MỤC LỤC
|
Trang
|
A.
MỞ ĐẦU
|
2
|
B. NỘI
DUNG
|
3
|
1.
Tóm
tắt nội dung vụ án
|
3
|
2. Định hướng, phương án giải quyết
|
4
|
2.1 Về trách nhiệm hình sự
|
4
|
2.2 Về trách nhiệm dân sự
|
5
|
3. Căn cứ pháp lý giải quyết vụ
việc
|
5
|
3.1 Về
trách nhiệm hình sự
|
5
|
3.2 Về trách nhiệm dân sự
|
7
|
3.3 Kết quả thực hiện
|
7
|
C. KẾT LUẬN
|
9
|
PHỤ LỤC
|
12
|
A.
MỞ ĐẦU
Quá trình tập sự tại Công ty Luật TNHH Bảo Ngọc, tôi đã được phân công nghiên cứu một số hồ sơ vụ án và đề xuất nội dung luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thân chủ do các luật sư làm việc tại Công ty thực hiện. Trong số các hồ sơ vụ án mà luật sư hướng dẫn và các luật sư của Công ty đã thực hiện có vụ án hình sự Tẩn Thị Hoa và Pán Thị Tuân phạm tội “mua bán phụ nữ” đã được đưa ra xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai, là vụ án tôi được phân công tham gia. Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của luật sư hướng dẫn tôi đã giúp luật sư nghiên cứu hồ sơ, đề xuất quan điểm bảo vệ cho các bị cáo và trực tiếp dự phiên toà xét xử vụ án này. Thông qua vụ án, tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm và thấy các kỹ năng của mình được rèn giũa nhiều hơn. Chính vì vậy, tôi xin phép được sử dụng tài liệu của vụ án để làm bài kiểm tra thực hành phục vụ cho kỳ thi hết tập sự hành nghề luật sư của mình.
Bài thực hành và hồ sơ kèm theo có thể chưa thực sự hoàn thiện, vì vậy rất mong được sự chỉ dẫn của Ban giám khảo.
Trân trọng.
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014
Người tập sự hành nghề luật sư
Trịnh
Thị Tuyết
B.
NỘI DUNG
1
. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
Ngày 12/9/2012, anh Đặng Văn Khánh (con bà Tẩn Thị Hoa) và anh Trần Văn Minh (con bà Pán Thị Tuân) đã có giấy mời luật sư gửi Công ty Luật TNHH Bảo Ngọc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Tẩn Thị Hoa và bà Pán Thị Tuân. Luật sư Phạm Thanh Bình được phân công bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo trong vụ án hình sự “mua bán phụ nữ” và được Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư Phạm Thanh Bình ngày 13/9/2012
Qua hồ sơ, tài liệu, vụ án có nội dung như sau:
Khoảng tháng 12/2005 - tại chợ Bắc Hà, Pán Thị Tuân (sinh năm 1953, trú tại thôn Lượt, xã Thái Niên, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) gặp Tẩn Thị Hoa (sinh năm 1959, trú tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai), Tuân nói với Hoa là có người em họ tên là Pán Thị Chiều (sinh năm 1982, trú tại thôn Nậm Bó, xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã có chồng con nhưng hay bị chồng đánh đập nên muốn đi nơi khác lấy chồng. Hoa bảo Tuân rủ Chiều sang Trung Quốc lấy chồng đỡ khổ hơn. Hoa có quen một người Trung Quốc tên là Mẩy và nhờ Mẩy giúp việc này. Hoa gặp Mẩy và nhờ giúp cho Chiều lấy chồng, Mẩy đồng ý giúp và nói rằng sẽ trả tiền cho Hoa. Hoa về nói với Tuân sự việc và hứa sẽ chia đôi tiền cho Tuân, Tuân đồng ý và về thuyết phục Chiều sang Trung Quốc lấy chồng. Sau khi đồng ý, Chiều đã ra chợ Bắc Hà nhờ người (không rõ tên, địa chỉ) viết thư để lại cho gia đình yên tâm không phải đi tìm mình
Ngày 08/4/2006, Tuân hỏi Chiều mai có đi chợ Bắc Hà không, Tuân bảo có, sau đó Tuân báo cho Hoa biết mai đón Chiều ở chợ Bắc Hà sang Trung Quốc. Sáng 09/4/2006, Hoa gặp Chiều và cháu Lý Thị Hoa (con của Chiều) ở chợ Bắc Hà, Hoa bảo sang Trung Quốc chơi rồi cùng vào nhà người quen của Hoa chơi. Sáng hôm sau, Hoa dẫn hai mẹ con Chiều sang Trung Quốc, Mẩy ra đón và nói sẽ trả tiền cho Hoa sau. Mẩy đưa mẹ con Chiều đến gặp và bán cho Hoàng Tiếu (người tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ngày 20/5/2006, Mẩy đưa cho Hoa 2.200.000 đồng, Hoa nhận tiền và về đưa cho Tuân 1.000.000 đồng, Tuân chê ít nên hôm khác khi gặp Mẩy, Hoa đòi thêm tiền và Mẩy đã đưa cho Hoa hai cuộn vải, Hoa cầm về đưa cho Tuân, Tuân cho Pán Thị Sửu (con dâu Tuân) may được hai chiếc áo
Chiều ngày 07/05/2012, Chiều xin về Việt Nam thăm con trai, khi về địa phương, Chiều đã tố cáo Hoa và Tuân lừa bán sang Trung Quốc
Ngày 23/08/2012 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai ra bản kết luận điều tra vụ án số 57/KLĐT kết luận Tẩn Thị Hoa và Pán Thị Tuân là đồng phạm trong vụ lừa bán Pán Thị Chiều sang Trung Quốc, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai truy tố các bị can về tội “mua bán phụ nữ” theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật hình sự
Ngày 28/8/2012 Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đã ra Bản cáo trạng số 48/KSĐT truy tố Tẩn Thị Hoa và Pán Thị Tuân về tội “mua bán phụ nữ” theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật hình sự. Đồng thời, Bản cáo trạng nêu rõ: Bị hại Pán Thị Chiều và đại diện gia đình yêu cầu các bị can phải bồi thường tiền danh dự nhân phẩm cho Chiều 30 triệu đồng, anh Lý Văn Nguyễn (chồng chị Chiều) yêu cầu bồi thường công đi tìm vợ con là 41 triệu đồng
Ngày 24/9/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử vụ án “mua bán phụ nữ” đối với bị cáo Tẩn Thị Hoa và bị cáo Pán Thị Tuân
2. ĐỊNH HƯỚNG, PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
2.1 Về trách nhiệm hình sự
Đây là vụ án về tội “mua bán phụ nữ” có tính chất đồng phạm, là người giúp luật sư nghiên cứu hồ sơ, đề xuất nội dung bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo nên dù phát hiện trong các lời khai trong giai đoạn điều tra của các bị cáo Tẩn Thị Hoa, Pán Thị Tuân và lời khai của bị hại Pán Thị Chiều có nhiều mâu thuẫn, thậm chí có cả những tình tiết khó lý giải như ngày 10/5/2012, người bị hại mới có đơn tố cáo hành vi mua bán phụ nữ của Tẩn Thị Hoa và Pán Thị Tuân nhưng trước đó đúng một tháng, ngày 10/4/2012, Công an huyện Bắc Hà đã triệu tập Tẩn Thị Hoa lên lấy lời khai về vụ việc này…), nhưng do các bị cáo Tẩn Thị Hoa và Pán Thị Tuân đều có lời khai nhận việc bàn bạc, rủ rê và đưa Pán Thị Chiều sang Trung Quốc lấy chồng và được nhận 2.200.000 đồng cùng 2 cuộn vải dùng cho việc may áo. Do vậy, việc VKSND tỉnh Lào Cai đã truy tố Tẩn Thị Hoa và Pán Thị Tuân về tội “Buôn bán phụ nữ” thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo không tranh luận về hành vi phạm tội của các bị cáo mà tập trung hướng về đường lối xử lý là đề nghị Hội đồng xét xử quan tâm, xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo Tẩn Thị Hoa và Pán Thị Tuân. Đặc biệt, theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự thì khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt…Vì vậy, do nhân thân của bị cáo tốt nên tập trung các tình tiết này cho các bị cáo để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Ngoài ra, đưa ra một số tình tiết khác để được Hội đồng xét xử công nhận là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự. Đồng thời, qua các tài liệu chứng cứ cho thấy việc người bị hại là có mong muốn lấy chồng nơi khác để có điều kiện sống tốt hơn nên bị hại đã lấy chồng người Trung Quốc, điều này thể hiện người bị hại cũng có phần lỗi trong vụ án, vì vậy cũng nên xoáy vào vấn đề này để thấy được hành vi của các bị cáo nguy hiểm ở mức độ nào để được Hội đồng xét xử lưu tâm khi phán quyết
Việc đề xuất hướng giải quyết như trên nhằm mục đích giải quyết đúng bản chất vấn đề sẽ tạo cơ hội cho các bị cáo có thể nhận được mức phạt nhẹ hơn khung hình phạt mà VKSND tỉnh Lào Cai đã truy tố
2.2
Về trách nhiệm dân sự:
Chỉ ra được các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhận thức pháp luật còn hạn chế, người bị hại cũng có phần lỗi (như đã nêu trong phần 2.1) để thấy hành vi và hậu quả gây ra của các bị cáo nguy hiểm ở mức nào để làm căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại và người có quyền lợi liên quan (chồng người bị hại). Đồng thời, nhấn mạnh việc yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị hại và người có quyền lợi liên quan ở mức quá cao, hơn nữa vợ chồng chị Chiều không xuất trình được chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí bị thiệt hại. Do vậy, đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc việc bồi thường của các bị cáo cho người bị hại và người có quyền lợi liên quan ở mức hợp lý nhất.
3. CĂN CỨ PHÁP LÝ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC
3.1
Về trách nhiệm hình sự
Các bị cáo Tẩn Thị Hoa và bị cáo Pán Thị Tuân có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sau đây:
a. Các bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối
cải;
Ngay sau khi bị CQĐT triệu tập để lấy lời khai, các bị cáo Tẩn Thị Hoa và Pán Thị Tuân đều đã khai báo thành khẩn, tỏ rõ thái độ ăn năn hối cải của mình, bị cáo Tuân đã giao nộp cho Cơ quan điều tra số tiền 1.000.000 đồng và 02 chiếc áo (từ hai cuộn vải) nhận của Mẩy thông qua Hoa. Đây là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo được quy định tại điểm p, khoản 1 Điều 46 BLHS.
b.
Các bị cáo phạm tội do lạc hậu:
Cả hai bị cáo Tẩn Thị Hoa và Pán Thị Tuân cùng là người dân tộc Dao, đều không biết chữ nên nhận thức về pháp luật rất hạn chế. Theo lời khai của các bị cáo thì khi thấy vợ chồng Chiều sống không hạnh phúc nên Tuân nảy ra ý định nhờ Hoa tìm và giúp đỡ Chiều sang Trung Quốc lấy chồng cho đỡ khổ, nếu sang đó Chiều không đồng ý thì lại đưa về. Tình tiết này thể hiện nhận thức của các bị cáo rất hạn chế. Vì vậy, hành vi phạm tội của bị cáo Tẩn Thị Hoa và Pán Thị Tuân còn có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm k, khoản 1 Điều 46 BLHS.
c. Các tình tiết giảm nhẹ khác:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS thì “Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.” Trong vụ án này còn có một số tình tiết giảm nhẹ khác như sau:
- Thứ nhất: Cả hai bị cáo Tẩn Thị Hoa và Pán Thị Tuân đều là nhân dân lao động, chưa có tiền án, tiền sự (tình tiết về nhân thân này cũng đã được Cơ quan điều tra ghi nhận tại BL 137). Đây cũng là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo.
- Thứ hai: Các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đều cho thấy: Khác với những người bị hại trong các vụ án mua bán phụ nữ khác (thường bị lừa sang Trung Quốc để bán hàng, gánh hàng…rồi bị bán), người bị hại Pán Thị Chiều trong vụ án này đã tự nguyện theo các bị cáo sang Trung Quốc để lấy chồng, hy vọng một cuộc sống mới tốt hơn cuộc sống vợ chồng hiện tại và trên thực tế, chị Chiều đã lấy chồng người Trung Quốc, trước khi đi chị còn viết thư gửi lại gia đình để mọi người yên tâm không phải đi tìm, đến khi chị xin về Việt Nam thăm con thì ông chồng người Trung Quốc vẫn cho chị về chứ không phải chị bỏ trốn về. Như vậy, người bị hại trong vụ án này cũng có một phần lỗi và theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của BLHS năm 1999 thì đây cũng là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo.
Từ những căn
cứ trên, đề nghị với Hội đồng xét xử:
Do có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS về việc “Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật” khi xem xét, quyết định hình phạt đối với các bị cáo. Theo quy định tại Điều luật nói trên thì “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật… Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”
Khoản 2 Điều 119 BLHS có mức hình phạt thấp nhất là 5 năm tù, vì vậy đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng quy định tại điểm p, điểm k khoản 1 Điều 46, Điều 47 BLHS, áp dụng mức hình phạt nhẹ nhất, dưới mức thấp nhất của khoản 2 Điều 119 BLHS cho các bị cáo Tẩn Thị Hoa và Pán Thị Tuân
3.2. Về trách
nhiệm dân sự
Về yêu cầu bồi
thường thiệt hại của người bị hại và anh Lý Văn Nguyễn.
Theo quy định tại điểm a, phần 5, mục I Nghị quyết số 03/2006 ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì “Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.”
Trong quá trình điều tra vụ án này, người bị hại Pán Thị Chiều đưa ra yêu cầu bồi thường về sức khỏe và danh dự là 10 triệu đồng (BL 109 ngày 11/5/2012). Sau đó đến ngày 13/5/2012, chị Chiều lại đưa ra yêu cầu bồi thường là 15 triệu đồng (BL 111 ngày 13/5/2012) và đến ngày 10/8/2012, chị Chiều lại đòi các bị cáo bồi thường 30 triệu đồng (BL 115). Tương tự, anh Lý Văn Nguyễn cũng đưa ra yêu cầu bồi thường ban đầu là 35 triệu đồng (BL 121 ngày 14/5/2012), sau đó anh Nguyễn lại đòi các bị cáo bồi thường số tiền 41 triệu đồng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, chị Pán Thị Chiều và anh Lý Văn Nguyễn đều không đưa ra được “chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại”. Hơn nữa, người bị hại cũng có phần lỗi trong vụ án này, vì vậy việc đưa ra mức yêu cầu bồi thường của vợ chồng chị Chiều là quá cao, không phù hợp với thực tế.
Từ những căn cứ trên, đề nghị với Hội đồng xét xử:
Tuyên các bị cáo phải bồi thường cho người bị hại và người có quyền lợi liên quan thấp hơn nhiều so mức đã yêu cầu, phù hợp với thực tế vụ án.
3.3 Kết quả thực hiện
Ngày 24/09/2012, Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 48/2012/HSST ngày 30/08/2012 đối với bị cáo Tẩn Thị Hoa và bị cáo Pán Thị Tuân. Cụ thể:
- Về trách nhiệm hình sự:
Tại phiên tòa, VKSND tỉnh Lào Cai đề nghị mức án từ 6 đến 7 năm tù đối với bị cáo Tẩn Thị Hoa, đề nghị mức 5 năm đến 5 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Pán Thị Tuân.
Kết quả Tòa đã tuyên: bị cáo Tẩn Thị Hoa, Pán Thị Tuân phạm tội “Mua bán phụ nữ”. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 119, điểm P khoản 1 Điều 46; Điều 20,53 Bộ luật hình sự năm 1999; điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 33/2009/QH12 của Quốc Hội:
Xử phạt bị cáo Tẩn Thị Hoa 05 năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày 13/5/2012
Xử phạt bị cáo Pán Thị Tuân 04 năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày 13/5/2012
Về trách nhiệm dân sự:
Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự; Điều 606,611,616 Bộ luật dân sự: Buộc bị cáo Tẩn Thị Hoa, Pán Thị Tuân mỗi bị cáo phải bồi thường cho Pán Thị Chiều 5.000.000 đồng. Bồi thường cho anh Lý Văn Nguyễn tiền công đi tìm vợ đối với mỗi bị cáo là 7.500.000 đồng
Về án phí: Bị cáo Hoa, Tuân mỗi bị cáo chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm và mỗi bị cáo chịu 625.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
C.
KẾT LUẬN
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Trong qúa trình tập sự tại Công ty Luật TNHH Bảo Ngọc, được tham gia nghiên cứu một số vụ án, được dự nhiều phiên tòa xét xử và nghe luật sư tư vấn nhiều vụ việc, tôi thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều trong nghề nghiệp của mình. Tôi được học hỏi và tiếp thu được nhiều điều từ việc nâng cao kiến thức, tiếp thu được những kỹ năng cơ bản của việc hành nghề luật sư và cả việc trau dồi đạo đức nghề nghiệp cũng như biết nhiều hơn về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt qua vụ án trên, bản thân tôi đã thu nhận được một số bài học kinh nghiệm bổ ích:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án giúp tôi có điều kiện biết nhiều hơn kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật hình sự đối với tội mua bán phụ nữ, đặc biệt hiểu sâu hơn về các quy định về tình tiết giảm nhẹ.
- Tôi đã củng cố thêm về kỹ năng tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng, mà cụ thể trong vụ án này khách hàng là người dân tộc thiểu số với mặt nhận thức về pháp luật và xã hội còn nhiều hạn chế, đặc biệt là bài học về kỹ năng viết bản luận cứ.
- Tôi nhận thấy rằng có được mối quan hệ tốt với các cơ quan tiến hành tố tụng thì sẽ được tạo điều kiện hoàn thành công việc thuận lợi hơn. Mối quan hệ tốt ấy được thể hiện qua cách ứng xử bình đẳng, tôn trọng, tế nhị, song cũng rất nghiêm túc trong các yêu cầu và thực hiện công việc của mình
- Qua việc dự phiên tòa, tôi đã học được các kỹ năng của luật sư tại phiên tòa như: kỹ năng hỏi để làm rõ bản chất vấn đề; tranh luận, đối đáp với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình; kỹ năng xử lý các tình huống tại phiên tòa; kỹ năng trình bày luận cứ trước tòa.
- Thông qua vụ án này bản thân tôi một lần nữa được ôn tập lại thực tế quy trình tố tụng từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, đặc biệt là thủ tục tố tụng tại phiên toà.
Tuy nhiên, để người tập sự hành nghề luật sư hoàn thiện hơn về kinh nghiệm và kỹ năng, tôi xin được đề xuất, kiến nghị như sau:
Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Luật sư, Quy chế tập sự hành nghề luật sư quy định phạm vi các công việc mà người tập sự được làm rất hạn hẹp và có nhiều điều kiện ràng buộc. Điều này dẫn đến việc hạn chế về tập sự kỹ năng hành nghề của luật sư. Do đó đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét mở rộng phạm vi cho người tập sự hành nghề luật sư được tham gia tranh tụng ở cấp toà sơ thẩm để người tập sự có điều kiện cọ sát thực tế, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng, có như vậy người tập sự hành nghề luật sư sẽ được tự chủ hơn trong việc thực hành, tạo điều kiện được tiếp xúc với nhiều vụ việc, với khách hàng trên cơ sở sự hướng dẫn trực tiếp của Luật sư hướng dẫn, có như vậy thời gian tập sự mới là thời gian học tập nghề hữu ích nhất.
Ngoài ra, tôi thấy mình thật may mắn vì được có luật sư hướng dẫn là luật sư có nhiều kinh nghiệm, rất tâm huyết với nghề, đặc biệt là luôn tận tình chỉ bảo cho người tập sự. Vì vậy, tôi cũng rất mong những người tập sự hành nghề luật sư sẽ gặp được “người thầy” hướng dẫn theo sự lựa chọn của họ. Nhưng Luật Luật sư và và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Luật sư, Quy chế tập sự hành nghề luật sư có quy định là cùng một thời điểm, mỗi luật sư được hướng dẫn 3 người tập sự hành nghề luật sư nhưng trong các văn bản nói trên không thấy quy định trường hợp khi người tập sự hành nghề luật sư đã đủ thời gian tập sự nhưng chưa đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc không tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì việc luật sư đã nhận đủ 3 người tập sự (tính cả người đã hết thời gian tập sự mà chưa thi hoặc không có ý định tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư) có được nhận hướng dẫn người tập sự khác (thay thế cho suất hướng dẫn người đã hết thời gian tập sự nói trên) không? Thiết nghĩ, điều này cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để tránh vướng mắc khi làm thủ tục nộp hồ sơ tập sự và không ảnh hưởng tới quyền lợi của người tập sự được chọn luật sư hướng dẫn cho mình cũng như được chọn văn phòng/Công ty luật mình đăng ký tập sự.
PHỤ LỤC
I. CÁC TÀI LIỆU VỤ ÁN
1. Bản án sơ thẩm2. Bản cáo trạng
3. Bản kết luận điều tra
4. Hồ sơ,tài liệu về bị cáo (biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung bị can…)
5. Hồ sơ, tài liệu về người bị hại (biên bản ghi lời khai, thư gửi chồng…)
6. Biên bản ghi lời khai của người liên quan
7. Một số tài liệu khác có liên quan (Biên bản xác minh, Bản tường trình…)
II. CÁC VĂN BẢN LUẬT VÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC ÁP DỤNG
ĐỂ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
1.
Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1.1 Áp dụng Điều 20 (Đồng phạm)
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
1.2 Áp dụng Điều 46
- Khoản 1 Điều 46 áp dụng các điểm sau:
k) Phạm tội do lạc hậu;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
- Khoản 2 Điều 46: Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
1.3 Áp dụng Điều 47
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
1.4 Áp dụng Điều 53 (Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm)
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
1.5 Áp dụng Điều 119 (Tội mua bán người)
1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
a) Vì mục đích mại dâm;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Để đưa ra nước ngoài;
đ) Đối với nhiều người;
e) Phạm tội nhiều lần;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
2. Bộ luật dân sự 2005
2.1 Áp dụng Điều 606 (Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân)
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
…
2.2 Áp dụng Điều 611 (Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm)
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
2.3 Áp dụng Điều 616 (Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra)
Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
3.
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Áp dụng điểm a, phần 5, Mục 1 (Nghĩa vụ chứng minh của các đương sự)
Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.
4. Nghị quyết số
01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một
số quy định trong phần chung của BLHS năm 1999 về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự cho các bị cáo.
- Áp dụng điểm c, Mục 5.
Khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án". Theo các văn bản hướng dẫn trước đây của Toà án nhân dân tối cao và của Toà án nhân dân tối cao với các cơ quan hữu quan khác cũng như thực tiễn xét xử trong thời gian qua, thì các tình tiết sau đây được coi là các tình tiết giảm nhẹ khác:
…
- Người bị hại cũng có lỗi;
…
Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án
0 nhận xét:
Đăng nhận xét