Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

57 CÂU TRẮC NGHIỆM VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ

57 CÂU TRẮC NGHIỆM VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ


1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ
SAI (k2 Đ309): Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo cho bên cho nghĩa vụ biết bằng văn bản, không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

2. Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền
ĐÚNG (K2 Đ315)

3. Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi
SAI (K3 Đ623): Chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sd nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi trừ khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của bên bị thiệt hại; trong TH bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết

4. Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện
ĐÚNG (vì chủ thể của quan hệ nghĩa vụ không thay đổi, người có nghĩa vụ khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người có quyền ban đầu)

5. Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền
SAI (theo K2 Đ285, nếu trong quan hệ nghĩa vụ đó pháp luật có quy đinh về thời hạn thì các bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn pháp luật quy định, hoặc nếu pháp luật không quy định thì có thể trả bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.)

6. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ khi pháp luật qui định khác
SAI (K1 Đ284, địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể do các bên thỏa thuận).

7. Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu
SAI (vì: ví dụ như hành vi pháp lý đơn phương, một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, nếu có các điều kiện nhất định thì khi chủ thể bên kia thực hiện các điều kiện đó thì chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương phải thực hiện nghĩa vụ mà không cần chủ thể bên kia yêu cầu).

8. Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền, thì những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả trong việc làm phát sinh nghĩa vụ
ĐÚNG

9. Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt
SAI (vì: theo Đ384, Đ385) Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc nghĩa vụ phải do chính bên có nghĩa vụ thực hiện mà cá nhân chết hoặc pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ mới chấm dứt.
Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nvụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân, chủ thể khác là bên có quyền mà cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt thì nvụ cũng chấm dứt

10. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết
SAI (vì: theo Đ375, còn được hiểu là bên có nghĩa vụ thực hiện được một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền miễn cho việc thực hiện tiếp).

11. Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương nhiên là đối tượng của nghĩa vụ dân sự
SAI (phải thỏa mãn khoản 3 Điều 28: những ts có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái với đạo đức xã hội)

12. Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ cho nhau
SAI (theo Điều 380, phải cùng nghĩa vụ về tài sản cùng loại)

13. Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn
 SAI (theo Điều 305, chỉ khi các bên không có thỏa thuận gì khác hoặc pháp luật không có quy định khác).

14. Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam
ĐÚNG (vì: Trong pháp luật dân sự thì ngoại tệ không được coi là tiền, bởi lẽ ngoại tệ không bao giờ được coi là công cụ thanh toán đa năng – một tính năng quan trọng nhất của tiền. Ngoại tệ phải được coi là một loại tài sản đặc biệt, thuộc nhóm hàng hóa hạn chế lưu thông. Chỉ những chủ thể nhất định (ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức có chức năng hoạt động ngoại thương, …) mới được phép xác lập giao dịch đối với nó.)

15. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự
SAI

16. Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền
 ĐÚNG (theo Điều 297)

17. Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp phần hoàn thiện nội dung
 ĐÚNG

18. Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương nếu không sẽ bị xác định là vi phạm nghĩa vụ
 SAI (ko đc coi là vi phạm nghĩa vụ mà nó sẽ không phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên).

19. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu
SAI (theo Điều 15 quy định Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm của NĐ 163: 1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.)

20. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm;
S (theo Khoản 1 Điều 15 NĐ 163 trên)

21. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu;
S (vì K2 Điều 15: Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.)

22. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản;
S (vì trong hợp bảo lãnh, đối tượng ở đây là công việc được thực hiện.)

23. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm;
Đ (theo Điều 4 NĐ 163 nếu như tài sản đó thuộc quyền quản lý và sử dụng của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước.).

24. Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm;
Đ?

25. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản;
S (vì theo K1 Điều 12 NĐ 163, ngoài TH thế chấp còn các TH khác PL quy định; theo K2 thì Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thể được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu).

26. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm);
S (vì theo NĐ 163, K4 Điều 58 quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm (trong TH cầm cố, thế chấp) thì: Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác.)

28. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ;
S (vì theo K1 Điều 56 NĐ 163 có quy định các TH xử lý tài sản bảo đảm khác ngoài TH bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Ví dụ: do các bên có thỏa thuận.)

29. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết;
S (theo Điều 10 NĐ 163 còn quy định các TH khác, ví dụ: Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố)

30. Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành;
S??????

31. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp;
S (ví dụ trường hợp tại K3 ĐIều 349)

32. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp;
S (chỉ khi nào thỏa thuận theo K2 Điều 716)

33.. Nghĩa vụ dân sự là QHPL dân sự?
-> Đúng: NVDS gồm 3 yếu tố: Chủ thể, khách thể, Nội dung QH

34. Quyền của chủ thể mang quyền trong quan hệ nghĩa vụ là quyền đối vật
–> Sai. Là quyền đối nhân. Quyền của chủ tehẻ mang quyền được thỏa mãn = việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ

35. Quen hệ nghĩa vụ nhiều người là QH nghĩa vụ phát sinh khi có nhiều người cùng thỏa thuận xác lập quan hệ
–> Sai. vì… có thể phát sinh khi có thỏa thuận hoặc do Pháp luật quy định

36. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của các bên
–> Sai. VD: Nhiều người gây thiệt hại cho 1 người

37. Nghĩa vụ dân sự phân chia được theo phần là loại nghĩa vụ nhiều người mà trong đó, mỗi người có 1 nghĩa vụ phải thực hiện 1 phần nghĩa vụ đối với người có quyền
–> Sai:  định nghĩa: là loại nghĩa vụ , theo đó, đối tượng của nghĩa vụ là tài sản có thể chia được hoặc côn việc có thể được thực hiện theo nhiều công đoạn khác nhau.có thể là nv ít người theo phần. Dựa trên đối tượng của nghĩa vụ, không dựa vào chủ thể

38. Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ đều là các hợp đồng
–> Đúng vì đều được dựa trên sự thỏa thuận

39. Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ có thể làm thay đổi nội dung quan hệ nghĩa vụ
–> Sai vì chỉ làm thay đổi chu thể của QH nghĩa vụ, không làm thay đổi nội dung quan hệ nghĩa vụ

40. khi bên có nghĩa vụ là cá nhân chết thì nghĩa vụ chấm dứt nếu người chết không có di sản thừa kế
–> Sai, vì khi nv không chuyển iao cho người thừa kế được

41. Khi đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ chưa thực hiện xong nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt haịi cho bên có quyền
–> Sai vì nếu hành vi vi phạm thời hạn không gây ra thiệt hại thì không fải bồi thường. Ở đây chỉ phát sinh nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

42. Tài sản hình thành trong tương lai có thể là đối tượng cầm cố nếu các bên có thỏa thuận
–> Sai. TS hình thành trong tương lai: Nhà đang xây, TS đã có trên thực tế nhưng chưa thuộc quyền SH của chủ SH
Cầm cố chỉ phát sinh hiệu lực khi chuyển giao TS cầm cố cho bên nhận cầm cố. TS hình thành trong tương lai chưa thuộc quyền SH của bên cầm cố –> Nếu bo chưa” Các bên thỏa thuận” –> Đúng

43. TS đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
–> Có 2 TH TS đảm bảo thuộc SH của người đảm bảo:
TH 1: A bán cho B theo phương thức trả chậm, trả dần
B chưa trả hết tiền thanh toán nhưng vẫn được mang TS đi bảo đảm
TH 2: A cho B thuê thời hạn 1 năm
B điược manng TS thuê đi bảo đảm
Nghị định 163

44. . Hợp đồng bảo lãnh chỉ phát sinh hiệu lực pháp lý nếu việc ký kết HĐ có sự đồng ý của ngươi được bảo lãnh
–> Sai: Vì việc ký kết HĐ bảo lãnh không mang lại bất kkỳ lợi ích nào cho bên được bảo lãnh

45. Khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì bên bao lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
–> Sao Vì nếu các bên có thỏa thuận, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì khi bên bảo lãnh có khả năng mà không thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo ãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bao lãnh

46. Khi các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý TS bảo đảm thì TS phải được bán đấu giá theo quy định của pháp luật
–> Sai. Điều 541 Nghị định 163

47. Khi quan hệ nghĩa vụ chính vô hiệu thì biện pháp bảo đảm cũng vô hiệu theo
-> sai. Điều 15 nghị định 163
(nếu QH NV đã được thực hiện sau đó bị tuyên bố vô hiệu thì biện pháp bảo đảm không vô hiệu)

48. TS đang có tranh chấp về quyền sở hữu cũng có thể mua bán nếu các bên có thỏa thuận
–> Sai. Vì HĐ mua bán TS, HĐ chuyển giao TS , TS đang có tranh chấp không xác định được ai là chủ SH –> không mua bán được

49. HĐ mua bán TS có đăng ký quyền SH phải được công chứng, chứng thực theo luật định
–> Sai Vì trong HĐ mua bán nhà ở mà bên bán là tổ chức có chức nănng kinh doanh nhà ở thì không cần công chứng, chứng thực

49. Trong hợp đồng mua bán TS, nếu đối tượng của HĐ là TS phải đăng ký quyền SH thì quyến SH được chuyển giao cho bên mua từ thời điểm hoàn thành thủ tục đănng ký, sang tên.
–> Sai. Luật nhà ở, luật dân sự.. kể từ thời điể chuyển giao nhà/công chứng chứng thực HĐ

50. Khi kết thúc thời hạn vay, bên vay phải trả lại TS gốc và trả lãi cho bên vay
–> Sai vì có HĐ vay không lãi

51. HĐ vay TS là HĐ có đền bù
–> Sai vì HĐ vay không lãi thì không có đền bù

52. Khi vay tiền ngân hàng, bên vay phải thế chấp TS để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ
–> Sai vì các bên có thể thỏa thuận không áp dụng biện pháp bảo đảm

53. HĐ thuê động sản phát sinh hiệu lực khi bên thuê chuyển giao TS kí cược cho bên cho thuê
–> Sai: Vì HĐ thuê có tể phát sinh theo thỏa thuận . Nếu thuê không phả ký cược–> không có chuyển giao TS kí cược

54. Trong thời han của HĐ thuê hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản thuê sẽ thuộc SH của bên cho thuê
–> Sai vì nếu các bên có thỏa thuận Thuộc SH của bên thuê thì không thể thuộc SH của bên cho thuê

55. TS thuê phải thuộc SH của bên cho thuê
–> Sai vì HĐ cho thuê lại thì TS không thuộc SH của bên cho thuê

56. Khi HĐ bị đơn phương chấm dứt, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng như ban đầu
–> Sai: Vì HĐ đơn phương chỉ ko có hiệu lực từ khi bị tuyên bố đơn phương. Phần đã thực hiện vẫn có hiệu lực –> ko phải khôi phục

57. Các bên chỉ được đơn phương chấm dứt HĐ nếu có sự vi phạm của bên kia
–> Sai vì HĐ dịch vụ, các bên có thể đơn phương chấm dứt nếu không có lợi cho các bên

0 nhận xét:

Đăng nhận xét