Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

“Bây giờ đã là 4 giờ 12 phút rồi!”

“Bây giờ đã là 4 giờ 12 phút rồi!” – Câu nói đã giúp anh trở thành luật sư giữ vững chính nghĩa

la-oe-kinsley-health-care-mandate-supreme-cour-001
“Bây giờ đã là 4 giờ 12 phút rồi”, chính vì câu nói này mà anh ta đã trở thành một vị luật sư giữ vững chính nghĩa!
Có một ông bố người Mỹ, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần đã đưa cậu con trai 9 tuổi đi câu cá, bên bờ sông có một biển thông báo ghi: “Thời gian câu cá: Bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc lúc 4 giờ chiều”. Vừa đến bờ sông, ông bố đã yêu cầu cậu con trai đọc rõ ràng những chữ viết trên biển thông báo. Cậu con trai sau khi đọc đã hiểu rất rõ rằng thời gian câu chỉ được đến 4 giờ chiều là phải dừng lại.
Hai bố con bắt đầu thả câu từ lúc 10:30 sáng, mãi đến khoảng 3: 47 phút buổi chiều, cậu con trai mới phát hiện cần câu cuối cùng đã uốn cong và sắp chạm mặt nước, mà con cá dưới mặt nước kia quả thực có sức kéo rất mạnh. Cậu bé kêu to gọi bố đến trợ giúp, với biểu hiện này có vẻ như sẽ câu được một con cá rất to!
Ông bố một mặt trợ giúp cậu con trai kéo cần, một mặt nhân tiện cơ hội dạy bảo cậu bé cách để kéo được con cá to lên. Hai bố con cùng nhau kéo cần câu một lát, cuối cùng cũng kéo lên được một con cá rất to, có chiều dài khoảng 65cm, bề rộng khoảng 22 cm, nặng chừng 7 – 8 kg. Ông bố hai tay bê con cá to lên và cùng cậu con trai ngắm vuốt một lúc, cậu con trai tỏ ra vô cùng vui mừng và đắc ý. Đột nhiên không ngờ lúc đó, ông bố liếc mắt nhìn chiếc đồng hồ rồi tắt hẳn nụ cười mà nghiêm mặt nói với cậu con trai: “Con yêu, con nhìn đồng hồ xem, bây giờ đã là 4:12 rồi! Theo quy định chỉ có thể được câu đến 4:00 là phải dừng lại, vì thế chúng ta nhất định phải đem con cá này thả nó xuống sông thôi.”
Cậu con trai nghe xong cũng liếc qua chiếc đồng hồ trên tay, đúng là đã 4:12 rồi, nhưng cũng không bằng lòng với bố mà nói: “Thế nhưng lúc mà chúng ta câu được vẫn còn chưa đến 4:00 mà bố! Cho nên con cá này chúng ta vẫn có thể mang về nhà!”
Cậu bé vừa nói vừa biểu lộ vẻ mặt hi vọng vùng với giọng nói khẩn cầu bố, tuy nhiên ông bố vẫn trả lời ngay lập tức: “Quy định chỉ có thể câu đến 4:00, chúng ta không thể vi phạm quy định được. Cho dù lúc con cá này mắc câu là trước 4:00 đi nữa, thì khi chúng ta câu lên cũng đã là quá 4:00 rồi, cho nên bắt buộc phải thả nó đi.”
Cậu bé nghe bố nói xong, lại một lần nữa khẩn cầu bố: “Bố ơi! Đây là lần đầu tiên, mà cũng là lần đầu tiên con câu được con cá to như này, mẹ nhất định sẽ rất vui. Ở đây lại không có ai nhìn thấy, bố cho con mang nó về được không ạ?”
Ông bố trả lời dứt khoát: “Không thể vì không có ai nhìn thấy là nói có thể mang về nhà được. Con đừng quên rằng, Thần đang nhìn! Thần biết chúng ta làm những gì.” Nói xong, ông bố lập tức cùng cậu con trai bê con cá lên, đem nó thả lại dòng sông. Cậu con trai ngấn nước mắt mà nhìn con cá to bơi xa, không nói thêm một câu nào nữa, lặng lẽ cùng bố thu dọn đồ câu và trở về nhà.
Hơn mười năm sau, cậu bé này đã trở thành một vị luật sư tốt nổi tiếng. Trong phòng khách ở văn phòng làm việc của anh ta có treo một tấm biển, trên đó viết: “Các bạn có thì nói có, không thì nói không, nói sai khác đi là lời nói xuất ra từ người gian ác.” Mỗi người đến tìm anh ta để bào chữa, đầu tiên anh ta đều mời họ đọc qua một lần câu nói này, sau đó anh nói với họ: “Nếu như tôi phát hiện ra bạn có che giấu tình tiết vụ án, hoặc là không thành thật, tôi sẽ lập tức từ chối biện hộ cho bạn. Tôi không cách nào giúp giải oan cho người không thành thật, bởi vì như thế là vi phạm tín ngưỡng lương tri của tôi.”
Vị luật sư này tên là G Eorg E Hamilton, làm việc tại thành phố New York – Mỹ. Một câu nói nổi tiếng của anh ấy là: “Tôi không bao giờ “cãi chày cãi cối”, tôi chỉ là từ tình huống thực tế mà nói ra chân tướng sự thật, bởi vì mỗi lời tôi nói Thần đều biết.”
Câu chuyện này là câu chuyện thật mà tôi được chứng kiến, nó không phải là hư cấu. Có một lần khi tôi tới bờ biển phía tây đảo Vancouver của Canada du lịch, lúc tôi dừng chân bên bờ biển ngắm cảnh, cách đó không xa có mấy thanh niên đang câu cá, nhưng thấy một người câu lên được một con cua, nhưng cũng không đem nó thả vào rỏ đựng, mà lấy ra một cái thước đo đạc một hồi, sau đó tôi cũng không ngờ, anh ta đã đem con cua quăng trả lại biển. Tôi tò mò đến lại gần tìm hiểu thì chỉ thấy có một biển thông báo dựng đứng, trên đó ghi: “Chỉ câu cua có độ dài hơn 15cm”, tôi không hỏi cũng biết ngay, hóa ra vừa rồi người thanh niên kia câu được con cua, rồi cầm thước đo thân con cua, phát hiện độ dài của nó không thỏa mãn điều kiện là vượt qua 15cm, liền mang con cua thả lại biển khơi.
Theo NTDTV

0 nhận xét:

Đăng nhận xét