Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

BÁO CÁO KẾT QUẢ TẬP SỰ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ (mẫu: Phụ lục 02)

  LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM    
 ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 

Hà Nội, ngày 17  tháng 11 năm 2014

BÁO CÁO
KẾT QUẢ TẬP SỰ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Họ tên NTSHNLS:  Trần Văn A                       Giới tính: Nam
Sinh ngày:           22/01/1978                            
Nơi sinh: Hà Nam
CMND số: 010771230  cấp ngày 15/5/2006 tại CA TP. Hà Nội
TSHNLS theo QĐ số: 222/QĐ-BCNĐLS ngày 29/8/2013 của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội
Thời gian tập sự:     Từ ngày: 29/8/2013 đến hết ngày: 28/02/2014
Tập sự tại TCHN:    Công ty Luật TNHH C
Địa chỉ trụ sở:      Tòa nhà 18 Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Luật sư hướng dẫn:      Nguyễn Cao B   
Số Thẻ Luật sư : 1111 do LĐLSVN cấp ngày 16/8/2012
Báo cáo quá trình tập sự hành nghề luật sư như sau:
1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của người tập sự
Thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư số 19/2013/TT-BTP.
-       Về Quyền của người tập sự:
+              Trong thời gian tập sự tại Công ty Luật TNHH C, tôi đã thực hiện quyền của người tập sự và được luật sư hướng dẫn cũng như các thành viên làm việc tại Công ty quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để việc tập sự hành nghề được tốt nhất;
+              Được luật sư hướng dẫn hướng dẫn về nhiều nội dung liên quan đến nghề luật sư như  kỹ năng hành nghề luật sư, cách thức ứng xử theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư...
+              Được hướng dẫn thực hiện các công việc chuyên môn gồm: Kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng viết các văn bản tư vấn, kỹ năng viết bản luận cứ bào chữa, bảo vệ cho thân chủ, kỹ năng soạn hợp đồng để ký với khách hàng, kỹ năng soạn thảo Di chúc, Hợp đồng, soạn thảo các văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền liên quan các vụ, việc đang giải quyết…
+              Ngoài việc được rèn luyện kỹ năng của một luật sư tư vấn, tôi còn được rèn luyện về kỹ năng của luật sư tranh tụng thông qua việc nghe tư vấn của các luật sư, tham gia giúp luật sư hướng dẫn sắp xếp tài liệu, hồ sơ; nghiên cứu hồ sơ; thu thập các tài liệu cần thiết để giải quyết vụ, việc; được tham dự các phiên tòa cùng các luật sư của công ty;
+              Ngoài ra, tôi còn được tham gia các hoạt động khác liên quan đến tập sự hành nghề luật sư như các hoạt động tập thể của Công ty, được Công ty tạo điều kiện tham gia các nhóm hội về pháp lý.
-      Về Nghĩa vụ của người tập sự:
+              Đối với quy định của pháp luật: Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.
+              Đối với quy định liên quan đến tập sự hành nghề luật sư: Người tập sự đã tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Đoàn Luật sư Thành Phố Hà Nội, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
+              Đối với tổ chức tiếp nhận tập sự hành nghề luật sư: Người tập sự đã tuân thủ nghiêm chỉnh quy chế của Công ty Luật TNHH C và chấp hành đầy đủ, nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của luật sư hướng dẫn và các luật sư khác trong công ty; Khi tập sự trong Công ty cũng đã thực hiện đúng các quy định về người tập sự hành nghề luật sư như: không ký các văn bản tư vấn pháp luật, không ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý…
+ Lập nhật ký tập sự, ghi chép đầy đủ việc thực hiện các công việc trong thời gian tập sự theo nội dung của sổ theo dõi quá trình tập sự của người tập sự.
+              2. Số lượng, nội dung, thời gian và địa điểm thực hiện vụ việc (nêu rõ về cơ sở pháp lý, cách thức giải quyết vụ việc)
a.     Lĩnh vực tư vấn
  Stt

Nội dung vụ việc
Thời gian thực hiện tư vấn
Địa điểm thực hiện tư vấn
Cơ sở pháp lý và cách thức giải quyết vụ việc
1
Nghe luật sư hướng dẫn tư vấn pháp luật cho khách hàng
- Khách hàng: chị Trần Thị Thanh Y, tại địa chỉ Thanh Xuân, Hà Nội.
- Nội dung cần tư vấn: Người yêu chị Y sau khi gây ra một vụ tai nạn giao thông phải chấp hành hình phạt tù, hiện nay bố chị Y bị bệnh sợ không còn sống được lâu nên muốn chị kết hôn trước khi bố chị mất. Chị Y muốn được tư vấn về vấn đề người yêu chị đang chấp hành hình phạt tù thì có được kết hôn không?


Ngày 03/9/2014
Công ty Luật TNHH C
- Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo quy định trong các văn bản pháp luật sau:
+ Căn cứ Điều 202 Bộ luật hình sự (BLHS);
+ Điều 9, Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình (HNGĐ)
+ Các văn bản hướng dẫn liên quan đến luật hình sự, luật HNGĐ...
- Cách thức giải quyết vụ việc:
Qua lắng nghe luật sư hướng dẫn tư vấn cho khách hàng cho thấy: Trong trường hợp của chị Y, tuy pháp luật không cấm người đang chấp hành hình phạt tù kết hôn nhưng pháp luật quy định về thủ tục đăng ký kết hôn phải có mặt của “hai bên nam, nữ”, ở đây việc có mặt của người yêu chị Yến khi đang ở trong tù là việc không đáp ứng được. Do đó, khi một người đang chấp hành hình phạt tù mà kết hôn là việc không thực hiện được.
2


Nghe luật sư hướng dẫn tư vấn pháp luật cho khách hàng


-Khách hàng Nguyễn Mai A (địa chỉ số 19 ngõ Quan Thổ 3, Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) đề nghị tư vấn về việc cho thuê nhà với nội dung:


Chị Mai A có một căn nhà cho người khác thuê để ở với thời hạn 3 năm. Do người thuê vi phạm hợp đồng thuê nhà và họ cho rằng đang trong thời hạn thuê nhà nên không được đòi nhà. Chị Mai A muốn được tư vấn về trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn.
Ngày 04/10/2013
Công ty Luật TNHH C
- Cơ sở pháp lý:
+ Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005
+ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011)
- Cách thức giải quyết vụ việc: Việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn được quy định: Tư vấn cho Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà nếu bên thuê nhà có một trong các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 498 BLDS 2005. Tuy nhiên, trước khi chấm dứt hợp đồng, người cho thuê phải báo cho người thuê biết trước một tháng, nếu không có thỏa thuận khác.
3
Tư vấn pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích.
Nội dung vụ việc: Anh Trần Văn H tại Đan Phượng, Hà Nội trong tình trạng say rượu không làm chủ được hành vi của mình đã gây ra một vụ đánh nhau với người khác và gây thương tích cho người bị đánh.
Ngày 16/12/2013
Công ty Luật TNHH C
- Cơ sở pháp lý:
+ Điều 104 BLHS; BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành
+ Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại tại BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Cách thức giải quyết vụ việc: anh H đang băn khoăn vấn đề là do anh bị bạn bè khích bác để uống rượu say nên mới xảy ra vụ ẩu đả đó, luật sư tư vấn đã phân tích kỹ nội dung bạn bè chỉ nài nỉ, khích bác để anh H uống rượu, chứng tỏ bạn bè không hề dùng vũ lực hoặc đe doạ, cưỡng ép anh H phải uống rượu và bạn bè cũng không hề lừa dối để anh H mất khả năng kháng cự về việc uống rượu say. Điều đó cho thấy trước khi uống rượu đến mức say anh H hoàn toàn nhận thức được hậu quả của việc uống nhiều rượu. Do đó, anh H đã tự lựa chọn, tự đặt mình vào tình trạng say rượu. Vì vậy, bạn bè của anh H không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi anh H gây ra.
4
Nghe luật sư hướng dẫn tư vấn cho khách hàng
- Khách hàng: Anh Vinh Ngọc N - địa chỉ Chung cư Ngân hàng, ngõ 10 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội đề nghị tư vấn về tranh chấp di sản thừa kế. Anh N là con ngoài giá thú của người để lại di sản thừa kế (bố), bố anh đã từng nói với mẹ con anh là sẽ cho anh một phần trong khối tài sản để lại nhưng ông chết không để lại di chúc.
Ngày 16/01/2014
Công ty Luật TNHH C
- Cơ sở pháp lý:
+ Bộ luật dân sự năm 2005;
+ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011);
+ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
+ Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000...
- Cách thức giải quyết vụ việc:
+ Qua tư vấn cho thấy khách hàng muốn được thừa kế theo pháp luật phải có chứng cứ chứng minh mình là con của người để lại di sản thừa kế.
+ Việc người cha thể hiện ý nguyện qua việc nói với mẹ con anh như vậy thì  không phải là di chúc miệng bởi người mất để lại di chúc miệng nếu trong tình trạng không thể lập được di chúc thì di chúc miệng chỉ hợp pháp khi thể hiện ý chí đó trước mặt hai người làm chứng và được những người làm chứng ghi chép lại, ký tên và trong thời hạn 15 ngày từ khi thể hiện ý chí đó phải được công chứng, chứng thực. Vì vậy, lúc bố anh khỏe mạnh nói với mẹ con anh như vậy không được công nhận là di chúc miệng.
5
Chuẩn bị hồ sơ và nội dung để LS hướng dẫn tư vấn cho khách hàng:
Vợ chồng cụ Tốn và cụ Lãi có 05 người con. Hai cụ có tài sản chung là ngôi nhà số 82 ngõ chợ Khâm Thiên. Năm 1986, cụ Tốn mất, không di chúc.
Năm 1992, cụ Lãi lập di chúc với nội dung: Sau khi cụ chết, ½ diện tích nhà thuộc quyền sở hữu của cụ sẽ do ông Thấu và 02 con ông Thấu được sử dụng để ở và thờ cúng. Nếu bán ngôi nhà đi thì 1/2 ngôi nhà này sẽ được chia thành 05 phần đều nhau: 3 người con gái mỗi người được hưởng 1 phần, ông Thấu 1 phần, hai con ông Thấu 1 phần. Năm 2001, cụ Lãi đã lập Đơn đề nghị gửi Sở Địa chính - Nhà đất TP Hà Nội (có xác nhận của UBND phường) với nội dung: cụ Lãi tặng cho toàn bộ ngôi nhà số 182 cho con trai cả là ông Phạm Văn Thấu.
Năm 2005, cụ Lãi mất, gia đình ông Thấu quản lý, sử dụng ngôi nhà này và lưu giữ, quản lý di chúc nhưng không công bố di chúc. Sau nhiều lần những người có quyền thừa kế tài sản của cụ Tốn và cụ Lãi yêu cầu công bố di chúc thì 8 tám năm sau, ông Thấu mới công bố di chúc của cụ Lãi.
Đầu năm 2014, các đồng thừa kế đã họp lại và lập Giấy xác nhận tài sản thừa kế, đề nghị các đồng thừa kế đi làm thủ tục kê khai di sản thừa kế theo quy định của pháp luật nhưng ông Thấu không hợp tác.
20/02/2014
Công ty Luật TNHH C
- Cơ sở pháp lý: Dựa theo quy định của pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật sau:
+ Bộ luật dân sự năm 1995;
+ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011);
+ Pháp lệnh về thừa kế năm 1990;
+ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
+ Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
+ Pháp lệnh về án phí, lệ phí Tòa án...
- Cách thức giải quyết vụ việc:
+ Nghiên cứu hồ sơ khách hàng cung cấp;
+ Dự thảo văn bản tư vấn cho khách hàng với nội dung:
1. Bản di chúc của cụ Lãi hợp pháp;
2. Đơn đề nghị tặng cho nhà đất của cụ Lãi trái quy định của pháp luật;
3. Xác định những người được thừa kế di sản của cụ Lãi và những người được thừa kế di sản của cụ Tốn;
4. Phương thức thực hiện: Các đồng thừa kế cùng thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.


6
Nghe luật sư hướng dẫn và luật sư của Công ty tư vấn về đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo cho các  khách hàng có nhu cầu.

Trong quá trình tập sự
Công ty Luật TNHH C
- Cơ sở pháp lý: Các văn bản pháp luật điều chỉnh gồm:
+ Luật doanh nghiệp 2005;
+ Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày  01 tháng  10  năm 2010 hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp;
+ Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010  hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
+ Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
+Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
+ Quyết định Số: 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007
- Cách thức giải quyết vụ việc:
+ Đối với những khách hàng đến nhờ tư vấn về nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì tư vấn cho khách hàng các nội dung trên được quy định như thế nào.
+ Đối với khách hàng có ủy quyền cho Công ty thực hiện, Công ty sẽ tư vấn các vấn đề liên quan và tự làm hồ sơ, thủ tục thay cho khách hàng.

b.    Cung cấp dịch vụ pháp lý

Stt
Nội dung vụ việc
Thời gian thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý
Địa điểm thực hiện

Cơ sở pháp lý và cách thức thực hiện vụ việc
1
Tham gia thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Tổng số: 09 doanh nghiệp (Công ty TNHH Mạng máy tính – Giải trí & Truyền thông CEON, Công ty Cổ phần Xây dựng Tiến Khánh, Công ty cổ phần Đăng Tiến; Công ty cổ phần đầu tư và thương mại EAGL Việt Nam...)
Công việc thực hiện: Soạn thảo hồ sơ và tiến hành công việc theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty, Luật sư hướng dẫn và luật sư phụ trách mảng doanh nghiệp và theo sự uỷ quyền của khách hàng.

Trong quá trình tập sự tại Công ty Luật TNHH C
Phòng đăng ký kinh doanh - Sở KH & ĐT Thành phố Hà Nội
- Cơ sở pháp lý: Để thực hiện công việc cần căn cứ theo quy định của:
+ Luật doanh nghiệp 2005;
+ Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày  01 tháng  10  năm 2010 hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp;
+ Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010  hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
+ Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
+ Quyết định 10/2007/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
+ Quyết định Số: 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007
- Cách thức giải quyết vụ việc:
Thực hiện công việc theo nội dung khách hàng ủy quyền:
+ Soạn thảo hồ sơ hoàn thiện, cho khách hàng ký vào hồ sơ;
+ Nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;
+ Thay mặt khách hàng hoặc cùng khách hàng nhận kết quả thực hiện.
2
Thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Tổng số thực hiện: 03 việc
Trong quá trình tập sự
Cục Sở hữu trí tuệ
- Cơ sở pháp lý: Thực hiện theo quy định trong các văn bản pháp luật sau:
+ Luật Doanh nghiệp năm 2005;
+ Luật Sở hữu trí tuệ;
+Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
+ Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính;
+ Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư 17/2009/TT-BKHCN;
+ Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Nice 10.

- Cách thức giải quyết vụ việc:
Thực hiện công việc theo nội dung khách hàng ủy quyền:
+ Soạn thảo hồ sơ hoàn thiện, cho khách hàng ký vào hồ sơ
+ Nộp hồ sơ lên Cục sở hữu trí tuệ;
+ Thay mặt khách hàng hoặc cùng khách hàng nhận kết quả thực hiện.

c.      Lĩnh vực tranh tụng
Stt
Nội dung vụ việc

Thời gian thực hiện

Địa điểm thực hiện
Cơ sở pháp lý và  cách thức thực hiện vụ việc
1
Nghiên cứu hồ sơ, tham dự phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tội “chống người thi hành công vụ”
Vụ án có bị cáo Nguyễn Văn Đ, địa chỉ: Khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Nội dung vụ án: UBND tỉnh Bắc Ninh có Quyết định thu hồi đất tại khu vực Đồng Trầm trên, khu Cô Mễ để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở dân cư dịch vụ tại phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Ban Quản lý xây dựng thành phố Bắc Ninh phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành triển khai dự án. Khi tổ công tác đến nhà văn hóa của khu để tiến hành làm việc. Do không đồng ý với cách làm của tổ công tác nên nhiều người thể hiện không tán thành. Ông Tuyến và ông Đàng cũng có mặt tại buổi làm việc đó và bị một số người cho rằng hai ông có hành vi chống người thi hành công vụ bởi hai ông có thái độ không hợp tác và có những lời lẽ chửi bới, ngăn cản tổ công tác làm việc khiến họ không làm việc được khiến tổ công tác bỏ về không làm việc nữa.
Ông Tuyến và Ông Đ bị truy tố về tội “chống người thi hành công vụ”.
13/11/2013
Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh
- Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo quy định tại:
+ BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) và và các văn bản hướng dẫn thi hành;
+ Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Cách thức giải quyết vụ việc:
+ Vụ việc đã được TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử phúc thẩm. Đây là vụ án phức tạp, gây bất bình trong nhân dân vì cho rằng hai bị cáo không đến mức phải chịu án phạt hình sự. Công ty Luật C đã cử luật sư tham gia giải quyết vụ việc và tôi được giao nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, đề xuất hướng bào chữa
+ Kết quả: TAND tỉnh Bắc Ninh quyết định: Sửa án sơ thẩm, miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Tuyến và Đ về tội “chống người thi hành công vụ”
2
Nghe luật sư hướng dẫn tư vấn và được cùng tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án hôn nhân và gia đình
- Vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là chị Thái Thị Thu và bị đơn là anh Hồ Công Hiếu có địa chỉ thường trú tại số 2 ngách 50/60 Mễ Trì Thượng, Mễ Trì, Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Nội dung vụ án:
- Về hôn nhân: Chị Thu và anh Hiếu tự nguyện kết hôn năm 1996, anh chị có 2 người con chung. Do anh chị có nhiều mâu thuẫn không giải quyết được nên thuận tình ly hôn.
- Về con cái anh chị tự thỏa thuận.
- Về tài sản: Vụ án ly hôn này có tranh chấp yêu cầu giải quyết tài sản chung vợ chồng do vợ  chồng chị Thu không thống nhất được với nhau về tài sản chung vợ chồng. Anh Hiếu cho rằng tài sản tranh chấp là của riêng anh bởi đây là tài sản có từ trước thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi lấy chị Thu mới đăng ký đứng tên hai vợ chồng, vì vậy bản chất nó không phải là tài sản chung vợ chồng. Chị Thu không đồng tình với quan điểm của anh Hiếu bởi đó là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân có chị đóng góp để trả tiền mua nên hai vợ chồng đứng tên, do vậy nó là tài sản chung của vợ chồng. Chị Thu yêu cầu chia khối tài sản tranh chấp này theo tỷ lệ chị được 35%, còn anh Hiếu  được 65%. Nếu anh Hiếu không đồng ý với phương án chị đưa ra thì đề nghị Tòa án chia tài sản theo pháp luật.
Tháng 01/2014
TAND huyện Từ Liêm
- Cơ sở pháp lý: Theo quy định của pháp luật tại:
+ Luật HNGĐ năm 2000;
-Nghị quyết 02/2000/ NQ-HĐTP ngày 23/12/ 2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
+ BLDS năm 2005
+ Bộ luật Tố tụng dân sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2011)
 - Cách thức giải quyết vụ việc:
Do đây là vụ án tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn nên hai vợ chồng chị Thu đã đến Công ty luật để lắng nghe luật sư phân tích về tài sản tranh chấp là tài sản chung hay riêng của vợ chồng trên cơ sở pháp luật. Thông qua những lần tiếp xúc đó, luật sư hướng dẫn không chỉ phân tích về mặt pháp luật mà còn trên kinh nghiệm của mình, luật sư cũng đã khéo léo lồng ghép nội dung về mối liên hệ của vợ chồng chị Thu là còn có con cái chung, hai vợ chồng chị ly hôn với lý do chủ yếu là do không hòa hợp được với nhau nên về mặt tình cảm có thể không tồn tại mối quan hệ vợ chồng nữa nên vấn đề thiệt hơn về tài sản không quá quan trọng. Qua cách ứng xử này, người tập sự có thêm kinh nghiệm về việc khéo léo xử lý tình huống để đạt được hiệu quả tối đa nhất.
Kết quả: Do tác động của luật sư và qua các buổi hòa giải tại Tòa nên anh Hiếu đã đồng ý chia tài sản tranh chấp theo ý nguyện của chị Thu.

d.    Đánh giá kết quả quá trình tập sự.
Qua quá trình tập sự, tôi đã được tham dự các buổi tư vấn trực tiếp để nghe luật sư hướng dẫn và các luật sư trong Công ty tư vấn cho khách hàng; tôi cũng được nghiên cứu hồ sơ, tham dự thực tế phiên tòa… từ đó tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm
Tôi đã được luật sư hướng dẫn tận tình chỉ bảo trong suốt thời gian tập sự, thông qua vụ việc được tham gia tôi thấy mình đã tự tin, trưởng thành hơn bởi tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức cũng như học hỏi thêm được nhiều về kỹ năng hành nghề, xử lý tình huống. Việc trau dồi đạo đức nghề nghiệp qua vụ việc được tham gia cũng làm tôi thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn bởi hơn lúc nào hết tôi thấy được người luật sư cái tài luôn phải đi liền với cái tâm. Cách ứng xử của luật sư với khách hàng, với các cơ quan Nhà nước và với các cơ quan tiến hành tố tụng luôn luôn phải phù hợp và linh hoạt, đấy chính là bài học kinh nghiệm tôi đã nhìn nhận được qua luật sư hướng dẫn tập sự cho tôi.
Qua thời gian tập sự, qua vụ việc được tham gia tôi thấy rõ được để thành công với nghề luật sư cần phải trải qua rèn luyện và luôn tâm huyết với nghề, luật sư luôn luôn phải học tập, nghiên cứu để trau dồi kiến thức và có kinh nghiệm xử lý tình huống. Qua những kinh nghiêm trên, tôi thấy mình còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để lấp đầy những chỗ còn thiếu hụt của bản thân để có thể trở thành một luật sư hoạt động độc lập theo quy định của Luật luật sư.
3. Tự nhận xét về tư cách đạo đức, việc chấp hành pháp luật về tập sự hành nghề luật sư
Trong suốt quá trình tập sự hành nghề luật sư, dù nhận thấy còn nhiều khiếm khuyến cần hoàn thiện hơn nữa để có thể hành nghề tốt, nhưng tôi nhận thấy mình đã trưởng thành hơn, tự tin hơn rất nhiều. Có được những điều đó, bản thân tôi đã phải tự nỗ lực rất nhiều. tôi đã cố gắng tốt nhất có thể để cho việc tập sự được tốt. Đó là việc thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật cũng như tuân thủ nghiêm túc các quy định của Đoàn Luật sư có danh sách tập sự và tổ chức hành nghề luật sư nơi tôi  đăng ký tập sự. Dù chưa được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng tôi đã thực hiện theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Với những gì đã học hỏi được và trên cơ sở thực tế đã diễn ra, tôi tin mình sẽ trở thành luật sư có tâm với nghề nghiệp.
4. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tập sự và đề xuất, kiến nghị
a. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tập sự
Trong quá trình tập sự, tôi đã được sự hướng dẫn tận tình của tất cả các thành viên trong Công ty Luật TNHH C, đó là nhân viên làm việc tại Công ty, là các luật sư của Công ty và đặc biệt là luật sư hướng dẫn. Qua đó, tôi thấy mình đã học hỏi, rút kinh nghiệm được rất nhiều từ  kiến thức lý luận đến thực tiễn xử lý vấn đề. Bên cạnh những thuận lợi đó, tôi thấy còn rất nhiều vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình tập sự cần được khắc phục với chính bản thân và quy định về điều kiện tập sự hành nghề luật sư.
- Những khó khăn, vướng mắc với bản thân người tập sự: Tôi thấy mình còn nhiều khuyết điểm cũng như có nhiều thiếu hụt cần phải cố gắng để hoàn thiện hơn nữa. Đó là đôi khi có ý kiến về vấn đề nào đó đang cần xử lý nhưng tôi lại e ngại nên chưa dám mạnh dạn đề xuất ý kiến, quan điểm của mình nên đến khi luật sư đưa ra hướng giải quyết vấn đề tương tự như suy nghĩ của mình khiến tôi thấy mình chưa thật sự tự tin để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, tôi thấy nghề luật sư để hành nghề không chỉ đơn thuần là có kiến thức pháp luật mà còn đòi hỏi người hành nghề luật sư phải có kiến thức trong nhiều lĩnh vực để ứng xử cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng cũng như vụ việc mình tiếp nhận như kiến thức về y học, tâm lý con người, một số phong tục tập quán...
- Những khó khăn về điều kiện tập sự hành nghề luật sư: Theo quy định của pháp luật, người tập sự hành nghề luật sư còn nhiều hạn chế bởi người tập sự chỉ được nghe luật sư hướng dẫn tư vấn pháp luật cho khách hàng, nghiên cứu hồ sơ vụ việc, giúp chuẩn bị văn bản, tài liệu, luận cứ cho vụ việc mà không được trực tiếp chủ động thực hiện các công việc cụ thể khiến tôi nhận thấy bị hạn chế về tập sự kỹ năng hành nghề bởi sau khi kết thúc tập sự, nếu đạt kết quả thi, người tập sự sẽ bước vào nghề luật sư và phải chủ động thực hiện công việc, do khi tập sự về cơ bản chưa được chủ động giải quyết vấn đề nên khi phải thay đổi cách thức làm việc như vậy sẽ dẫn đến thiếu tự tin để làm tốt công việc của một luật sư độc lập.
b. Đề xuất, kiến nghị 
Trên cơ sở các quy định của Luật luật sư, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật luật sư, Quy chế tập sự hành nghề luật sư... tôi nhận thấy còn một số hạn chế đối với người tập sự hành nghề luật sư nên xin được đề xuất, kiến nghị như sau:
- Cần có quy định để mở rộng phạm vi tập sự cho người hành nghề được tham gia tranh tụng ở cấp toà sơ thẩm với mục đích giúp cho người tập sự thực sự được cọ sát với thực tế trong lĩnh vực tranh tụng.
- Cần thêm những quy định có nội dung tạo điều kiện cho người tập sư được tiếp xúc với nhiều vụ việc hơn bằng cách quy định người tập sự được chủ động tiếp xúc với những loại vụ việc nào. Có như vậy thời gian tập sự mới là thời gian học tập nghề hữu ích nhất.
- Xem xét đề ra những phương án tốt nhất cho người tập sự được gắn kết giữa lý thuyết được đào tạo với thực tiễn công việc để người tập sự hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tay nghề hơn.
Trên đây là Báo cáo và tự kiểm điểm quá trình tập sự hành nghề luật sư mà bản thân tôi đã nỗ lực thực hiện trong thời gian qua, xin báo cáo Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư . thành phố Hà Nội xem xét, xác nhận cho tôi đã hoàn thành thời gian tập sự và được tham dự kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư.
Xin chân thành cảm ơn.




Người tập sự hành nghề luật sư




Trần Văn A



PHẦN NHẬN XÉT CỦA LUẬT SƯ HƯỚNG DẨN
(Ghi rõ xác nhận tính chính xác về vụ, việc người tập sự đã tham gia, nhận xét quá trình tập sự trong đó nêu rõ ưu, khuyết điểm, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn,kỷ năng hành nghề, ý thức chấp hành kỷ luật, việc thực hiện quy chế tập sự hành nghề luật sư)
--------------------------
Tôi, Luật sư Nguyễn Cao B là luật sư hướng dẫn cho người tập sự hành nghề luật sư: Trần Văn A nêu trên. Nay, nhận xét kết quả tập sự qua thời gian tập sự từ ngày 29/8/2013  đến ngày 28/02/2014 như sau:
1. Về năng lực chuyên môn: Nắm được kiến thức pháp luật cơ bản đã được đào tạo, đặc biệt là nắm tốt các quy định pháp luật dân sự.
2. Về ý thức tổ chức kỷ luật: Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật, thực hiện tốt các quy định của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội và có ý thức tốt đối với quy định, quy chế tại Công ty tập sự.
3. Về tư cách đạo đức: Có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với từng công việc được giao nên có thể trở thành luật sư có tâm với nghề nghiệp.

4. Kết luận:
Căn cứ các quy định pháp luật về tập sự hành nghề luật sư, chúng tôi nhận xét ông Trần Văn A đã hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư và đề nghị cho ông Trần Văn A tham dự kiểm tra kết quả hành nghề luật sư.

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư
Ngày 17 tháng 11  năm 2014
Chữ ký bên là của Ls Nguyễn Cao B
Hiện đang hoạt động hành nghề tại tổ chức hành nghề và hướng dẫn TSHNLS cho Trần Văn A là đúng.    







Luật sư hướng dẫn



Nguyễn Cao B







Đánh giá của Đoàn luật sư
1. Về tư cách đạo đức:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Về việc chấp hành quy định của pháp luật:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư xác nhận ông/bà………………………………………
đã hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư và được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Ngày........tháng.......năm 2014
Chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội


0 nhận xét:

Đăng nhận xét