàn trả lại phần học phí của thời gian còn lại.
4) Thỏa ước lao động tập thể có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng lao động.
Đúng, theo quy định tại khoản Điều 49 BLLD thì:
"2- Trong trường hợp quyền lợi của người lao động đã thoả thuận trong hợp đồng lao động thấp hơn so với thoả ước tập thể, thì phải thực hiện những điều khoản tương ứng của thoả ước tập thể. Mọi quy định về lao động trong doanh nghiệp phải được sửa đổi cho phù hợp với thoả ước tập thể."
5) Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện.
6) Người lao động có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động khác nhau với nhiều người sử dụng lao động khác nhau.
Đúng. căn cứ khoản 3 Điều 30 BLLD
"Người lao động có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết."
7) Thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động đuợc tính từ thời điểm người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
Sai, có thể tính từ thời điểm do 2 bên thỏa thuận, từ ngày giao kết ( căn cứ khoản 1 Điều 33)
8) Có thể giao kết tối đa 3 lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
Sai. chỉ tối đa 2 lần thôi ( tuy nhiên vẫn có cách mà NSDL lách luật được là ký hợp đồng 1 cách không liên tục ) bạn tham khảo thêm điều 27 BLLD
9) Người lao động bị thương tật vĩnh viễn không thể tham gia quan hệ lao động là một loại hành vi pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động.
Sai. đó là 1 sự biến pháp lý
10) Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn người lao động cần có lý do chính đáng.
Sai, người lao động vẫn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không cần có lý do chính đáng, tuy nhiên họ đã vi phạm hợp đồng và họ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
11) Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được trợ cấp thôi việc.
Sai. Trong các trường hợp sau thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc
Người lao động bị sa thải theo điểm a và điểm b, khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm về lý do chấm dứt hoặc thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động.
- Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của Bộ Luật Lao động.
- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 17 và Điều 31 của Bộ Luật Lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc làm.
12) Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực sau khi đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sai. Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày 2 bên thỏa thuận ghi trong thỏa ước hoặc kể từ ngày ký.
căn cứ khoản 2 Điều 47 :"2- Thoả ước tập thể có hiệu lực từ ngày hai bên thoả thuận ghi trong thoả ước, trường hợp hai bên không thoả thuận thì thoả ước có hiệu lực kể từ ngày ký."
12. Luật lao động là ngành luật điều chỉnh các quan hệ lao động
Sai. Cơ sở PL: Đ 1 BLLĐ
Giải thích: theo Đ 1 thì chỉ điều chỉnh QHLĐ của NLĐ làm công ăn lương với NSDLĐ
13. QHLĐ của cán bộ công chức NN thuộc đối tượng điều chỉnh của LLĐ
Sai. CSPL: Đ 4 BLLĐ
GT: Đ 4 BLLĐ có nêu rõ QHLĐ của cán bộ công chức do các văn bản pháp luật khác quy định
14. Trong các cơ quan NN không tồn tại các QHLĐ thuộc đối tượng điều chỉnh LLĐ
Sai. CSPL: điểm c K1 Đ 2 NĐ 44/2003
GT: Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức NN thì phải thực hiện giao kết HĐLĐ
15. Mọi quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở HĐLĐ do ngành LLĐ điều chỉnh
Đúng. Cơ sở pháp lý: điều 1,2 BLLĐ
Giải thích: bản chất của quan hệ làm công ăn lương là sự mua bán sức lao động trên cơ sở hợp đồng lao động. Vì thế mọi quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động là đối tượng điều chỉnh của luật lao động
16. QHLĐ phát sinh trên cơ sở HĐ thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành LLĐ
Sai. CSPL: Đ 1 BLLĐ
GT: QHLĐ phát sinh trên cơ sở HĐ Dịch vụ không thuộc đối tượng điều chỉnh của LLĐ
17.LLĐ không điều chỉnh các QHLĐ phát sinh trong các HTX
Sai. CSPL: điểm c K1 Đ 2 NĐ 44/2003
GT: HTX sử dụng lao động không phải là xã viên thì phải thực hiện giao kết HĐLĐ
18. Mọi QH học nghề do LLĐ điều chỉnh
Sai. CSPL: Khoản 1 Đ 24 BLLĐ
GT: HĐ học nghề là hình thức pháp lý của quan hệ học nghề do luật LĐ điều chỉnh. Vì vậy chỉ những quan hệ học nghề phát sinh trên cơ sở hợp đồng học nghề mới thuộc đối tượng điều chỉnh của LLĐ
19. Tổ chức giới thiệu việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực hoạt động xh
Sai. CSPL: Đ 15 NĐ 39/2003
GT: Tổ chức giới thiệu việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo 1 phần chi phí hoạt động
20. Người học nghề là người có ít nhất đủ 13 tuổi
Sai. CSPL: Đ 22 BLLĐ
GT: Trừ 1 số trường hợp được quy định trong luật
21. Người học nghề có nghĩa vụ đóng học phí cho cơ sở dạy nghề, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận người học nghề không phải đóng học phí
Sai. CSPL: K2 Đ 23 BLLĐ
GT: Doanh nghiệp có quyền thành lập cơ sở dạy nghề, và khi tuyển người vào học nghề để làm việc tại doanh nghiệp thì không được thu học phí.
22. Người lđ bị thương tật vĩnh viễn không thể tham gia qulđ là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt qhlđ
Đúng. Nhưng mình không biết cơ sở pháp lý
23. Khi lđ nam đủ 60 tuổi hoặc lđ nữ đủ 55 tuổi thì qhlđ sẽ đương nhiên bị chấm dứt.
Sai, nhưng mình cũng không biết cơ sở pháp lý
24. QH bồi thường thiệt hại phát sinh trong trường hợp NLĐ gây thiệt hại cho tài sản của NSDLĐ là QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động
Sai. CSPL: Điều 1 BLLĐ
GT: Điều 1 quy định các quan hệ xh khác liên quan trực tiếp tới quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của LLĐ, trong đó có quan hệ bồi thường thiệt hại tài sản, nhưng tài sản ở đây phải được NSDLĐ giao cho NLĐ quản lý, và bị thiệt hại trong quá trình thực hiện công việc của NLĐ
25. QH về bồi thường thiệt hại phát sinh trong trường hợp NSDLĐ gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của NLĐ là qh xh thuộc đối tượng điều chỉnh của LLĐ
Sai. Tương tự như trên, quan hệ bồi thường về tính mạng và sức khỏe trong trường hợp NSDLĐ không chấp hành hoặc chấp hành không đúng các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động gây thiệt hại cho tính mạng và sức khỏe của NLĐ
26. Cá nhân nước ngoài muốn trở thành NLĐ trong quan hệ PL về sử dụng và cung ứng lao động ít nhất phải đủ 15 tuổi
Sai. CSPL: TT 21/1999 quy định 1 số công việc có tính chất đặc biệt cần NLĐ dưới 15 tuổi, đồng thời cũng không quy định phải là Công dân VN hay người nước ngoài.
27. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật về sử dụng và cung ứng lao động ít nhất phải đủ 15 tuổi, trừ trường hợp do Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội quy định.
Sai. Điều 6 BLLĐ quy định NSDLĐ phải đủ 18 tuổi trở lên
28. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ít nhất phải đủ 18 tuổi.
Sai. Tương tự câu 11
29. Người nước ngoài làm việc ở Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Sai. Khoản 1 Điều 9 NĐ 34/2008 quy định 1 số trường hợp không phải cấp giấy phép lao động
30. Cơ sở dạy nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì phải trả lại toàn bộ học phí đã thu
Sai – Khoản 2 điều 37 luật dạy nghề: có những trường hợp được quy định theo bộ luật dân sự
31. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi hoàn chi phí dạy nghề
Đúng – Khoản 3 điều 37 luật dạy nghề
32. HĐLĐ có thể được áp dụng trong các cơ quan nhà nước và đơn vị hành chính sự nghiệp
Đúng – Khoản 1 điều 2 NĐ 44/2003/NĐ-CP
33. Mọi NLĐ trong DN nhà nước đều là đối tượng áp dụng HĐLĐ
Sai – Khoản 2 điều 2 NĐ 44/2003/NĐ-CP
34. Doanh nghiệp sử dụng từ 10 NLĐ trở lên phải ký kết thỏa ước LĐTT
Sai – Khoản 1 điều 44 BLLĐ: theo nguyên tắc tự nguyện
35. Thỏa ước LĐTT không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không có hiệu lực pháp luật
Đúng – Khoản 2 điều 48 BLLĐ
36. Thời hạn của TƯ LĐ TT tối thiểu là 1 năm
Sai – Điều 50 BLLĐ: đối vói doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết có thể dưới 1 năm
37. TƯ LĐ TT có hiệu lực pháp lý cao hơn NQLĐ
38. Trong TH sáp nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp nhận sáo nhập có số LĐ tiếp tục được sử dụng chiếm trên 50% tổng số LĐ sau khi sáp nhập thì TƯ LĐ TT tiếp tục có hiệu lực
Đúng Khoản 5 điều 1 NĐ 93/2002/NĐ-CP
39. TƯ LĐ TT được ký kết khi chưa tiến nhành lấy ý kiến của tập thể LĐ thì có thể bị tuyên bố vô hiệu
Sai Theo khoản 3 điều 45 là chắc chắn vô hiệu
40. TƯ LĐ TT được ký kết không đúng thẩm quyền sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu
Đúng khoản 2 điều 48 BLLĐ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét