Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Những điều cần biết về hợp đồng khoán việc

Những điều cần biết về hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc không phải là khái niệm mới mẻ với nhiều người, đặc biệt là người sử dụng lao động và người lao động hiện nay, tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng khoán việc lại không được quy định cụ thể tại Bộ luật lao động 2012.
Vậy thực tế hợp đồng khoán việc có được xem là hợp pháp không? Người lao động khi ký hợp đồng này phải nộp thuế như thế nào? Họ có được hưởng những chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội như những người lao động khác không?
Dưới đây là giải đáp các thắc mắc trên cho các bạn:
Khái niệm hợp đồng khoán việc
Là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.
Phân loại hợp đồng khoán việc
Hợp đồng khoán việc toàn bộ
Hợp đồng khoán việc từng phần
Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc.
Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động.
Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Trên thực tế, hợp đồng khoán việc vẫn được thừa nhận theo quy định pháp luật.
Bởi lẽ, Bộ luật lao động 2012 không quy định cụ thể về hợp đồng khoán việc, tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành lại có quy định về hợp đồng khoán việc.
Những trường hợp nào được ký hợp đồng khoán việc?
Thông thường, căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định.
Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Lưu ý: Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
Như vậy, trong trường hợp tính chất công việc bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động nhưng người sử dụng lao động lại ký kết hợp đồng khoán là sai quy định. Về việc ký kết sai loại hợp đồng sẽ bị phạt hành chính từ 500.000 – 20.000.000 đồng tùy theo số lượng lao động vi phạm theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Ký hợp đồng khoán việc có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Thu nhập của cá nhân nhận được từ hợp đồng khoán việc được xếp chung vào nhóm thu nhập từ tiền lương, tiền công theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.
Lao động theo hợp đồng khoán việc có được hưởng chế độ BHXH, BHYT không?
Theo Luật bảo hiểm xã hội 2006 đang được áp dụng hiện hành, thì những người lao động làm việc theo hợp đồng khoán không phải đóng BHXH, BHYT.
Chỉ trong trường hợp ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên buộc phải đóng BHXH, BHYT.
Nhiều doanh nghiệp thường chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh, không phải đóng BHXH, BHYT. Tuy nhiên, cần phải xét bản chất công việc để ký kết hợp đồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến bị xử phạt hành chính.
Các bạn có thể tham khảo thêm mẫu Hợp đồng khoán việc tại đây.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét