Tổng thống Donald Trump là "Biểu tượng bất trắc" hay một "Doanh nhân thực dụng"?
Khó có thể phủ nhận câu nói của ông Trump là một cách diễn đạt khác của John F Kennedy, "Chúng ta chọn đi lên Mặt Trăng", thông điệp nhằm nhắc nhở người dân rằng dù chúng ta có đi đâu trên thế giới này, vẫn phải chú ý đến vấn đề Trung Quốc ngày càng lớn mạnh. Ông Trump có thể đã giành chiến thắng tại đất nước của mình, nhưng trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, câu nói trở thành thương hiệu của tổng thống mới được bầu Donald Trump "Hãy làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" đã trở thành sự đối đầu trực tiếp với khẩu hiệu của Trung Quốc, làm hồi sinh lại dân tộc Trung Quốc và giấc mơ Trung Hoa.
Tại đất nước được vận hành bởi chế độ độc đảng mà người dân không thể bàn tán công khai về điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống, thì Hoa Kỳ, với những lợi thế về phương tiện, văn hóa và chính trị, luôn là một chuẩn để so sánh. Không phải ngẫu nhiên mà khẩu hiệu về giấc mơ Trung Hoa của Chủ tịch Tập Cận Bình chính là sự phản ảnh từ giấc mơ Mỹ. Với một cường quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ chính là đối thủ họ cần phải đánh bại. Image copyright EPA Image caption Khẩu hiệu tranh cử của ông Donald Trump tương tự tham vọng của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, các nhà bình luận Trung Quốc luôn nói cuộc chiến của người Mỹ ở Afghanistan và Iraq làm ảnh hưởng đến niềm tin của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh khó có thể tin cậy vào Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề địa chính trị của thế giới; cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 khiến Trung Quốc không còn tin Hoa Kỳ trong việc dẫn dắt kinh tế toàn cầu.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc rất thận trọng trong việc đưa ra những nhận định trực tiếp đến các ứng cử viên hoặc về chiến dịch tranh cử, truyền thông nhà nước, vốn bị kiểm soát chặt chẽ, vẫn được toàn quyền trong việc đưa tin về sự chia rẽ và sự nhục mạ lẫn nhau của cuộc đua ở Hoa Kỳ. Tổng thống mới được bầu cũng nhắc lại nhận định của Bắc Kinh khi cho rằng hệ thống bầu cử Mỹ bị lũng đoạn bởi những nhà tài phiệt. Và truyền thông Trung Quốc cũng đã thảo luận khá sâu về những công chức có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong cơ chế độc đảng như một ưu việt so với chế độ bầu cử dân chủ có tính mị dân và hời hợt.
Với một dân tộc còn những ký ức đau thương bởi cuộc nội chiến và những ám ảnh của cuộc Cách mạng Văn hóa, thì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã xóa nhòa những câu chuyện đẹp mà nền dân chủ Hoa Kỳ đã từng đại diện. Tuy nhiên, cái nhìn của công chúng về tân tổng thống Hoa Kỳ lại khá lẫn lộn. Rất nhiều người Trung Quốc ngưỡng mộ ông Trump trên tư cách một nhà kinh doanh, là một người hay nói thẳng và kẻ ngoại đạo về chính trị. Nếu trong bốn năm tới, ông Trump có thể "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại", thì hệ thống chính trị của Mỹ có thể lấy lại được một chút sự tín nhiệm.
Nhưng trước tiên, chính phủ Trung Quốc cần phải chấp nhận sự thật là Donald Trump đã trở thành tổng thống và không có tý thành tích nào được ghi nhận, không có một đội ngũ được biết đến và không có một chính sách rõ ràng đối với Trung Quốc. Trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump từng nói Mỹ có thể làm bạn với Trung Quốc. Nhưng cũng chính ông nói: "Họ đến đây, họ lấy việc làm của chúng ta, họ kiếm được kha khá. Chúng ta phải sống cùng với kẻ ăn cướp việc làm lớn nhất trong lịch sử thế giới." Và đôi khi ông Trump cho thấy dường như đã tìm được giải pháp như: "Tôi đã ký nhiều hợp đồng làm ăn với Trung Quốc. Trung Quốc rất tuyệt vời. Tôi không có gì bực tức Trung Quốc, mà tôi giận dữ với những người đã để chuyện đó xảy ra. Trung Quốc rất tuyệt, nhưng họ đã thoát tội 'sát nhân'." Một phần trong lời hứa "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" của mình, ông Trump thường nói rằng Hoa Kỳ phải "chiến thắng" trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Nhưng hơn bốn thập kỷ qua, những lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hiểu ra rằng không nên tin vào những hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử ở Hoa Kỳ.
Image copyright Reuters Image caption Tranh chấp Biển Đông có thể dẫn đến xung đột do Mỹ giảm sự hiện diện ở châu Á. Họ theo dõi bao đời tổng thống Mỹ đến rồi đi, đưa ra những đe dọa kinh khủng với Trung Quốc khi vận động tranh cử, để rồi quay lại chính sách bắt tay hợp tác chỉ sau vài tháng lên nắm quyền. Có thời điểm mức độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc bị giảm sút, đường vào thị trường Hoa Kỳ rất quan trọng và khi đó, chính phủ Trung Quốc sẽ lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ của chính phủ ông Trump.
Nhưng các nhà thương thuyết về thương mại tự do vẫn còn nhiều tháng để tìm hiểu về động thái của ông Trump về thuế quan, cơ hội tiếp cận thị trường và tỉ giá hối đoái. Và Bắc Kinh sẽ cần tiếp cận với nhiều chuyên gia gốc châu Á trong đảng Cộng Hòa, là những người cho biết sẽ không làm việc khi ông Donald Trump làm tổng thống. Bắc Kinh sẽ sẵn sàng đối đầu với cuộc chơi về kinh tế của ông Trump.
Chính quyền Bắc Kinh đang muốn duy trì mối quan hệ ổn định với Washington, nên tại thời điểm ông Trump có bài diễn văn mừng thắng lợi, các kênh truyền hình của của Trung quốc phát dày đặc các chương trình về công cuộc chinh phục không gian và chủ tịch Tập Cận Bình đã nhanh chóng gửi lời chúc mừng tới tổng thống tân cử Mỹ một cách long trọng. Trong một thông điệp truyền trực tiếp trên truyền hình, ông Tập cận Bình nói « đặt tầm quan trọng lớn trong quan hệ Trung-Mỹ » và ông khẳng định mong muốn cùng ông Trump làm việc để « bảo vệ những nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác hai bên cùng có lợi ».
Tuy nhiên những lời hứa tranh cử của ông Trump đòi đánh thuế 45% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và những tố cáo chính thức Trung Quốc thao túng tỷ giá đồng tiền…. đó lại là những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ hai nước sẽ khó mà có thể ổn định như mong muốn của ban lãnh đạo Trung Quốc.
Ở Bắc Kinh, nhiều câu hỏi đang được đặt ra xung quanh vị tổng thống tân cử của nước Mỹ. Chuyên gia Giả Khánh Quốc (Jia Quingguo) thuộc Đại học Bắc Kinh và cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, tóm tắt ngắn gọn : Donald Trump là một "biểu tượng của sự bất trắc".
Nhưng một số chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, ban lãnh đạo Trung Quốc vốn rất ngán những chỉ trích của Hillary Clinton về vấn đề nhân quyền thì lại nghĩ rằng nhà tài phiệt bất động sản New York có thể sẽ có những ứng xử như một doanh nhân thực dụng.
Trong một thông cáo ra hôm qua (9/111), ông James Zimmerman, lãnh đạo phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc, một người ủng hộ Clinton, nhấn mạnh là : "đọc một diễn văn cứng rắn dễ hơn nhiều so với việc hình thành và đưa ra các quyết định cứng rắn". Ông cũng nói thêm là "cô lập hay trừng phạt Trung Quốc không phục vụ các lợi ích của nước Mỹ".
Bởi thế mà với chiến thắng của Donald Trump các đồng minh của Mỹ ở châu Á chắc chắn không khỏi lo ngại về những cam kết của Washington bảo vệ các đồng minh trước sự lấn lướt về sức mạnh của Trung Quốc cùng mối đe dọa khó lường của Bắc Triều Tiên.
Ở Trung Quốc, việc nhà tỷ phú New York đắc cử tổng thống một cách ngoạn mục đang đặt ra những vấn đề mang tính chiến lược và những vấn đề kinh tế cấp bách.
Với các đồng minh châu Á như Nhật bản, Hàn quốc thì sao?
Thương mại chính là cuộc chơi có thể giúp ông Trump giành một số thắng lợi, đổi lại là một số ưu thế trong cuộc tranh giành về địa chính trị ở châu Á. Ở điểm này, ông Trump chính là cơ hội lớn cho Trung Quốc. Khi tranh cử, tân tổng thống tỏ ra không mặn mà với việc Mỹ hiện diện ở châu Á bằng Trung Quốc. Ông đặc biệt phê phán chính sách xoay trục về châu Á theo góc độ kinh tế của chính phủ Tổng thống Obama. Hơn vậy, trên góc độ quân sự, ông Trump từng tuyên bố rằng những đồng minh lâu đời của Mỹ như Nhật và Nam Hàn phải trả tiền để đổi lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ.
Dư luận trong vùng cảnh báo rằng sự gia tăng của chủ nghĩa cô lập hoặc chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, hoặc mọi cuộc trao đổi với Bắc Kinh, sẽ làm Đài Loan và Biển Đông trở nên nguy hiểm, và giảm đi sự lãnh đạo của Mỹ ở châu Á vào thời điểm khi mà cả Philippines, Malaysia và Thái Lan đều đang cân nhắc lợi ích chiến lược sẽ đặt vào nước nào.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ứng viên Cộng Hòa đã nhiều lần hứa lập lại trật tự quan hệ thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Với luận điểm đầy màu sắc bảo hộ của ông Donald Trump "nước Mỹ là trước tiên – America first", Donald Trump đã tuyên bố đòi các nước đồng minh châu Á có quân Mỹ đóng quân để bảo vệ an ninh cho họ phải đóng góp tài chính nếu không có thể Mỹ sẽ rút quân.
Chính quyền Obama đã tốn không ít công sức để Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết với 11 nước châu Á nhằm phục vụ cho chính sách xoay trục về châu Á của chính quyền Obama. Thế nhưng, ông Donald Trump đã không ít lần phản đối gay gắt hiệp định này, với lý do đó là thỏa thuận phá hoại công ăn việc làm của người Mỹ.
Ông Toshihiro Nakayama, giáo sư Đại học Keiko tại Tokyo phân tích : "TPP không đơn thuần chỉ là một thỏa thuận thương mại mà nó còn có ý nghĩa rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai nước cùng chia sẻ những giá trị chung, cùng tạo ra một trật tự khu vực hoàn thiện liên quan không chỉ đến kinh tế mà cả ngoại giao và an ninh".
Mối lo của các đồng minh châu Á đã thấy ngay. Ngay sau khi có kết quả bầu cử ở Mỹ, hôm quan Seoul đã nhanh chóng lên tiếng khẳng định rằng việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên sẽ vẫn phải được tiến hành như dự trù dưới chính quyền Trump.
Lãnh đạo nhóm nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền tại Hàn Quốc, ông Chung Jin-suk nhận định sắp tới sẽ phải có những thay đổi ngoạn mục trong bối cảnh an ninh khu vực. Nhưng ông nhấn mạnh "trong mọi trường hợp, liên minh quân sự Mỹ - Hàn không được lung lay vì đó là cơ sở cho sự thịnh vượng của Hàn Quốc".
Còn tại Tokyo, một thành viên chính phủ Nhật thậm chí còn lên tiếng trước khi có kết quả Donald Trump thắng cử để kêu gọi tổng thống tương lai của Mỹ hãy tuyên bố "bảo đảm các cam kết của Mỹ với các đồng sẽ vẫn mạnh mẽ và tin cậy ". Nhân vật này cũng nói thêm là những phát biểu tranh cử của ông Donald Trup tất nhiên đã gây lo ngại cho chính phủ Nhật, nhưng giờ phải chờ xem liệu tân tổng thống Mỹ có hành động đúng như những gì ông đã nói hay không.
Tuy nhiên theo một số nhà phân tích thì cam kết của Mỹ đối với các đồng minh châu Á, nền tảng cơ sở cho ổng định khu vực chắc sẽ không có gì thay đổi. Donald Trump đã thông báo sẽ tăng cường phương tiện cho hải quân Mỹ. "Chỉ riêng điều này cũng có thể trấn an tâm các đồng minh rằng Hoa Kỳ cam kết về lâu dài sẽ vẫn đóng vai trò người bảo lãnh trật tự tự do ở châu Á", theo nhà phân tích chính trị Alexander Gray, giảng viên Đại học California.
Nguồn: Tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét