VỤ ÁN MOBIFONE MUA AVG
Ngày 25/12/2015, MobiFone ký hợp đồng với cổ đông AVG nhận chuyển nhượng 95% cổ phần AVG với tổng giá trị khoảng 8.889 tỉ đồng. Trong vòng 22 ngày sau, MobiFone đã thanh toán khoản tiền gần 8.445 tỉ đồng cho AVG.
Cuối năm 2015, MobiFone công bố việc mua lại AVG nhưng giá trị của thương vụ này không được tiết lộ. Tháng 11/2016, lần đầu tiên MobiFone công bố giá trị thương vụ này là 8.889 tỷ đồng. Việc thanh tra toàn diện việc MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) đã bắt đầu từ tháng 9/2016.
A. TÓM TẮT VỤ ÁN MOBIFONE-AVG
Thương vụ xuất phát từ tháng 10/2014, khi AVG có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông (4T), lúc đó là BT Nguyễn Bắc Son, về việc AVG chuyển nhượng cổ phần cho NĐT nước ngoài để trở thành cổ đông chiến lược, giá mua bằng 7 lần giá vốn, tức vào khoảng 525 triệu USD, tương đương 75% cổ phần. AVG đã nhận cọc 10 triệu $. Nhưng khi TTCP vào cuộc thì cả AVG và Bộ 4T đã không cung cấp được bất cứ tài liệu, chứng cứ nào về việc AVG đàm phán và nhận khoản đặt cọc 10 triệu $ với NĐT nước ngoài. Như vậy việc này là không có thật.
Sau đó, Bộ 4T đã yêu cầu Bộ Công an xem xét hướng dẫn AVG chuyển nhượng cổ phần. Ngày 8/12/2014, Bộ Công an có văn bản gửi Bộ 4T hướng dẫn AVG không được phép chuyển nhượng cho nước ngoài mà chỉ nên bán cổ phần cho NĐT trong nước.
Ngày 1/12/2014, Bộ 4T ra Quyết định 1798, thành lập Tổng công ty viễn thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH MTV Thông tin di động, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh phát thanh truyền hình. Như vậy, ông Nguyễn Bắc Son đã ký quyết định bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh cho MobiFone sau khi xảy ra việc AVG chào bán cổ phần.
Ngày 27/1/2015, ông Lê Nam Trà, quyền Chủ tịch HĐQT MobiFone đã có văn bản trình Bộ 4T xin phê duyệt đầu tư dịch vụ truyền hình theo phương thức mua lại một hãng truyền hình kỹ thuật số. Và ngày 6/2/2015, Bộ TT-TT có Công văn số 408/BTTTT-QLDN thống nhất chủ trương theo đề xuất của MobiFone. Đến ngày 20/3/2015, MobiFone và AVG ký HĐ ghi nhớ việc mua bán cổ phần.
Sau đó, việc mua bán chuyển nhượng cổ phần có giá trị lên tới hàng ngàn tỉ đồng của nhà nước bị che kín bởi dấu tài liệu “mật”, toàn bộ quá trình đàm phán, đấu thầu, kể cả thẩm định giá. Đây là chiêu thức nhằm không ai biết, can thiệp vào việc người có chức vụ quyền hạn của MobiFone lấy tiền nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thông đồng với tư nhân.
Việc MobiFone dù biết tình hình kinh doanh của AVG rất xấu (âm 50%VĐL, thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng, các số liệu về dự án này thiếu cơ sở, kết quả thẩm định giá của các đơn vị thẩm định thiếu căn cứ,..) được báo cáo cho Bộ 4T, khi tiến hành thẩm định, lập và phê duyệt dự án, 4T tại văn bản số 5054/MOBIFONE ngày 14/9/2015, số 5441/MOBIFONE ngày 28/9/2015 và số 58/MOBIFONE ngày 25/9/2015 nhưng lãnh đạo Bộ 4T không chỉ gạt bỏ ý kiến phản biện của cấp dưới, báo cáo sai sự thật với Thủ tướng (NTD) về tình trạng bết bát của AVG.
Cả khi ông Nguyễn Bắc Son ký quyết định thành lập tổ thẩm định (gồm 6 người) dự án, lãnh đạo 4T đã không tôn trọng ý kiến của các thành viên trong tổ, thậm chí gạt bỏ ý kiến phản biện. Tổ này họp vào ngày 8/10/2015, nhưng cuộc họp không ghi biên bản. Đáng lưu ý, 5 thành viên của tổ có báo cáo gửi tổ trưởng là ông Phạm Đình Trọng - Vụ trưởng Vụ Quản lý DN. Trong đó, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có bản nhận xét nêu 2 ý kiến, trong đó nổi bật là nội dung phân tích để lựa chọn phương án mua cổ phần AVG thay vì đầu tư mới còn sơ sài, chưa đầy đủ thông tin cụ thể, cũng như chưa phân tích, so sánh ưu nhược điểm từng phương án.
Ngày 28.10.2015, ông Phạm Đình Trọng là tổ trưởng tổ thẩm định đã tham mưu để Bộ 4T ra Văn bản số 209/BTTTT-QLDN trình Thủ tướng xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư với dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone. Trong đó ghi rõ: “Dự án đầu tư ra ngoài DN của MobiFone có mức đầu tư 8.900 tỉ đồng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ” và kiến nghị Thủ tướng xem xét phê duyệt.Tuy nhiên, ông Nguyễn Bắc Son còn “bút phê” cho Thứ trưởng Trương Minh Tuấn (nay là bộ trưởng), lạm quyền ký luôn quyết định phê duyệt dự án thay cho Thủ tướng.
Ngoài ra, Phó cục trưởng Cục Báo chí ngày 15/10/2015 cũng có báo cáo nêu, dự án chưa có điều kiện đi sâu phân tích những lợi thế của AVG so với các DN nhà nước khác kinh doanh truyền hình. Đồng thời cảnh báo hiện có nhiều DN kinh doanh truyền hình đang thua lỗ và bị sụt giảm thị phần nghiêm trọng, dù tồn tại trên thị trường đã nhiều năm.
Tuy nhiên, tất cả ý kiến phản biện trên đã bị bỏ qua. Ngoài ra, Bộ 4T báo cáo nhiều nội dung của dự án không đúng, không đầy đủ, không khách quan với Chính phủ như: Việc đối tác nước ngoài mua AVG giá 700 triệu USD, đã đặt cọc 10 triệu USD; việc AVG sử dụng 4 băng tần có giá trị lớn và tạo ra lợi thế nhưng không được loại trừ ra khi định giá AVG...
Tháng 7/2017, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đặt vụ Mobifone- AVG vào nhóm các vụ cần "khẩn trương thanh tra". Nhưng tiến trình được đẩy tới bước ngoặt sau khi Ban Bí thư Đảng Cộng sản, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tuyên bố hôm 8/03" đây là một vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm".
Sáng hôm 13/3 Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo Ban Bí thư, Thường trực Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ về thông tin hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần giữa Tổng Công ty Viễn thông MobiFone thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông và Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).
Dư luận cũng đặt câu hỏi về vai trò của Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông, Trương Minh Tuấn, trong việc giám sát thương vụ này. Hồi tháng 11/2017, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã bị một đại biểu Quốc hội chất vấn về thương vụ Mobifone mua AVG. Trả lời đại biểu Lê Thanh Vân, ông Trương Minh Tuấn cho biết đến thời điểm đó, ông "chưa nhận được kết luận từ Thanh tra Chính phủ", dù công tác thanh tra đã tiến hành xong 15 tháng trước, theo báo Tuổi Trẻ.
Trước đó, vào tháng 6/2017, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty MobiFone Lê Nam Trà được chuyển về Bộ Thông tin - Truyền thông, còn Thứ trưởng Phạm Hồng Hải được cử sang tạm thời điều hành MobiFone. Sáng tháng 8, ông Hải trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Thắng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone. Đến tháng 12/2017, ông Cao Duy Hải, Tổng Giám đốc MobiFone đã được lãnh đạo Bộ Thông tin - Truyền thông "cho phép nghỉ ốm để chữa bệnh".
B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ:
1. MOBIFONE MUA AVG CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ (bao gồm luật quản ly, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp số 69/2014/QH13, Luật đầu tư năm 2014 số 67/2014/QH13, cùng ban hành ngày 26/11/2014, hiệu lực ngày 01/07/2015; và luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ban hành ngày 18/6/2014 hiệu lực ngày 01/01/2015):
Điều 9 (luật 69). Hành vi bị cấm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp không đúng thẩm quyền, phạm vi, trình tự, thủ tục.
2. Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vào hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Thực hiện không đúng quy định về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
5. Giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp thông tin, báo cáo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ, không kịp thời theo quy định của pháp luật.
7. Tiết lộ, sử dụng thông tin do doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước cung cấp không đúng quy định của pháp luật.
Điều 28 (luật 69). Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
1. Việc sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.
2. Hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
b) Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
d) Mua công trái, trái phiếu.
3. Các trường hợp không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;
b) Góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
4. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định các dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;
b) Trường hợp dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức quy định tại điểm a khoản này, dự án góp vốn liên doanh của doanh nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
Điều 5. Lĩnh vực đầu tư công
1. Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
2. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích.
4. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư.
Điều 16 (luật 49). Các hành vi bị cấm trong đầu tư công
1. Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không cân đối được nguồn vốn đầu tư.
2. Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.
5. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt hoặc chưa được bố trí vốn kế hoạch, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
7. Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
8. Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
9. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án.
10. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
11. Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
12. Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.
Điều 8 (luật 49). Tiêu chí phân loại dự án nhóm A
Trừ các dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, các dự án thuộc một trong các tiêu chí dưới đây là dự án nhóm A:
1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;
b) Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;
c) Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;
d) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;
đ) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
b) Công nghiệp điện;
c) Khai thác dầu khí;
d) Hóa chất, phân bón, xi măng;
đ) Chế tạo máy, luyện kim;
e) Khai thác, chế biến khoáng sản;
g) Xây dựng khu nhà ở;
3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Thủy lợi;
c) Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;
d) Kỹ thuật điện;
đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
e) Hóa dược;
g) Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
h) Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
i) Bưu chính, viễn thông;
4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
d) Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Y tế, văn hóa, giáo dục;
b) Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;
c) Kho tàng;
d) Du lịch, thể dục thể thao;
đ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.
Điều 9 (luật 49). Tiêu chí phân loại dự án nhóm B
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.
2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.
3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.
Điều 31 (luật 67). Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:
1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
c) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
d) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;
đ) Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;
e) Sản xuất thuốc lá điếu;
g) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;
h) Xây dựng và kinh doanh sân gôn;
2. Dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;
3. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;
4. Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
=> KẾT LUẬN: MẶC DÙ CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ, NHƯNG XÉT VỀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA CÁC LUẬT TRÊN THÌ KHÔNG ĐỦ CĂN CỨ KẾT LUẬN MOBIFONE VI PHẠM ĐƯỢC.