HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI
*Lưu ý khi đi thi:
-Nên chọn bút viết có mực rõ nét, đều, đẹp;
- Không nên trình bày bài theo dạng viết bài văn, nên theo từng ý, dòng;
- Bài thi cố gắng viết dài ít nhất là 2 tờ giấy thi (tâm lý của người chấm bài);
- Bài thi không nên có gì đặc biệt (Tránh bị hiểu lầm là cố ý đánh dấu bài);
- Nghiêm cấm việc quay cóp (đặc biệt là môn đạo đức phải thuộc lòng);
- Phải mặc trang phục công sở, xưng hô gọi thầy, cô (không quá sáo rỗng);
- Hết sức bình tĩnh, tự tin.
*Chuyên sâu về tranh tụng dân sự: theo các bước cơ bản sau:
1. Ai kiện? (luật sư phải chắc là mình bảo vệ cho ai?)
- Năng lực hành vi của người đi kiện (Lưu ý: nếu là các Cty, DN thì người đó có phải là người đại diện theo pháp luật không? Có uỷ quyền theo pháp luật không?)
- Kiện ai?(bị đơn? Người liên quan?);
- Đặc trưng án (án đất, án nhà?);
- Người liên quan: thường là những người đang quản lý nhà ở, tài sản đó?
- Những ai đang sở hữu? (sở hữu chung hay chung theo phần? Để lưu ý áp dụng các khoản 2, 3 và 4 Điều 26 BL TTDS).
- Đối với Văn bản công chứng, tuỳ án để có yêu cầu TA huỷ VB công chứng.
- Hoặc đề nghị huỷ phần quyết định của UBND – cơ quan quản lý đất đai; quản lý nhà thuộc sở hữu Nhà nước.
2. Từ các căn cứ trên, xác định các văn bản để luật sư viện dẫn, áp dụng khi tranh tụng
- Nếu là đề tranh tụng: Chủ yếu áp dụng BL dân sự 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều ;
- Luật HN&GĐ năm 2000 (nếu chắc thì ghi năm, còn không chắc vì có thể Luật HNGĐ 1959 thì chỉ nên ghi chung là Luật HN&GĐ)
- Bắt buộc phải nghiên cứu kỹ BL TTDS; 05 Nghị quyết hướng dẫn năm 2012;
- Thông thường chỉ có các vụ án về tranh chấp đất đai mới bắt buộc phải có hoà giải, còn tranh chấp hợp đồng giao dịch về QSD đất thì không cần phải hoà giải.
- Nghiên cứu (mang tính dự phòng quy tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (NQ 2005) và thủ tục Phúc thẩm).
*Luật nội dung: chú ý đem các văn bản PL sau:
- BLTTDS 2005, (Kèm theo là NQ 01/2004; NQ 02/2004; NQ 03/2006) và 03 NQ 2012;
- Luật HN&GĐ năm 2000/2014; (NQ 02/2000);
- Luật Thương mại 2005;
- Luật Doanh nghiệp 2005/2014; Luật Đầu tư 2014
- Luật Trọng tài; Sở hữu trí tuệ.
- Luật Đất đai năm 2003/2013; Luật môi trường
=>Mang sách in, không mang vở ghi chép.
3. Kiện như thế nào? Kiện về cái gì?
* Quan hệ pháp luật gì? Phân tích được yêu cầu của khách hàng. Ví dụ: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSD đất. Mà thực chất là hợp đồng vay tiền, biến tấu thành HĐCN QSD đất, nên bên có đất không giao đất => Đây chính là tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSD đất chứ không phải tranh chấp đất đai.
- Khi xác định được quan hệ PL, thì áp dụng Luật nào? Điểm, khoản, Điều nào? Chỉ cần ghi tên điều luật đó, không cần chép nội dung Điều luật.
* Phạm vi khởi kiện: Hay rơi vào đề thừa kế. Thì phạm vi ở đây là về di sản gồm những loại gì? Đất loại gì? Diện tích?
4. Thẩm quyền.
- Loại việc. Ví dụ TC Đất: do UBND hay Toà án?
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất: Điều 136 LĐĐ; Điều 25 BL TTDS.
- Tranh chấp về ai là người có quyền SD đất (không liên quan trực tiếp đến giao dịch về đất), phải hỏi đương sự về giấy tờ về đất. Khác với TC HĐCN QSD đất.
- Khi xác định có việc cấp GCN QSD đất cấp sai => Yêu cầu huỷ quyết định cá biệt của cơ quan có thẩm quyền (Điều 32A).
- Khi xác định TQ thuộc Toà án: Phân tích thủ tục việc hay án?
5. Thời hiệu. Điều 159 BL TTDS
………
CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
(Sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 01/01/2012)
*******
Điều 82. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
· Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
· Các vật chứng;
· Lời khai của đương sự;
· Lời khai của người làm chứng;
· Kết luận giám định;
· Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
· Tập quán;
· Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
· Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Điều 83. Xác định chứng cứ
1.Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà.
5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.
7. Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
8. Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 84. Giao nộp chứng cứ
1. Trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.
3. Đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Điều 85. Thu thập chứng cứ
1. Trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ việc dân sự dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ.
2. Trong trường hợp do Bộ luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng;
c) Trưng cầu giám định;
d) Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
3. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Toà án.
4. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.
III. CÁC BIỆN PHÁP THU THẬP CHỨNG CỨ
(Bình luận khoa học Bộ luật TTDS sửa đổi năm 2011– Tr74)
********
3.1. Các trường hợp Toà án (TA) có quyền chủ động sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ
Từ quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật sửa đổi BSMSĐ năm 2011, các trường hợp Thẩm phán có quyền chủ động sử dụng các biện pháp để thu thập chứng cứ là:
- Lấy lời khai của đương sự: Thẩm phán chỉ được chủ động tiến hành lấy lợi khai của đương sự khi đương sự chưa có bản tự khai, hoặc nội dung bản tự khai chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc đương sự không thể tự viết được.
- Lấy lời khai của người làm chứng, đối chất: Khi xét thấy cần thiết hoặc xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của đương sự, người làm chứng, thì Thẩm phán có quyền chủ động tiến hành lấy lời khai của người làm chứng hoặc tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.
* Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản: TA chỉ có quyền chủ động ra quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản mà không cần đương sự yêu cầu khi: “Các bên thoả thuận với nhau hoặc tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước” (điểm b khoản 1 Điều 92 LSĐ, BSMSĐ năm 2011).
- Xem xét, thẩm định tại chỗ: (Điều 89 năm 2004)
Thực tiễn xét xử cho thấy: Khi giải quyết tranh chấp nhà đất, nhất là khi các bên yêu cầu phân chia bằng hiện vật, nếu Thẩm phán chỉ nhìn trên sơ đồ, bản vẽ do đương sự cung cấp, không xuống xem xét, thẩm định tại chỗ để dẫn đến sai sót khi quyết định. Rất nhiều vụ án đã phải kháng nghị chỉ vì phân chia hiện vật không phù hợp với thực tế, có vụ đã chia đôi cả bàn thờ hoặc trên đất có cây cối, công trình kiến trúc, nhưng do không xuống xem xét, thẩm định tại chỗ, nên Thẩm phán, HĐXX không biết, không đề cập gì đến…
Để tránh những thủ tục rườm rà không cần thiết và đáp ứng yêu cầu hiểu biết sự vật cần xem xét một cách đầy đủ, toàn diện, thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền khi hướng dẫn cần nói rõ, khi xét thấy cần thiết là TA có quyền xem xét, thẩm định tại chỗ.
3.2. Thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự: Chỉ khi:
- Đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ.
- Đương sự phải có đơn yêu cầu TA thu thập chứng cứ.
Như vậy, trong bẩy biện pháp thu thập chứng cứ được quy định tại khoản 2 Điều 85 LSĐ, BSMSĐ năm 2011 thì chỉ có biện pháp quy định ở điểm a khoản 2 “Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng” là TA không phải ra quyết định.
3.3. Bẩy biện pháp Thu thập chứng cứ của TA theo khoản 2 Điều 85 là:
a) Lấy lời khai của các đương sự, người làm chứng (không phải ra QĐ);
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
c) Trưng cầu giám định;
d) Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu chứng cứ;
g) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
3.4. Một số điểm mới bổ sung Về thu thập chứng cứ theo LSĐ, BS năm 2011
a) Lấy lời khai của đương sự
Đây là mọt trong những biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng. Theo LSĐ, BS năm 2011 thì: “Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai, hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lợi khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc do thư ký Toà án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở toà án, trong trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án”. (theo khản 1 Điều 86).
…c) Xem xét, thẩm định tại chỗ
Đây là một biện pháp điều tra thường được Toà án sử dụng trong quá trình kiểm tra thu thập chứng cứ để giải quyết VADS. Do pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 không quy đinh chặt chẽ nên trong thực tiễn khi xem xét, thẩm định tại chỗ có những trường hợp Thẩm phán không báo cho chính quyền sở tại, không báo đương sự đến để chứng kiến việc xem xét; thậm chí không ghi biên bản, mà chỉ thấy nhận định trong bản án là “qua xem xét tại chỗ này...”, điều này làm cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ của Toà án bị giảm hiệu quả hoặc không có giá trị pháp lý. Để việc xem xét, thẩm định tại chỗ được khách quan, toàn diện hơn và có giá trị pháp lý cao. BLTTDS đã sửa đổi, theo đó cho thấy việc xem xét, thẩm định tại chỗ có thể xuất phát từ yêu cầu của đương sự, hoặc do Toà án chủ động xem xét, thẩm định tại chỗ khi thấy việc đó mới cho một cái nhìn, tiếp cận đầy đủ hơn. Toàn diện hơn nhằm đưa ra các quyết định rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt các vụ án về tranh chấp nhà đất, mà Toà án phải phân chia hiện vật cho các bên, thì việc xem xét, thẩm định tại chỗ để xác định cách chia cho hợp tình, hợp lý là cực kỳ cần thiết. Khi xem xét, thẩm định tại chỗ cần lưu ý, phải mô tả đúng tính chất, nội dung của sự vật, vẽ sơ đồ theo đúng hình dáng, hiện trạng của vật tranh chấp, thể hiện các kích thước trong sơ đồ.
*Về thủ tục tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật SĐBS thì khi xem xét, thẩm định tại chỗ Thẩm phán phải ra quyết định. Quyết định này phải được gửi cho các đương sự để họ biết và chứng kiến, nếu có đương sự nào vắng mặt thì công việc vẫn tiến hành bình thường. Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ phải được gửi cho UBND hoặc cơ quan, tổ chức cử đại diện tham gia vào việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Trong trường hợp vắng mặt đại diện UBND hoặc đại diện cơ quan, tổ chức thì phải HOÃN việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
*Trong trường hợp có người cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ, thì Thẩm phán yêu cầu UBND, cơ quan, tổ chức có biện pháp can thiệp hỗ trợ. Khi cần thiết có thể yêu cầu lực lượng Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc CAND (xem Thông tư số 15/2003/TT-BCA (V19) ngày 10/3/2003 của Bộ CA hướng dẫn thi hành hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng CSBV thuộc BCA). Tr 80. BLKH BLTTDS.
Khi xem xét, thẩm định tại chỗ, Thẩm phán có thể tự mình lập biên bản hoặc có Thư ký giúp ghi biên bản. Trong trường hợp có người cản trở việc XX, TĐTC, thì Thẩm phán phải lập biên bản lưu vào hồ sơ vụ án.
…e) Định giá, thẩm định giá tài sản
Toà án chỉ định giá tài sản, thẩm định giá tài sản (ĐGTS, TĐGTS) khi:
- Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự vì lý do các bên đương sự không thoả thuận được về giá của tài sản đang tranh chấp.
- Các bên thoả thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá về giá của tài sản đang tranh chấp, nhưng có căn cứ chứng minh mức giá mà các đương sự thoả thuận hoặc mức giá mà tổ chức thẩm định đưa ra thấp hơn giá thị trường tại địa phương nơi có TSTC hoặc thấp hơn khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với tài sản cùng loại nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí.
Điều 92 Luật SĐBS năm 2011 đã bổ sung hình thức giám định về giá, đó là thẩm định giá tài sản. Thẩm định giá tài sản chính là hoạt động xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về giá của đối tượng cần xác định.
Hoạt động này có thể do một tổ chức có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện.
Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện khi có yêu cầu của đương sự. Khi đó Toà án yêu cầu tổ chức TĐGTS tiến hành thẩm định giá. Việc TĐGTS được thực hiện theo quy định của pháp luật về TĐGTS. Kết quả TĐGTS được coi là chứng cứ của vụ án, nếu việc tiến hành TĐGTS theo đúng quy định của pháp luật.
Đây là một quy định mới, một hướng mở tạo thuận lợi trong việc xác định giá của đối tượng cần định giá. Do đó, mong cơ quan có thẩm quyền sớm có hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục TĐGTS; và khi nào không cần thành lập HĐĐG mà chỉ cần yêu cầu cơ quan chuyên môn TĐGTS, góp phần cho việc áp dụng được thống nhất.
THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
(Luật SĐBS MSĐ năm 2011)
*******
Thời hiệu khởi kiện được ghi nhận tại khoản 3 Điều 159 BLTTDS năm 2004 và đã được SĐBS tại Điều 1 khoản 22 LSĐ BS năm 2011.
“Điều 159. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu
1.Thời hiệu khởi kiện VADS là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết VADS bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc Dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. (Sửa đổi 2011) Thời hiệu khởi kiện VADS được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện VADS thì thực hiện như sau:
a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luẩ về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện VADS là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu.”
*Thứ nhất: Luật SĐBS năm 2011 vẫn giữ nguyên nguyên lý xác định thời hiệu khởi kiện là ưu tiên căn cứ vào các quy định của pháp luật nội dung, thuộc ngành nào thì áp dụng pháp luật nội dung của chuyên ngành đó (ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm thì thời hiệu khởi kiện là 03 năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp theo Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000).
Nếu pháp luật nội dung không có quy định thì cần lưu ý:
1.Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với các trường hợp cụ thể sau: Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quyền sở hữu tài sản là quyền vĩnh viễn và bất khả xâm phạm, chính vì vậy, việc quy định giới hạn thời hiệu khởi kiện như trước đây đối với chủ sở hữu là không hợp lý. Ví dụ: Khi một người có hành vi trái pháp luật cản trở chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu của mình: Bít lối đi chung dẫn đến chủ sở hữu không thể sử dụng tầng lầu 1 của căn nhà. Nếu xác định thời hiệu khởi kiện là hai năm sẽ dẫn đến việc nếu trong thời hạn 2 năm mà chủ sở hữu không khởi kiện TA yêu cầu người có hành vi cản trở chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu của mình thì kết thúc 2 năm đó, chủ sơ hữu sẽ mất quyền bảo vệ quyền sở hữu của mình mà pháp luật dân sự đã thừa nhận và bảo vệ. Hoặc quy định như trước đây về thời hiệu thừa kế, các đồng thừa kế nếu không có thoả thuận về việc phân chia tài sản chung thì vấn đề được đặt ra là việc xử lý tài sản chung sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện sẽ giải quyết như thế nào? Người đang quản lý tài sản có thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó hay không và cơ quan nào sẽ giải quyết những tranh chấp này khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế.
Với quy định mới của Luật SĐBS năm 2011, sẽ giải quyết được vướng mắc thực tiễn nêu trên. Theo đó, khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế thì các đồng thừa kế chỉ mất quyền yêu cầu chia thừa kế chứ họ không mất quyền yêu cầu người quản lý tài sản phải trả lại tài sản cho mình. Như vậy, hướng sửa đổi như năm 2011 đã giúp giải quyết được vấn đề vướng mắc liên quan đến thời hiệu khởi kiện thừa kế hiện nay theo quy định của BLDS. Cùng với việc quy định mới về không áp dụng thời hiệu khởi kiện nêu trên thì một vấn đề liên quan được đặt ra là việc xem xét bản chất yêu cầu khởi kiện có thuộc một trong những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện hay không cũng là việc khá phức tạp đòi hỏi cần phải xem xét, phân tích và tổng hợp, đánh giá các chứng cứ chứ không thể thực hiện được tại thời điểm thụ lý đơn khởi kiện.
*Thứ hai: Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện nhưng pháp luật có quy định khác thì cần thiết phải có hướng dẫn áp dụng theo quy định đó.
Đối với các trường hợp tranh chấp đòi lại động sản, bất động sản theo quy định này thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 159 BLTTDS năm 2004 đã sửa đổi. Nhưng khi giải quyết tranh chấp vụ án dân sự liên quan đến quyền sở hữu thì phải căn cứ vào khoản 1 Điều 247 BLDS năm 2005 “Sở hữu theo thời hiệu” được xác định theo thời hạn được hưởng quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai tài sản đó (mười năm đối với động sản và ba mươi năm đối với bất động sản). (Tr 91 BL).
Ngày 08 tháng 3 năm 2014 TS. Nguyễn Minh Hằng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét