Công ty Luật Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 334 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: 0911666884- 0924.488.884.

Công ty Đấu giá Kim Trọng Hùng Kính chào Các bạn

Địa chỉ: 07 Khúc Hạo, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng

Kim Trọng Hùng Group Kính chào Các bạn

Đồng sáng lập: LS Vũ Trọng Kim và LS Nguyễn Cao Hùng. Website:luatkimtronghung.com.

Luật sư Vũ Trọng Kim-CT Hội cựu TNXP

Ủy viên trung ương ĐCS khóa VIII, IX, X, XI. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XIII, XIV.

Luật sư Nguyễn Cao Hùng-Giảng viên thỉnh giảng Luật Đầu tư

Tác giả sách: 200 câu hỏi đáp về Khiếu nại, tố cáo. Đồng tác giả sách: Bình luận KH BLTTHS 2015-XNB CAND

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TIỀN

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TIỀN 


1.1. Về thời hiệu 

VBQPPL: 
BLDS 2005 (Điều 162) 
BLTTDS (Điều 159 và Điều 160) 
Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành BLDS 1995 (điểm a, điều 6) 
Pháp lệnh HĐDS 
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP 

Công việc chính và kỹ năng thực hiện: 
· Hợp đồng vay tiền thường được thực hiện trong thời gian dài, có nhiều thay đổi, bổ sung nên Thẩm phán cần chú ý việc xác định thời hiệu khởi kiện. 
· Hợp đồng giao kết trước 01-7-1996 thì áp dụng quy định về thời hiệu theo Điều 56 Pháp lệnh HĐDS, có thời hạn khởi kiện là 3 năm kể từ ngày “vi phạm hợp đồng”. 
· Thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo quy định cụ thể tại tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP về những trường hợp có thoả thuận mới. 
· Quy định tại Điều 162 BLDS 2005 về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện cũng phải được áp dụng cho việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng giao kết trước 01-7-1996 (vì trước đây chưa có quy định này). 
· Thời hiệu khởi kiện đối với các hợp đồng được xác lập từ 01-7-1996 đến 01-01-2005 được quy định cụ thể tại tiểu mục 1.2 mục 1 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP là 2 năm kể từ 01-01-2005 nếu tranh chấp phát sinh từ 01-01-2005 trở về trước. 

Cần chú ý là Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP tính thời hiệu khởi kiện từ ngày “tranh chấp phát sinh” thì phải hiểu là ngày “vi phạm hợp đồng”(Điều 56 Pháp lệnh HĐDS), là ngày “quyền và lợi ích hợp pháp... bị xâm phạm” (điểm a khoản 3 Điều 159 BLTTDS).

1.2. Giải quyết một số loại hợp đồng vay tiền 

· Hợp đồng vay tiền chỉ thuộc một trong 4 (bốn) dạng thức sau đây: 
- Vay có kỳ hạn, có lãi; 
- Vay có kỳ hạn, không lãi; 
- Vay không kỳ hạn, có lãi; và 
- Vay không kỳ hạn, không lãi. 

· Lưu ý: Khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, cần xác định mức lãi suất từng thời điểm khác nhau khi thời gian vay kéo dài và mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng có sự thay đổi. Một hợp đồng vay tiền gồm có 3 (ba) thời điểm tính mức lãi suất cần phân biệt như sau: 
- Mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng, vào thời điểm hai bên giao dịch. 
- Mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng, vào thời điểm vi phạm nghĩa vụ thanh toán (ngày chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán). 
- Mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng, vào thời điểm xét xử sơ thẩm. 

1.2.1. Hợp đồng vay tiền không có lãi 

VBQPPL: 
BLDS 2005 (các điều 297, 298, 299, 300, 305, 474, 476, 477 và 478) 
Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản (điểm b mục 1 phần I) 

Công việc chính và kỹ năng thực hiện: 

· Thẩm phán cần xác định là quan hệ vay có thời hạn hay không có thời hạn, có lãi hay không có lãi để xác định loại hợp đồng, trên cơ sở đó xác định phạm vi thu thập chứng cứ và luật áp dụng phù hợp. 
· Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi (khoản 1 Điều 477 BLDS 2005), thì bên cho vay có thể đòi nợ bất cứ lúc nào, bên vay cũng có quyền trả nợ bất cứ lúc nào nhưng phải báo cho nhau biết trước trong thời gian hợp lý, nếu không có thỏa thuận khác. 

- Khi bên cho vay đã thông báo đòi nợ mà bên vay không trả được nợ, thì ngày sau đó là ngày vi phạm nghĩa vụ thanh toán (ngày chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán). Dù là vay không có lãi thì bên vay vẫn phải trả cho bên cho vay một khoản lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ. Khoản lãi này được tính theo lãi suất cơ bản (khoản 2 Điều 305 BLDS năm 2005) của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm với thời hạn kể từ ngày chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đến khi xét xử sơ thẩm. 

- Là hợp đồng vay không có lãi thì không phải thu thập chứng cứ về việc trả lãi nhưng vẫn phải chú ý nghĩa vụ chứng minh thuộc bên đưa ra sự kiện. Ví dụ: A đòi nợ B thì A phải chứng minh có việc cho B vay. Nếu B khai rằng B đã trả nợ cho A thì nghĩa vụ chứng minh việc đã trả nợ là nghĩa vụ của B. 

Các tài liệu có giá trị chứng minh thường được thu thập là: giấy biên nhận vay tiền; giấy xác nhận nợ (sau khi vay mới viết nhưng có nội dung xác nhận sự kiện vay); sổ ghi nợ có bút tích của bên vay thể hiện họ biết nội dung ghi trong sổ, v.v... 

1.2.2. Hợp đồng vay tiền có lãi 


VBQPPL: 
BLDS 2005 (các điều 474, 476, 477 và 478) 
Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản (mục 4 phần I) 

Công việc chính và kỹ năng thực hiện: 
· Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi (khoản 1 Điều 477 BLDS 2005) thì bên cho vay có thể đòi nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả lại tài sản, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý. 
· Hợp đồng vay có lãi là loại hợp đồng có thoả thuận trả lãi. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (thời điểm xét xử sơ thẩm)- (Điều 476 BLDS 2005). 
· Đối với hợp đồng vay có thời hạn thì thời gian tính lãi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán (khoản 2 Điều 305 BLDS 2005) kể từ khi hết hạn vay. Đối với hợp đồng vay không có thời hạn thì thời gian tính lãi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán (khoản 2 Điều 305 BLDS 2005) kể từ khi đòi nợ (phát sinh tranh chấp). 
· Lưu ý: Cần phân biệt hợp đồng giao kết trước ngày 01-7-1996 với hợp đồng giao kết sau ngày 01-7-1996. Với các hợp đồng giao kết trước ngày 01-7-1996 thì lãi đã trả (đã trả trước ngày 01-7-1996) không phải giải quyết lại, chỉ giải quyết lại phần lãi trả sau ngày 01-7-1996. Với các hợp đồng giao dịch sau ngày 01-7-1996 thì lãi phải được điều chỉnh đúng quy định. 
· Lãi trong hạn do các bên thỏa thuận không được quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng tại thời điểm vay. 
· Không tính lãi suất theo từng thời kỳ như trước đây. 
· Chấp nhận việc nhập lãi vào nợ gốc một lần đối với trường hợp vay có thời hạn và đến hạn trả nợ mà người vay không thự hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình. 
· Trong thực tế việc trả nợ thường thực hiện nhiều lần. Mỗi lần trả nợ phải trừ nợ lãi, số tiền còn lại sau khi trừ lãi mới trừ vào nợ gốc. 
· Lưu ý: Những năm gần đây Ngân hàng Nhà nước không còn quy định khung lãi suất cho vay mà chỉ quy định lãi suất cơ bản, thì cần ấn định mức lãi cho phép bằng 150% lãi suất cơ bản. 

1.2.3. Hợp đồng vay tiền ở tổ chức Ngân hàng, Tín dụng 

VBQPPL: 
Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản (mục 4 phần I) 

Công việc chính và kỹ năng thực hiện: 
· Thẩm phán cần chú ý về hợp đồng vay tiền ở tổ chức Ngân hàng, Tín dụng có những quy định riêng cả về hình thức hợp đồng, việc tính lãi, tư cách chủ thể tham gia tố tụng. 
· Việc tính lãi và cả lãi suất nợ quá hạn đối với các khoản vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng phải theo đúng hợp đồng đã ký kết và kể từ khi giao dịch cho đến khi thi hành án xong. 
· Lưu ý là theo “Điều lệ” tổ chức và hoạt động của các Ngân hàng chuyên doanh (như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển...), thì các Chi nhánh không có quyền tham gia tố tụng khi không có uỷ quyền của Tổng giám đốc; do đó, khi thụ lý, giải quyết các tranh chấp có Ngân hàng tham gia tố tụng cần kiểm tra về uỷ quyền hợp lệ. 

1.2.4. Hợp đồng vay tiền có lãi nhưng không rõ về mức lãi suất 

VBQPPL: 
BLDS 2005 (khoản 2 Điều 476) 
Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản (điểm d mục 4 phần I) 

Công việc chính và kỹ năng thực hiện: 
· Đây là trường hợp Toà án áp dụng lãi suất theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại thời điểm xét xử sơ thẩm (giao dịch trước 01-01-2006) hoặc theo lãi suất cơ bản (trường hợp áp dụng BLDS 2005). 
· Đây là trường hợp xác định được rằng bên vay và bên cho vay có thoả thuận có trả lãi nhưng chưa xác định mức lãi suất là bao nhiêu hoặc có tranh chấp về lãi suất (tranh chấp nhau về mức lãi đã được thoả thuận, không rõ là bao nhiêu). 

*Bảng so sánh tính lãi giữa các loại hợp đồng vay: 

Vay không lãi 
------------------ 
- Lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán là mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm. 
- Tính một mức lãi suất cho cả thời gian từ khi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán đến khi xét xử sơ thẩm. 

Vay có lãi 
------------------ 
- Lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố cho loại vay tương ứng, tại thời điểm vay. 

- Lãi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tính như trường hợp vay không lãi. 

Vay NH, TD 
----------------- 
Lãi suất trong hạn và lãi suất quá hạn đều tính theo hợp đồng. 

Không rõ lãi 
------------------ 
Lãi suất bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay, tại thời điểm trả nợ (thời điểm xét xử sơ thẩm). 


1.2.5. Xử lý tài sản thế chấp 

VBQPPL: 
BLDS 2005 (các điều từ Điều 342 đến Điều 357). 
Luật đất đai (các điều 113, 114 và 115) 
Luật nhà ở 
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP 
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP (điều 31) 
Nghị định số 08/2000/NĐ-CP 
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP (Điều 64) 

Công việc chính và kỹ năng thực hiện: 
· Thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thường được áp dụng cho loại hợp đồng vay tiền. Vì vậy, đồng thời với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền thì Toà án cũng phải giải quyết về tài sản thế chấp. 
· Giao dịch thế chấp cũng là một hợp đồng nên cũng phải tuân theo các quy định có hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng thế chấp có thể được lập thành văn bản riêng, cũng có thể ghi ngay trong hợp đồng mà nó bảo đảm nhưng hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực độc lập và phải tuân thủ các quy định về hợp đồng thế chấp. 
· Lưu ý về hình thức của hợp đồng thế chấp. Đối với tài sản thế chấp là nhà, đất phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền chứng thực cũng là cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 8 Nghị định số 08/2000/NĐ-CP). Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất trong trường hợp bên bảo đảm là hộ gia định, cá nhân (điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 08/2000/NĐ-CP). 
· Riêng việc đăng ký các giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 64 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và Điều 31 Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, cơ quan thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm trong đó có thế chấp quyền sử dụng đất là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Như vậy, việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất có thể thực hiện ở Uỷ ban nhân dân cấp xã và cũng có thể thực hiện ở Văn phòng nêu trên. 
· Trong trường hợp tài sản thế chấp được bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ mà phải xử lý tài sản thế chấp để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý (khoản 3 Điều 324 BLDS 2005). 
· Trong trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thế chấp (tranh chấp với người không tham gia giao dịch thế chấp) thì các bên liên quan có quyền yêu cầu Toà án giải quyết về quyền đối với tài sản thế chấp trước khi xử lý tài sản thế chấp. 

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP THỪA KẾ

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN  TRANH CHẤP THỪA KẾ


3.1. Thụ lý vụ án

Cần xác định đúng đối tượng tranh chấp trong vụ án tranh chấp dân sự về thừa kế để xác định đúng điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 168 BLTTDS.
Ví dụ: Phải xác định đối tượng tranh chấp là “nhà đất”, hay “đất”, hay là “tài sản khác” để xác định:
- Đúng thời hạn, thời hiệu khởi kiện;
- Các bên có phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai trước khi tòa án thụ lý vụ án hay không; hoặc
- Vụ kiện có thuộc trường hợp không bắt buộc phải có biên bản hòa giải tại cơ sở trước khi tòa án thụ lý hay không.

3.1.1. Kiểm tra về thời hiệu khởi kiện

VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 162 và Điều 645)
Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP (mục 2 Phần I)
Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10
Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế bao gồm: “thời hiệu khởi kiện về thừa kế” và “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại”. 
“Quyền thừa kế” bao gồm: “quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc quyền yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác” (mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP). 

Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo quy định chung là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế, tức là ngày người để lại di sản thừa kế chết. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu một người thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 (ba) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 645 BLDS 2005). 

Lưu ý: một số quy định khác về thời hiệu mà việc áp dụng thời hiệu về quyền thừa kế cũng phải tuân theo: 
- Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 161 BLDS 2005 về “sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan” và trường hợp chưa có người đại diện trong trường hợp người khởi kiện phải có người đại diện.
- Quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo Điều 161 BLDS 2005.
- Quy định về không tính vào thời hiệu khởi kiện trong thời gian từ 01-7-1996 đến 01-01-1999 là 2 (hai) năm 6 (sáu) tháng, đối với trường hợp thừa kế về nhà ở xảy ra trước ngày 01-7-1991, thời hạn dược quyền khởi kiện là hết ngày 10-3-2003 (Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10).
- Quy định về không tính vào thời hiệu khởi kiện trong thời gian từ 01-7-1996 đến 01-9-2006 đối với trường hợp thừa kế về nhà ở xảy ra trước ngày 01-7-1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia (Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11).
- Quy định về “không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế” (tiểu mục 2.4, mục 2, phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP).

3.1.2. Kiểm tra về thẩm quyền giải quyết vụ án

VBQPPL:
BLTTDS (các điều 33, 34, 35, 36 và 56 )
Luật đất đai (Điều 136)
Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Lưu ý phân biệt thẩm quyền của TAND và Ủy ban nhân dân trong những tranh chấp thừa kế liên quan đến đất đai (Điều 136 Luật đất đai, Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC).
- Khoản 1 Điều 136 Luật đất đai: Thẩm quyền của TAND.
- Khoản 2 Điều 136 Luật đất đai: Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân.
- Tranh chấp về hợp đồng (giao dịch) hoặc tài sản tranh chấp là nhà ở, vật kiến trúc khác v.v.: Thẩm quyền của TAND (Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC).

TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền khi: 
- Đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài, không có nơi cư trú, thường xuyên làm ăn, sinh sống tại Việt Nam. 
- Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài (theo khoản 3 Điều 33 BLTTDS). 

TAND quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có thẩm quyền khi: 
- Đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài, nhưng có nơi cư trú, thường xuyên làm ăn, sinh sống tại Việt Nam 
- Cần chú ý “đương sự” theo quy định tại Điều 56 BLTTDS bao gồm cả những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do vậy, bao gồm cả những người không phải là người thừa kế và bao gồm cả cơ quan, tổ chức. 

Về thẩm quyền theo lãnh thổ: Trong vụ án thừa kế có thể có tranh chấp di sản là bất động sản và thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ cũng sẽ bị chi phối theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 36 BLTTDS và thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn. 

3.1.3. Kiểm tra các điều kiện khác của việc thụ lý vụ án thừa kế

VBQPPL: 
Luật đất đai (Điều 135)
Pháp lệnh APLPTA
Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 (Điều 2)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Xác định đúng người nộp tiền tạm ứng án phí: Trong vụ án thừa kế, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng phải nộp tạm ứng án phí (50% mức án phí dự định) và mức án phí được tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết (khoản 4 Điều 25 Pháp lệnh APLPTA). 

Lưu ý đến những điều kiện khác như điều kiện về hòa giải ở cơ sở đối với tranh chấp thừa kế có liên quan đến đất đai (Điều 135, Điều 136 Luật đất đai). 

3.1.4. Thông báo về việc thụ lý vụ án

VBQPPL:
BLTTDS (Điều 174)
Thẩm phán cần thực hiện đúng các quy định về thông báo việc thụ lý vụ án. Đây cũng chính là một hoạt động nhằm thu thập chứng cứ. 

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Trên cơ sở đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện cần lập ngay sơ đồ về hàng thừa kế và diện thừa kế. Sơ đồ cần thể hiện các nội dung: người để lại di sản, các thời điểm mở thừa kế, diện thừa kế, mối quan hệ giữa các người thừa kế với nhau và với những người để lại thừa kế. 
Trong nội dung thông báo cho những người thừa kế cần yêu cầu họ có ý kiến về: 
- Tài sản đang tranh chấp thuộc di sản của ai, bao gồm những tài sản gì;
- Các thời điểm mở thừa kế;
- Diện những người thừa kế và các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Ý kiến của họ về yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu cụ thể của họ.

3.2. Thu thập chứng cứ 

VBQPPL:
BLDS 1995
BLDS 2005 (các điều 679, 680 và 683)
BLTTDS (các điều 5 và 6, các điều từ Điều 79 đến Điều 98)
Luật HN&GĐ
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Xác định những tài liệu, giấy tờ có ý nghĩa chứng minh (không phải là xác định tất cả các giấy tờ này trong mọi trường hợp): 
- Di chúc;
- Giấy chứng tử;
- Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu;
- Bản khai lý lịch;
- Khi không có các tài liệu trên thì đương sự có quyền và nghĩa vụ xuất trình các chứng cứ khác để chứng minh (chú ý các quy định tại Điều 83 BLTTDS về xác định chứng cứ).

Bước đầu cần thu thập các chứng cứ chứng minh về: thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế, diện thừa kế, việc xác định di sản cần có ý kiến, sự tham gia của tất cả các đương sự. 

Xác định di sản: Tài sản tranh chấp thường không hoàn toàn trùng với di sản. Để xác định di sản thường tiến hành theo các bước sau: 
- Xác định tổng thể tài sản tranh chấp. Đối với nhà đất phải làm rõ về diện tích, kích thước, đặc điểm và định giá phải theo đúng giá trị chuyển nhượng thực tế và định giá cụ thể để đáp ứng yêu cầu chia hiện vật (việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải theo đúng quy định tại Điều 89 BLTTDS; việc định giá tài sản phải theo đúng Điều 92 BLTTDS).
- Thu thập chứng cứ để xác định phần đóng góp, công sức đóng góp của những người liên quan đến di sản đang tranh chấp. Những người này thường là một trong số người thừa kế, có thể là bị đơn, hoặc có thể là người nào đó có công sức đóng góp, duy trì tài sản (đây cũng là một căn cứ để xác định công sức đóng góp).
- Xác định đồng chủ sở hữu với người để lại di sản. Đồng chủ sở hữu thường là chồng hoặc vợ của người để lại di sản. Cần thu thập chứng cứ chứng minh về quan hệ hôn nhân của họ có hợp pháp không. Thời kỳ hôn nhân hợp pháp để xác định họ có phải đồng chủ sở hữu của khối tài sản tranh chấp không (chú ý các quy định của Luật HN&GĐ).
- Thu thập các chứng cứ về nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán từ di sản (Điều 686 BLDS 1995, Điều 683 BLDS 2005).

Các chứng cứ khác chứng minh các điểm tranh chấp về quyền thừa kế của đương sự cụ thể, quyền hoặc nghĩa vụ tài sản của người liên quan khác (người liên quan từ các giao dịch khác chứ không phải là người thừa kế). 

3.3. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án thừa kế 

3.3.1. Xác định di chúc hợp pháp

VBQPPL:
BLDS 1995
BLDS 2005 (các điều 650, 651, 652, 653, 655, 656, 658, 660, 661 và 663)
Pháp lệnh thừa kế
Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP
Thông tư 81/TANDTC ngày 24-7-1981

Một di chúc được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây: 
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc và không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép lập di chúc;
- Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật;
- Di chúc của người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi đến chưa đủ 18 (mười tám) tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý;
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 

Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 (năm) ngày, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. 

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Các loại di chúc được coi là hợp pháp, khi hình thức và nội dung của di chúc tuân thủ đúng quy định của pháp luật: 
- Di chúc miệng (Điều 651 BLDS 2005);
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 655 BLDS 2005);
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 656 BLDS 2005);
- Di chúc bằng văn bản được công chứng tại cơ quan công chứng hoặc được chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Điều 658 BLDS 2005);
- Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực (Điều 660 BLDS 2005); 
- Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở (Điều 661 BLDS 2005);
- Di chúc chung của vợ chồng (Điều 663 BLDS 2005).

Lưu ý: di chúc không có công chứng, chứng thực cũng là di chúc hợp pháp khi tuân theo các điều kiện pháp luật quy định cho loại di chúc đó; di chúc có công chứng, chứng thực chỉ hợp pháp khi được làm theo đúng thủ tục pháp luật quy định. 


Xác định thời điểm di chúc hợp pháp (Điều 667 BLDS 2005): 
- Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
- Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

- Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

- Di chúc không có hiệu lực pháp luật nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản đó vẫn có hiệu lực.

- Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.

- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. 

- Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

Lưu ý: 
- Xác định thời điểm di chúc hợp pháp trước 10-9-1990 cần căn cứ vào Thông tư 81/TANDTC ngày 24-7-1981.
- Xác định thời điểm di chúc hợp pháp từ 10-9-1990 đến 01-7-1996 cần căn cứ vào Pháp lệnh thừa kế; Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP.
- Xác định thời điểm di chúc hợp pháp từ 01-07-1996 đến 31-12-2005 cần căn cứ vào BLDS 1995.
- Xác định thời điểm di chúc hợp pháp từ 01-01-2006 đến nay cần căn cứ vào BLDS 2005.

3.3.2. Xác định di sản thừa kế

VBQPPL:
BLDS 2005 (các điều 163, 634, 733, 734 và 735)
Luật HN&GĐ 1959
Luật HN&GĐ 1986
Luật HN&GĐ 2000 (Điều 28)
Luật đất đai 2003 (Điều 50 và Điều 106)
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác (Điều 634 BLDS 2005). 

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế. 

Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Phần 4 BLDS 2005 và pháp luật về đất đai. 

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại Phần 4 BLDS 2005 và pháp luật về đất đai. 

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại (Điều 634 BLDS 2005). 

Khái niệm về tài sản bao gồm: “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” (Điều 163 BLDS 2005). 

Quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi 1 người chết trước để xác định xem di sản của người đó: 

- Theo Luật HN&GĐ 1959: “chia như quy định ở Điều 29” tức là như khi ly hôn (Điều 16);

- Theo Luật HN&GĐ 1986: “chia đôi” (Điều 17);

Theo Luật HN&GĐ 2000: “ngang nhau “ (Điều 28); 

Người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất (Điều 106 Luật đất đai 2003). 
- Quy định về di sản là quyền sử dụng đất (Điều 733, Điều 734 và Điều 735 BLDS 2005; Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP);
- Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993 hoặc Luật đất đai 2003;
- Có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai 2003; kể từ 01-7-2004 quyền sử dụng đất cũng là di sản không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế (hồi tố) (Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP);
- Loại đất chưa có các giấy tờ nêu ở trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm gắn liền với đất đó thì đất vẫn được coi là di sản (được tính giá trị và phân chia như loại đất có giấy tờ nêu trên) khi UBND cấp có thẩm quyền xác định việc sử dụng đất là hợp pháp hoặc có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất (điểm a và b tiểu mục 1.3 mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2004 NQ-HĐTP).

Tài sản được Nhà nước cấp cho người có công với cách mạng sau khi họ đã chết cũng là di sản để chia cho các thừa kế của họ. Trường hợp cấp cho thân nhân của người có công với cách mạng thì không phải là di sản của người có công với cách mạng (Phần III Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP). 

3.3.3. Quy định về di chúc có hiệu lực một phần

VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 667 và Điều 669)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình (Điều 631 BLDS 2005). Do vậy, nếu di chúc định đoạt tài sản của người khác thì phần di chúc đó không hợp pháp. Tình trạng khá phổ biến của loại di chúc không hợp pháp một phần là vợ hay chồng lập di chúc định đoạt tài sản chung. 

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định tại Điều 669 BLDS 2005 (còn gọi là thừa kế bắt buộc): 
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng;
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Lưu ý: Các trường hợp “Hiệu lực pháp luật của di chúc” quy định tại Điều 667 BLDS 2005. 

3.3.4. Một số quy định hạn chế quyền thừa kế

VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 735)
Luật HN&GĐ (Điều 31)
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP
Nghị định 81/2001/NĐ-CP
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản giao cho hộ gia đình thì chỉ các thành viên trong hộ đang tiếp tục sử dụng đất khi có một thành viên chết. 

Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được chia hiện vật nhà, đất khi có đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 81/2001/NĐ-CP. 

Vợ góa hoặc chồng góa có quyền yêu cầu chưa chia di sản nếu trong một thời hạn nhất định (không quá 3 năm) việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống (Điều 31 Luật HN&GĐ 2000; Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). 

3.3.5. Thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn

VBQPPL:
Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10
Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP
Công văn số 77/2003/HĐTP

Người đang có vợ hoặc có chồng là: 
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03-01-1987 và hiện đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03-01-1987 đến trước ngày 01-01-2001 và hiện đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng cho đến trước ngày 01-01-2003). (tiểu mục c.1 mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP).

Công việc chính và kỹ năng thực hiện: 

Là trường hợp hôn nhân không có đăng kí kết hôn nhưng không vi phạm các điều kiện kết hôn khác (các đối tượng hôn nhân được quy định tại Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10). 

Nếu quan hệ hôn nhân xác lập trước ngày 03-01-1987 thì thời điểm mở thừa kế không kể là khi nào, người vợ (hoặc chồng) còn sống đều được hưởng thừa kế (điểm a mục 1 phần II Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP). 

Nếu quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày 03-01-1987 đến trước ngày 01-01-2001 và thừa kế của một bên mở trước 01-01-2003 thì bên vợ (hoặc chồng) còn sống cũng được hưởng thừa kế (điểm b mục 1 phần II Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP). 

Nếu quan hệ hôn nhân được xác lập từ 03-01-1987 đến trước 01-01-2001 và thừa kế của một bên mở sau 01-01-2003 thì chỉ được hưởng thừa kế nếu đã có tên trong danh sách xin đăng ký do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập trước 01-01-2003 (Công văn số 77/2003/HĐTP ngày 27-6-2003).

Những dự đoán của Ray Kurzweil về cuộc sống con người sau năm 2020

Những dự đoán của Ray Kurzweil về cuộc sống con người sau năm 2020

Ray Kurzweil là một nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu tương lai, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng như "The Age of Spiritual Machines" và "How to Create a Mind."
Tầm ảnh hưởng của ông lớn đến mức Google mời ông về để chỉ đạo những nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo .
Ngoài ra, ông còn được biết đến như một người thường xuyên đưa ra những dự đoán về tương lai , với độ chính xác lên tới 86%.
Và dưới đây, là những dự đoán của ông về cuộc sống con người sau năm 2020:



Tới năm 2030, "robot siêu vi" sẽ kết nối não bộ con người lên internet

Theo lời của Kurzweil hồi đầu năm nay, trong tương lai, "robot siêu vi" sẽ đem lại cho chúng ta "trải nghiệm thực tế ảo trọn vẹn từ trong chính hệ thần kinh". Nói cách khác, não bộ của chúng ta sẽ có thể kết nối tới "hệ thống đám mây".

"Điều này cũng tương tự như việc chúng ta tăng dung lượng lưu trữ lên gấp hàng chục nghìn lần nhờ việc sử dụng điện toán đám mây hiện tại, con người trong tương lai hoàn toàn có thể mở rộng não bộ của mình nhờ mạng internet".

Và nếu như vậy, chúng ta sẽ có thể sống trong một thế giới ảo - y như trong phim "Ma trận" vậy.

Hệ thống robot siêu vi cũng sẽ giúp kéo dài sự sống hơn rất nhiều


Nhờ triến bộ khoa học mà con người sẽ sống lâu hơn

Theo như Kurzweil, robot siêu vi trong cơ thể người sẽ giúp chúng ta "hoàn thiện" hệ thống miễn dịch. Nhờ vậy, con người sẽ điều trị được mọi loại bệnh - kể cả ung thư.

Điều này dẫn tới một viễn cảnh mà các nhà nghiên cứu tương lai gọi là "kéo dài triệt để sự sống" - nơi mà cái chết cũng chỉ là một căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị được.

Con người sẽ trở nên vui tính hơn rất nhiều


Đồng thời khiến chúng ta vui tính hơn

Kurzweil tin rằng, việc cơ khí hóa con người không khiến cho chúng ta mất đi "tính người" nhiều hơn, mà thậm chí còn ngược lại như vậy. Robot siêu vi không chỉ làm con người thông minh hơn, mà còn tăng cả trí tuệ cảm xúc của chúng ta nữa.

"Chúng ta sẽ có thể tạo ra những biểu hiện cảm xúc sâu sắc hơn, nhờ vào kho tàng kiến thức khổng lồ từ công nghệ đám mây" - ông Kurzweil cho biết.

Bạn sẽ không còn mất nhiều thời gian suy nghĩ ra những lời nói thông mình, những câu chuyện vui vẻ, bởi lẽ tốc độ suy nghĩ của con người vào thời điểm này sẽ được đẩy nhanh lên rất nhiều lần.

Công nghệ in 3D sẽ in được tất cả mọi thứ


Tương lai "cần gì in nấy" sẽ không còn xa vời

Khi mà công nghệ in 3D ngày càng phát triển và mở rộng, rất nhiều thứ xung quanh chúng ta sẽ trở thành thông tin điện tử. Và theo lời Kurzweil, đến năm 2020, con người sẽ có được "cuộc sống vô cùng sung túc và in được bất cứ thứ gì mình cần".

Trên thực tế, những ngôi nhà, hay cây cầu được dựng nên nhờ công nghệ in 3D ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong thời gian gần đây.

Chúng ta có thể "hồi sinh" những người đã mất thông qua AI


Trong tương lai, chết không phải là hết

Kurzweil đã từng nhấn mạnh rất nhiều lần rằng ông sẽ "hồi sinh" cha của mình - ông Frederick Kurzweil - thông qua sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo.

Theo lời ông, tới năm 2030, chúng ta sẽ có thể gửi các robot siêu vi vào não bộ của bản thân để thu thập ký ức về những người đã qua đời.

Kết hợp cùng với mẫu ADN, con người có thể tạo ra một "bản thể ảo" của những người đã qua đời, với độ chính xác cực cao.

Và rồi sẽ tới thời điểm mang tên "Singularity"


Đại loại là tương lai sẽ trông giống như thế này

Thời khắc quan trọng nhất với loài người, theo lời Kurzweil, là năm 2045.

Đó là thời điểm mà các nhà nghiên cứu tương lai gọi là "Singularity", khi tốc độ phát triển của tiến hóa sinh học bị vượt qua bởi trí tuệ nhân tạo.

"... là thời điểm tương lai mà tốc độ phát triển của công nghệ nhanh tới mức sẽ khiến cho cuộc sống của con người thay đổi hoàn toàn.

Khi đó, toàn bộ những khái niệm quen thuộc về đời sống sẽ bị thay đổi hoàn toàn, từ các mô hình kinh tế cho tới vòng đời con người, và thậm chí, cả cái chết".

Kurzweil cho rằng, vào năm 2045, sức mạnh tính toán của trí tuệ nhân tạo sẽ gấp hàng tỉ lần so với trí tuệ con người.

Và cuộc sống của chúng ta sẽ không bao giờ có thể như trước nữa.

Sau thời điểm "Singularity", chúng ta có thể upload bộ não lên mạng internet


Bộ não sẽ không còn bị giới hạn trong cơ thể nữa

Kurzweil cũng như các nhà nghiên cứu tương lai đều cho rằng đây là hệ quả tất yếu của Singularity. Theo đó, bạn có thể chuyển đổi ý thức của mình, từ dựa vào não bộ, chuyển qua dựa vào máy tính.

Thậm chí cả Stephen Hawking cũng tin rằng điều này có thể xảy ra.

"Tôi cho rằng não bộ cũng chỉ là một chương trình trong hệ nhận thức, giống như máy tính, vậy nên về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể sao chép bộ não của mình vào máy tính và tạo ra một dạng thức sự sống sau cái chết.

Tất nhiên, đối với khoa học hiện đại điều này vẫn còn nằm ngoài tầm với". Kurzweil cho biết. Nhưng điều này có thể sẽ không còn đúng sau năm 2045.

Kèm theo đó, chúng ta cũng sẽ có những "cơ thể ảo" để sử dụng


Con người sẽ tùy biến được cơ thể như trong game

Khi ý thức của con người có thể được tải lên trên mạng, và hệ thống thực tế ảo trở nên trọn vẹn hơn, thì đương nhiên chúng ta cũng sẽ có những cơ thể ảo để sử dụng trong môi trường này.

"Cơ thể ảo của con người cũng sẽ chi tiết như chính thân xác chúng ta vậy. Trong môi trường thực tế ảo, chúng ta cần tới một cơ thể để sử dụng, và trí tuệ của chúng ta sẽ liên kết với cơ thể đó." - Kurzweil cho biết.

Và chúng ta cũng có thể thực hiện tùy biến cơ thể trong môi trường thực tế ảo sao cho phù hợp nhất - điều này cũng tương tự như việc tùy chỉnh nhân vật trong các trò chơi điện tử vậy.

Cơ sở cho những dự đoán của Kurzweil


Theo như lời Kurzweil, những dự đoán của ông hoàn toàn không hề vô căn cứ.

"Luận điểm cốt lõi của tôi mang tên 'Law of Accelerating returns', rằng các giải pháp công nghệ thông tin sẽ phát triển theo quỹ đạo dự đoán và theo cấp số nhân, đối lập hoàn toàn với quan điểm 'con người hoàn toàn không thể dự đoán tương lai' mà chúng ta thường gặp" - Kurzweil từng viết như vậy vào năm 2010.

Đối với ông, việc một công ty nào đó có thể chiếm lĩnh thị trường hay không, hay liệu chiến tranh nơi khu vực Trung Đông có bao giờ kết thúc là điều không thể dự đoán.

Nhưng việc công nghệ có thể phát triển tới đâu "hoàn toàn nhìn thấy trước được" - và đây cũng chính là cơ sở để ông có thể đưa ra những dự đoán về tương lai.

*Tham khảo TechInsider

Theo GenK.vn/TTVN

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Bộ đề thi luật luật sư 2006, sửa đổi 2012

Bộ đề thi luật luật sư 2006, sửa đổi 2012

Câu 1: Theo quy định của Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), hoạt động nghề nghiệp của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư nhằm:

a. Góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân

b. Bảo vệ các quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội. 

c. Xây dựng xã hội dân chủ, hiện đại, phát triển và giàu đẹp.

d. Cả 3 câu đều đúng



Câu 2: Luật sư hành nghề theo nguyên tắc:

a. Chỉ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật khi bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng.

b. Sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của khách hàng.

c. Độc lập, trung thực và luôn tôn trọng sự thật khách quan khi bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng.

d. Cả 3 câu đều đúng



Câu 3: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư là:

a. Đoàn luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

b. Liên đoàn luật sư Việt Nam.

c. a và b đều đúng.

d. a và b đều sai. 



Câu 4: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung 2012), Luật sư có quyền: (Điều cấm)

a. Tiết lộ thông tin về vụ án mà mình đã thực hiện trong khi hành nghề khi thực hiện việc giảng dạy và được khách hàng đồng ý (đồng ý bằng văn bản mới được)

b. Nhận thêm những khoản tiền, lợi ích khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

c. Giúp khách hàng cung cấp những thông tin, tài liệu dù có thể là không có thật cho cơ quan Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng khi cần thiết.

d. Cả 3 ý trên đều sai



Câu 5: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung 2012) quy định Luật sư không có quyền:

a. Nhận bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. 

b. Tự mình thực hiện một số hành vi để trì hoãn, kéo dài thời gian giải quyết vụ án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi cần thiết.

c. Có thể dùng thủ thuật như sử dụng lời lẽ, hành vi xúc phạm hoặc kích động cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng.

d. a, b, c đều sai.



Câu 6: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định thời gian đào tạo nghề luật sư là:

a. 06 tháng

b. 9 tháng

c. 12 tháng

d. Cả 3 câu trên đều sai



Câu 7: Luật Luật sư năm 2006 quy định thời gian đào tạo nghề luật sư là:

a. 06 tháng

b. 9 tháng

c. 12 tháng

d. Cả 3 câu trên đều sai



Câu 8: Theo Luật Luật sư năm 2006, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài do ai quy định:

a. Thủ tướng Chính phủ

b. Bộ trưởng Bộ Tư pháp

c. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam

d. Giám đốc Học viện Tư pháp



Câu 9: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), cơ quan nào quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư:

a. Chính phủ

b. Bộ Tư pháp

c. Liên đoàn luật sư Việt Nam

d. Học viện Tư pháp



Câu 10: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), chương trình khung đào tạo nghề luật sư do ai quy định:

a. Thủ tướng Chính phủ

b. Bộ trưởng Bộ Tư pháp

c. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam

d. Giám đốc Học viện Tư pháp



Câu 11: Thời gian tập sự hành nghề luật sư được Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định là:

a. 12 tháng

b. 18 tháng

c. 24 tháng

d. 3 câu trên đều sai.



Câu 12: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định Luật sư muốn hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng tiêu chuẩn nào:

a. Có ít nhất hai năm kinh nghiệm hành nghề luật sư

b. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật theo quy định Luật Luật sư

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai



Câu 13: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), tại cùng một thời điểm, một luật sư không được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người tập sự hành nghề luật sư:

a. 1 người

b. 2 người

c. 3 người

d. 4 người



Câu 14: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), người tập sự hành nghề luật sư được thực hiện các công việc sau: 

a. Đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa; 

b. Tư vấn pháp luật 

c. Được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi được người đó đồng ý.

d. Cả 3 câu trên đều sai. 



Câu 15: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do ai tổ chức:

a. Bộ Tư pháp

b. Liên đoàn luật sư Việt Nam

c. a và b đều sai

d. a và b đều đúng



Câu 16: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), trường hợp nào thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp không cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

a. Không cư ngụ tại Việt Nam.

b. Cán bộ, công chức, viên chức đã bị buộc thôi việc được ba năm kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực. (!!!)

c. Đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. 

d. Cả 3 câu trên đều đúng



Câu 17: Trong trường hợp nào, người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:

a. Không còn cư ngụ tại Việt Nam.

b. Không gia nhập bất kỳ Đoàn Luật sư nào trong thời hạn một năm, kể từ ngày được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

c. Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn.

d. Cả 3 câu trên đều đúng.



Câu 18: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012), kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư nếu không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn:

a. 1 năm

b. 2 năm

c. 3 năm

d. 4 năm



Câu 19: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012), kể từ ngày gia nhập Đoàn Luật sư, người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư nếu không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn: 

a. 1 năm

b. 2 năm

c. 3 năm

d. 4 năm



Câu 20: Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do đã bị kết án, dù đã được xóa án tích, thì không được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư nếu đã bị kết án về:

a. Tội phạm nghiêm trọng do cố ý.

b. Tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý

c. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý

d. Cả 3 câu trên đều đúng



Câu 21: Người có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư là:

a. Bộ trưởng Bộ Tư pháp

b. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam

c. Chủ nhiệm Đoàn Luật sư

d. Cả 3 câu trên đều sai







Câu 22: Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Thẻ luật sư là:

a. Bộ Tư pháp

b. Liên đoàn luật sư Việt Nam

c. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi luật sư đó là thành viên

d. Cả 3 câu trên đều sai



Câu 23: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), người đã gia nhập Đoàn luật sư có quyền:

a. Làm việc theo hợp đồng lao động cho bất kỳ tổ chức hành nghề luật sư.

b. Tự mình nhận vụ việc, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng mà không cần phải thông qua Đoàn luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư

c. a và b đều đúng (Xem lại)

d. a và ba đều sai



Câu 24: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), thẻ luật sư có giá trị:

a. 10 năm

b. 15 năm

c. 20 năm

d. Không thời hạn



Câu 25: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), thẻ luật sư được đổi khi:

a. Hết thời hạn sử dụng ghi trên thẻ

b. Khi luật sư chuyển Đoàn luật sư

c. Khi bị mất, hỏng.

d. b và c đúng



Câu 26: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), kể từ ngày được cấp Thẻ luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có quyền xóa tên luật sư khỏi danh sách luật sư nếu luật sư không làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc không thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở trong thời hạn:

a. 2 năm

b. 3 năm

c. 4 năm

d. 5 năm



Câu 27: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), kể từ ngày được cấp Thẻ luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có quyền xóa tên luật sư khỏi danh sách luật sư nếu luật sư không hành nghề luật sư:

a. Trong thời hạn 3 năm liên tục

b. Trong thời hạn 5 năm liên tục

c. Trong thời hạn 10 năm liên tục

d. Cả 3 câu đều sai



Câu 28: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư có quyền:

a. Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật.

b. Chỉ hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai

Câu 29: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư có nghĩa vụ: 

a. Có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề.

b. Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai



Câu 30: Theo Luật Luật sư đã được sửa đổi bổ sung, Luật sư được hành nghề dưới hình thức:

a. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư thông qua việc thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư

b. Hành nghề với tư cách cá nhân thông qua việc tự mình nhận vụ, việc, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động hành nghề và hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể.

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai (Xem lại)



Câu 31: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư được hành nghề dưới hình thức:

a. Luật sư hành nghề tự do với tư cách cá nhân theo loại hình hộ kinh doanh cá thể.

b. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai



Câu 32: Khi nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng, Luật sư có quyền:

a. Nhận vụ, việc vượt khả năng của mình và thực hiện vụ việc ngoài phạm vi yêu cầu của khách hàng miễn sao là bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng

b. Chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác trong cùng 1 tổ chức hành nghề luật sư để làm thay.

c. Chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác làm thay trong trường hợp bất khả kháng.

d. Cả 3 câu trên đều đúng



Câu 33: Khi nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng, Luật sư có trách nhiệm:

a. Không được tiết lộ thông tin về vụ việc mà mình biết được trong khi hành nghề nhưng có thể sử dụng thông tin vụ việc vào việc công tác giảng dạy.

b. Luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên của mình không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai



Câu 34: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), trong trường hợp người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, khi liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức, luật sư hướng dẫn có trách nhiệm xuất trình:

a. Giấy giới thiệu người tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư.

b. Giấy giới thiệu người tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư và Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư

c. Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng.

d. Giấy giới thiệu người tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng.



Câu 35: Đối với trường hợp tạm giữ trong vụ án hình sự, Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư trong thời hạn:

a. 3 ngày làm việc

b. 48 giờ

c. 24 giờ

d. Cả 3 câu trên đều sai



Câu 36: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định Luật sư chỉ bị từ chối cấp Giấy chứng nhận người bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ chối luật sư. 

b. Luật sư là người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

c. Luật sư đã tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch. 

d. Cả 3 câu trên đều đúng.



Câu 37: Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư được hiểu là:

a. Đưa ra ý kiến, hướng dẫn khách hàng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ.

b. Giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. 

c. a và b đều đúng.

d. a và b đều sai.



Câu 38: Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư được hiểu là:

a. Giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính. 

b. Giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại.

c. Dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch. 

d. Cả 3 câu trên đều đúng.



Câu 39: Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

a. Văn phòng luật sư

b. Công ty luật hợp danh, Công ty luật TNHH, Công ty luật cổ phần.

c. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, Công ty luật TNHH.

d. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, Công ty luật TNHH, Công ty luật cổ phần



Câu 40: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định muốn thành lập tổ chức hành nghề luật sư, luật sư phải có thời gian làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư ít nhất là:

a. Hai năm

b. Hai năm liên tục

c. Ba năms

d. Ba năm liên tục



Câu 41: Theo Luật Luật sư năm 2006, một luật sư được thành lập hoặc tham gia thành lập tối đa bao nhiêu tổ chức hành nghề luật sư:

a. 1

b. 2

c. 5

d. Không giới hạn



Câu 41: Thành viên của Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn là:

a. Luật sư

b. Luật sư và người tập sự hành nghề luật sư

c. Luật sư và thành viên góp vốn

d. Luật sư, người tập sự hành nghề luật sư, thành viên góp vốn



Câu 43: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư là:

a. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành nơi có tổ chức hành nghề luật sư

b. Sở Kế hoạch và đầu tư nơi có tổ chức hành nghề luật sư

c. Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề luật sư

d. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư



Câu 44: Kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên trong thời hạn:

a. 5 ngày làm việc

b. 7 ngày làm việc

c. 10 ngày làm việc

d. 15 ngày làm việc



Câu 45: Khi có sự thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, kể từ ngày quyết định thay đổi, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký với Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động trong thời hạn: 

a. 5 ngày làm việc

b. 7 ngày làm việc

c. 10 ngày làm việc

d. 15 ngày làm việc



Câu 46: Kể từ ngày thay đổi hoặc kể từ ngày nhận được Giấy đăng ký hoạt động cấp lại, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư về việc thay đổi trong thời hạn:

a. 5 ngày làm việc

b. 7 ngày làm việc

c. 10 ngày làm việc

d. 15 ngày làm việc



Câu 47: Kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, trong thời hạn:

a. 10 ngày

b. 15 ngày

c. 20 ngày

d. 30 ngày

Câu 48: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), tổ chức hành nghề luật sư có quyền:

a. Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, thuê luật sư nước ngoài làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư, đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.

b. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước.

c. a và b đều đúng.

d. a và b đều sai.

Câu 49: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm:

a. Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý, tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư.

b. Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư gây ra cho khách hàng, nếu luật sư đó là thành viên thành lập tổ chức hành nghề luật sư

c. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư là thành viên thành lập tổ chức hành nghề luật sư

d. Cả 3 câu trên đều đúng



Câu 50: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ:

a. Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn. 

b. Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

c. Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức, hoạt động của tổ chức mình cho Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư nơi tổ chức mình đặt trụ sở.

d. Cả 3 câu đều đúng.



Câu 51: Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư được thành lập ở:

a. Trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.

b. Ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.

c. Trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.



Câu 52: Kể từ ngày Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư được cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh trong thời hạn: 

a. 7 ngày làm việc

b. 15 ngày làm việc

c. 25 ngày làm việc

d. 30 ngày làm việc



Câu 53: Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư được thành lập ở:

a. Trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.

b. Ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.

c. Trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.



Câu 54: Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư có quyền

a. Thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý. 

b. Tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng. 

c. Tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng và cung cấp dịch vụ pháp cho khách hàng. 

d. Tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng, cung cấp dịch vụ pháp cho khách hàng, quản lý luật sư và người tập sự hành nghề luật sư làm việc tại Văn phòng giao dịch.



Câu 55: Kể từ ngày thành lập Văn phòng giao dịch, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản về địa chỉ của văn phòng giao dịch cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động trong thời hạn: 

a. 3 ngày làm việc

b. 5 ngày làm việc

c. 7 ngày làm việc

d. 10 ngày làm việc



Câu 56: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), việc hợp nhất, sáp nhập tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện như sau:

a. Hai hoặc nhiều Công ty luật, Văn phòng luật sư có thể hợp nhất thành một tổ chức hành nghề luật sư mới, bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức hành nghề luật sư hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các tổ chức hành nghề luật sư bị hợp nhất.

b. Một hoặc nhiều Công ty luật có thể sáp nhập vào một Công ty luật khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức hành nghề luật sư nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của Công ty luật, Văn phòng luật sư bị sáp nhập.

c. Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của pháp luật.

d. Cả 3 câu trên đều đúng.

Đáp án: c (điều 45)



Câu 57: Tổ chức hành nghề luật sư có quyền tạm ngừng hoạt động nhưng thời gian tạm ngừng hoạt động không quá:

a. Một năm

b. Hai năm.

c. Ba năm

d. Bốn năm



Câu 58: Khi phát hiện tổ chức hành nghề luật sư không có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, cơ quan nào có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng hoạt động:

a. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.

b. Liên đoàn Luật sư Việt Nam

c. Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.

d. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.



Câu 59: Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong trường hợp:

a. Công ty luật tự chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. 

b. Giám đốc Công ty luật bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư. 

c. Giám đốc Công ty luật chết

d. Cả 3 câu trên đều đúng



Câu 60: Chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong trường hợp:

a. Theo quyết định của tổ chức hành nghề luật sư đã thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch. 

b. Tổ chức hành nghề luật sư đã thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch chấm dứt hoạt động.

c. Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.

d. Cả 3 câu trên đều đúng.



Câu 61: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là:

a. Tự mình nhận vụ, việc, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động hành nghề và hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể.

b. Làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư. (Xem lại)

c. Chỉ được đăng ký một địa điểm giao dịch và không có con dấu.

d. Cả 3 câu trên đều đúng



Câu 62: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có trách nhiệm:

a. Chỉ được đăng ký một địa điểm giao dịch và không có con dấu.

b. Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.

c. Không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.

d. Cả 3 câu trên đều đúng



Câu 63: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải đăng ký hành nghề luật sư tại:

a. Liên đoàn Luật sư Việt Nam

b. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành

c. Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.

d. Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.



Câu 64: Kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên trong thời hạn:

a. 5 ngày làm việc

b. 7 ngày làm việc

c. 10 ngày làm việc

d. 15 ngày làm việc

Câu 65: Khi sử dụng dịch vụ pháp lý, khách hàng phải trả thù lao cho luật sư, dựa trên căn cứ: 

a. Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý. 

b. Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý.

c. Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

d. Cả 3 câu đều đúng.



Câu 66: Theo Luật Luật sư năm 2006, thù lao của luật sư được tính theo phương thức sau:

a. Giờ làm việc của luật sư. 

b. Mức thù lao trọn gói. 

c. Theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án.

d. Cả 3 câu đều đúng



Câu 67: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Đoàn luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, được thành lập khi có ít nhất:

a. 3 người có Chứng chỉ hành nghề luật sư.

b. 5 người có Chứng chỉ hành nghề luật sư.

c. 7 người có Chứng chỉ hành nghề luật sư.

d. 10 người có Chứng chỉ hành nghề luật sư.



Câu 68: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), thành viên của Đoàn luật sư là:

a. Luật sư.

b. Luật sư, người tập sự hành nghề luật sư.

c. Luật sư, người tập sự hành nghề luật sư, nhân viên văn phòng.



Câu 69: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Đoàn luật sư có nhiệm vụ, quyền hạn:

a. Thực hiện rà soát, đánh giá hàng năm chất lượng đội ngũ luật sư.

b. Cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giám sát người tập sự hành nghề luật sư; lập danh sách những người đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

c. Áp dụng biện pháp kỷ luật thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. (Xem lại)

d. Cả 3 câu trên đều đúng



Câu 70: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Đoàn luật sư có nhiệm vụ, quyền hạn:

a. Thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng quản trị, điều hành tổ chức hành nghề luật sư.

b. Giám sát việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.

c. Hòa giải tranh chấp giữa người tập sự hành nghề luật sư, luật sư với tổ chức hành nghề luật sư; giữa khách hàng với tổ chức hành nghề luật sư và luật sư.

d. Cả 3 câu trên đều đúng.



Câu 71: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Luật sư là

a. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư

b. Ban Chủ nhiệm

c. Chủ nhiệm

d. Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật



Câu 72: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn:

a. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. (Bộ tư pháp cấp và thu hồi) (Xem lại)

b. Tổ chức đào tạo nghề luật sư. 

c. Phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng chương trình và hướng dẫn các Đoàn luật sư thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.

d. Cả 3 câu đều đúng



Câu 73: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn:

a. Tổ chức kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư.

b. Tổ chức bình chọn, vinh danh luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có uy tín, có nhiều cống hiến trong hoạt động nghề nghiệp.

c. Quy định việc miễn, giảm thù lao, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thù lao, chi phí của luật sư.

d. Cả 3 câu trên đều đúng



Câu 74: Người tập sự hành nghề luật sư phải đóng phí tập sự hành nghề luật sư theo khung phí do cơ quan nào quy định?

a. Đoàn Luật sư nơi người tập sự hành nghề luật sư gia nhập

b. Liên đoàn Luật sư Việt Nam

c. Bộ Tư pháp

d. Tự thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư nơi tập sự.



Câu 75: Khi gia nhập Đoàn Luật sư, Luật sư phải đóng phí gia nhập theo khung phí gia nhập Đoàn Luật sư do cơ quan nào ban hành?

a. Đoàn Luật sư nơi Luật sư gia nhập

b. Liên đoàn Luật sư Việt Nam

c. Bộ Tư pháp

d. Cả 3 câu trên đều sai



Câu 76: Cơ quan nào có thẩm quyền sửa đổi khung phí gia nhập Đoàn Luật sư?

a. Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư

b. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư

c. Liên đoàn Luật sư Việt Nam

d. Bộ Tư pháp



Câu 77: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là:

a. Hội đồng luật sư toàn quốc

b. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc

c. Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam

d. Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam



Câu 78: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam dưới hình thức:

a. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

b. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài. 

c. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.

d. Cả 3 câu trên đều đúng



Câu 79: Chi nhánh, Công ty Luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được hành nghề trong phạm vi sau:

a. Cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.

b. Cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.

c. a và b đều đúng.

d. a và b đều sai. (Xem lại)



Câu 80: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm quy định của Luật Luật sư, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, luật sư vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

a. Khiển trách hoặc cảnh cáo.

b. Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng. 

c. Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư. 

d. a, b,c đều đúng



Câu 81: Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật luật sư vi phạm là:

a. Chủ nhiệm Đoàn Luật sư

b. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư

c. Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật của Đoàn Luật sư

d. a, b, c đều sai



Câu 82: Cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, quyết định kỷ luật luật sư vi phạm là:

a. Chủ nhiệm Đoàn Luật sư

b. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư

c. Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật của Đoàn Luật sư

d. Tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó là thành viên.

Câu 83: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Luật sư đối với quyết định kỷ luật Luật sư của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư là

a. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư

b. Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật của Đoàn Luật sư

c. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam

d. Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam



Câu 84: Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam đối với hình thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, Luật sư có thể:

a. Khởi kiện tại Tòa án;

b. Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

c. Phải thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam và không được quyền tiếp tục khiếu nại

d. Cả 3 câu trên đều sai.



Câu 85: Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam đối với hình thức kỷ luật tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng hoặc xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư, Luật sư có quyền:

a. Khởi kiện tại Tòa án;

b. Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

c. Phải thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam và không được quyền tiếp tục khiếu nại

d. Cả 3 câu trên đều sai.



Câu 86: Trong trường hợp phát sinh tranh chấp giữa khách hàng và luật sư liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư, cơ quan có trách nhiệm hòa giải là:

a. Tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó làm việc;

b. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi luật sư đó là thành viên

c. Chỉ có Tòa án mới có quyền hòa giải

d. Cả 3 câu đều sai.



Câu 87: Thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam là:

a. Các Đoàn luật sư.

b. Các luật sư Việt Nam.

c. Các Đoàn luật sư và các luật sư Việt Nam.

d. Các Đoàn luật sư, các luật sư Việt Nam, thành viên danh dự là cá nhân không phải là luật sư.



Câu 88: Với tư cách là thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam, luật sư có quyền:

a. Đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động hành nghề. 

b. Tự ứng cử tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc, các cơ quan của Liên đoàn luật sư.

c. Đề xuất ý kiến về việc củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động của Liên đoàn luật sư Việt Nam

d. a, b, c đều đúng



Câu 89: Với tư cách là thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam, luật sư có nghĩa vụ:

a. Đoàn kết, hợp tác với các luật sư khác để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn luật sư Việt Nam

b. Giữ gìn uy tín của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

c. Nộp phí thành viên đầy đủ và đúng kỳ hạn.

d. a, b, c đều đúng 



Câu 90: Người có chứng chỉ hành nghề luật sư có thể bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư từ chối việc gia nhập Đoàn Luật sư trong trường hợp:

a. Không còn cư ngụ tại Việt Nam

b. Đã bị kết án về 1 tội phạm do vô ý dù đã được xóa án tích (k4 điều 17 chưa xóa án tích)

c. Đã bị thi hành kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định thi hành kỷ luật có hiệu lực.

d. a, b, c đều đúng



Câu 91: Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có quyền từ chối việc Luật sư rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư trong trường hợp:

a. Đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư

b. Đang trong quá trình giải quyết tranh chấp với khách hàng

c. Trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo có hiệu lực

d. a, b, c đều đúng (Xem lại)



Câu 92: Theo Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có nhiệm vụ, quyền hạn: 

a. Kiểm tra,giám sát hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tại địa phương

b. Hoà giải tranh chấp có liên quan đến hành nghề giữa khách hàng với luật sư; giữa khách hàng với tổ chức hành nghề luật sư.

c. Tổ chức kiểm tra việc tập sự hành nghề luật sư

d. Cả 3 câu đều đúng



Câu 93: Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm của Đoàn luật sư bị Đại hội Đoàn Luật sư bãi nhiệm trong trường hợp:

a. Không còn sự tín nhiệm của ít nhất ba phần tư số thành viên của Đoàn luật sư.

b. Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

c. Bị kết án và bản án đã có hiệu lực.

d. Cả 3 câu đều đúng



Câu 94: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn luật sư Việt Nam là:

a. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam

b. Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam

c. Hội đồng luật sư toàn quốc

d. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc



Câu 95: Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư do cơ quan nào ban hành:

a. Bộ Tư pháp

b. Hội đồng luật sư toàn quốc

c. Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam

d. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc



Câu 96: Theo Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có số lượng ủy viên tối đa là:

a. 19

b. 21

c. 25

d. 29



Câu 97: Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam do cơ quan nào bầu

a. Bộ Tư pháp

b. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc

c. Hội đồng luật sư toàn quốc

d. Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam

Câu 98: Tổng thư ký Liên đoàn luật sư Việt Nam do cơ quan nào bầu

a. Bộ Tư pháp

b. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc

c. Hội đồng luật sư toàn quốc

d. Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam



Câu 99: Theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, người phát ngôn chính thức của Liên đoàn luật sư Việt Nam là:

a. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam

b. Một Phó Chủ tịch Liên đoàn do Chủ tịch Liên đoàn chỉ định

c. Tổng Thư ký Liên đoàn

d. Chánh Văn phòng Liên đoàn



Câu 100: Trong trường hợp nào, luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khoải danh sách luật sư của Đoàn Luật sư

a. Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật; 

b. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư mà trong thời hạn mộtt năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, lại có hành vi vi phạm đến mức có thể bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên.

c. Sáu tháng liên tục không đóng phí thành viên Liên đoàn luật sư, phí thành viên Đoàn luật sư mà không có lý do chính đáng. (Xem lại Điều 40 của Điều lệ Liên Đoàn LS, xóa tên nếu 18 tháng ko đóng phí với đkiện 12 tháng ko đóng phí đã có thông báo công khai trong phạm vi Đoàn LS)

d. Cả 3 câu đều đúng

Câu 101: Khi giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư, Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có quyền:

a. Quyết định hình thức kỷ luật khác nhẹ hơn so với hình thức kỷ luật do Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đã quyết định. 

b. Quyết định hình thức kỷ luật khác nặng hơn so với hình thức kỷ luật do Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đã quyết định.

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai



Câu 102: Trong trường hợp phát hiện việc xem xét và quyết định kỷ luật luật sư của Đoàn luật sư vi phạm quy định của Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Điều lệ Đoàn luật sư hoặc không đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công bằng thì Ban Thường vụ Liên đoàn có quyền:

a. Đình chỉ thi hành quyết định kỷ luật của Ban Chủ nhiệm và tuyên bố luật sư không vi phạm.

b. Đình chỉ thi hành quyết định kỷ luật của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư và yêu cầu Hội đồng khen thưởng - kỷ luật, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư tiến hành các thủ tục xem xét lại việc kỷ luật đối với luật sư đó

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai (Xem lại, đâu có "Đình chỉ", Hủy hoặc Sửa QĐ thôi theo Điều 41 Điều lệ LĐLS)



Câu 103: Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và tổ chức hành nghề luật sư thỏa thuận, được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất quy ra giờ không được vượt quá:

a. 100.000 đồng/ 1 giờ làm việc

b. 120.000 đồng/ 1 giờ làm việc

c. 150.000 đồng/ 1 giờ làm việc

d. 200.000 đồng/ 1 giờ làm việc

Xem lại, theo Điều 18 của NĐ123/2013/NĐ-CP thì thù lao của LS khi tham gia tố tụng vụ án HS thì không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. Theo Điều 3 NĐ66/2013/NĐ-CP thì mức lương cơ sở là 1.150.000đ/tháng. Như vậy thù lao của LS là 345.000đ/giờ







Câu 104: Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư nhưng không được đăng ký tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp:

a. Không còn cư ngụ tại Việt Nam

b. Đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý.

c. Cán bộ, công chức đã bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn bốn năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực (điểm g, khoản 4, điều 17 LLS là ba năm)

d. Cả 3 câu đều đúng



Câu 105: Người tập sự hành nghề luật sư có thể tập sự hành nghề luật sư tại:

a. Văn phòng luật sư, Công ty Luật.

b. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật.

c. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh, văn phòng giao dịch của văn phòng luật sư, công ty luật;

d. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam 



Câu 106: Trong trường hợp thay đổi nơi tập sự hành nghề luật sư, thời gian tập sự tại mỗi tổ chức hành nghề luật sư ít nhất là:

a. 03 tháng

b. 04 tháng

c. 05 tháng

d. 06 tháng



Câu 107: Người tập sự hành nghề luật sư tập sự tại một tổ chức hành nghề luật sư có thời gian tập sự từ một tháng đến dưới sáu tháng thì chỉ được tính thời gian này vào tổng thời gian tập sự trong trường hợp:

a. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự tạm ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của Luật Luật sư.

b. Người tập sự thay đổi nơi cư trú.

c. Luật sư hướng dẫn chết hoặc vì lý do sức khoẻ hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư.

d. Cả 3 câu đều đúng



Câu 108: Người tập sự có thể tạm ngừng việc tập sự hành nghề luật sư nhưng thời gian tạm ngừng việc tập sự hành nghề luật sư không quá:

a. 02 tháng

b. 03 tháng

c. 04 tháng

d. 05 tháng



Câu 109: Người tập sự chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp:

a. Không còn thường trú tại Việt Nam.

b. Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính.

c. Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư.

d. Cả 3 câu đều đúng



Câu 110: Trong trường hợp người tập sự chấm dứt tập sự hành nghề luật sư vì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư, người tập sự được đăng ký lại việc tập sự hành nghề luật sư sau thời hạn:

a. 1 năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật

b. 2 năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật

c. 3 năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật

d. 4 năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật



Câu 111: Người tập sự được Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gia hạn tập sự hành nghề luật sư theo đề nghị của tổ chức hành nghề luật sư nhưng số lần gia hạn tối đa là:

a. 01 lần

b. 02 lần

c. 03 lần

d. Không giới hạn số lần gia hạn

(Xem lại, theo TT21 thì có 2 lần, mỗi lần từ 6-12 tháng, theo TT19 thì ko có nhắc đến gia hạn hạn tập sự)



Câu 112: Khi nhận hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm:

a. Phân công luật sư hướng dẫn người tập sự.

b. Lập sổ theo dõi quá trình tập sự của người tập sự tại tổ chức mình

c. Báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư nơi có trụ sở, Liên đoàn Luật sư Việt Nam về việc tập sự hành nghề luật sư của người tập sự tại tổ chức mình định kỳ hàng năm. (Xem lại, theo Điều 16 TT19 không có báo cáo cho LĐLSVN)

d. Cả 3 câu trên đều đúng



Câu 113: Người tập sự hành nghề luật sư vi phạm Quy chế tập sự hành nghề luật sư có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật: 

a. Khiển trách

b. Tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ sáu tháng đến mười hai tháng;

c. Xoá tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư.

d. Cả 3 câu đều đúng