Các bên tham gia tố tụng hình sự
Sau đây Ezlaw sẽ giới thiệu tới các bạn một số khái niệm cơ bản về những bên tham gia trong quy trình tố tụng hình sự.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng
Những người tiến hành tố tụng trong các cơ quan này có thể kể đến là:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên;
- Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án.
Có thể hiểu đơn giản những cơ quan này đại diện cho Nhà nước thực hiện quy trình như sau:
Cơ quan điều tra sẽ lập hồ sơ vụ án, điều tra hành vi phạm pháp, tìm chứng cứ, nhân chứng, hỏi cung bị can và khởi tố. Sau đó Viện kiểm sát sẽ kiểm tra quá trình điều tra và chứng cứ, việc khởi tố bị can và "thay mặt nhà nước" đưa ra các chứng cứ này ra trước cơ quan xét xử là Toà án để chứng minh rằng bị cáo đã vi phạm những tội danh như đã được khởi tố. Thẩm phán tại toà sẽ xem xét chứng cứ và lập luận từ Viện kiểm sát cũng như người bào chữa cho bị cáo để đưa ra quyết định bị cáo có phạm những tội danh như đã khởi tố hay không và hình phạt tương ứng.
Trong đó, Chánh án Toà án là người đứng đầu Toà án và có quyền đưa ra quyết định phân công Thẩm phán xét xử một vụ án hình sự, thay đổi Thẩm phán, kiểm tra quyết định của Thẩm phán, ra quyết định thi hành án hình sự hay xoá án tích ..v..v..
Có thể hiểu nôm na nếu Toà án là một công ty thì Thẩm phán là giám đốc, Phó Chánh án là phó giám đốc, Chánh án là tổng giám đốc.
Ngoài ra còn có Thư ký Toà án với nhiệm vụ phổ biến nội quy toà, báo cáo với hội đồng xét xử (các thẩm phán) danh sách những người được triệu tập tới toà và ghi biên bản phiên toà.
Những người tham gia chính trong tố tụng hình sự là:
Tuỳ từng vụ án mà các bên như trên cũng có thể tham gia tố tụng hình sự.
Anh A (14 tuổi) lấy xe máy của công ty B đi giật dây chuyền của chị C sau đó bán xe máy đó lại cho D. Trong trường hợp này:
Ngoài ra, nếu cần thiết, người giám định với khả năng chuyên môn hoặc kiến thức cao ở các lĩnh vực khác nhau và người phiên dịch tiếng nước ngoài hoặc cho người câm điếc cũng có thể tham gia tố tụng hình sự để trợ giúp Toà án trong việc xét xử.
Có thể hiểu nôm na nếu Toà án là một công ty thì Thẩm phán là giám đốc, Phó Chánh án là phó giám đốc, Chánh án là tổng giám đốc.
Ngoài ra còn có Thư ký Toà án với nhiệm vụ phổ biến nội quy toà, báo cáo với hội đồng xét xử (các thẩm phán) danh sách những người được triệu tập tới toà và ghi biên bản phiên toà.
2. Người tham gia tố tụng
Những người tham gia chính trong tố tụng hình sự là:
- Bị cáo - người bị cáo buộc những tội danh trong khởi tố;
- Người bị hại - ví dụ như nạn nhân bị cướp hoặc bị xâm phạm cơ thể;
- Người bào chữa - có thể là luật sư, người đại diện hợp pháp của bị cáo hoặc bào chữa viên nhân dân do cơ quan nhà nước chỉ định; và
- Người làm chứng - tức nhân chứng của cả bị cáo lẫn công tố viên cung cấp chứng cứ, lời khai có liên quan tới vụ án.
Tuỳ từng vụ án mà các bên như trên cũng có thể tham gia tố tụng hình sự.
- Nguyên đơn dân sự là bên bị thiệt hại do hành vi phạm pháp gây ra và có yêu cầu bồi thường bằng văn bản tới toà.
- Bị đơn dân sự không phải là người gây ra thiệt hại cho nguyên đơn dân sự hoặc người bị hại mà thiệt hại đó do người phạm tội gây ra, nhưng theo quy định của pháp luật thì họ lại phải bồi thường thay cho bị cáo.
Anh A (14 tuổi) lấy xe máy của công ty B đi giật dây chuyền của chị C sau đó bán xe máy đó lại cho D. Trong trường hợp này:
- A sẽ là bị cáo;
- công ty B là nguyên đơn dân sự (bị thiệt hại chiếc xe máy);
- bố mẹ của A là bị đơn dân sự (cha mẹ của bị cáo chưa thành niên);
- chị C là người bị hại; và
- D là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ án (vì là người sở hữu chiếc xe máy bị lấy cắp).
Ngoài ra, nếu cần thiết, người giám định với khả năng chuyên môn hoặc kiến thức cao ở các lĩnh vực khác nhau và người phiên dịch tiếng nước ngoài hoặc cho người câm điếc cũng có thể tham gia tố tụng hình sự để trợ giúp Toà án trong việc xét xử.
Nguồn: Ezlaw
0 nhận xét:
Đăng nhận xét