Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Thừa kế khi không có di chúc và thừa kế thế vị


Thừa kế khi không có di chúc và thừa kế thế vị


Khi người chết không để lại di chúc thì vấn đề phân chia tài sản thừa kế sẽ được quy định bởi pháp luật tại Bộ luật dân sự (thừa kế theo pháp luật). Thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:




Một vấn đề quan trọng cần phải xác minh trước khi áp dụng thừa kế theo pháp luật là những tài sản nào sẽ được phân chia. Nếu người chết có vợ, chồng và có tài sản chung của vợ chồng thì phải phân biệt những tài sản đó trong phân chia với tài sản riêng của người đã mất.


Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng hoặc từ chối quyền nhận di sản; chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Quy định của pháp luật về thứ tự hưởng thừa kế là như sau:




Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Một khái niệm nữa có liên quan là thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là khi bố mẹ và con qua đời cùng một lúc hoặc con chết trước và để lại di sản thì cháu (con của con) sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. 



Ví dụ:
Ông A và bà B có cô C là con gái
Cô C có đứa con trai tên D
Ông A, bà B và cô C qua đời cùng một lúc
D sẽ được hưởng phần thừa kế của cô C đối với tài sản của ông bà AB
Ngoài ra, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
-------------------------

Nguồn EzLaw

0 nhận xét:

Đăng nhận xét