Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

THẢM HỌA CÁ CHẾT - NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY

 THẢM HỌA CÁ CHẾT - NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY

Một số chính khách và phần lớn người dân đang lay xoay với các câu hỏi tại sao, điều này rất khó trả lời cho cả chính quyền và các nhà khoa học cũng như các doanh nghiệp có liên quan, nếu tiếp tục sự việc sẽ kéo dài, không có lối thoát và hệ lụy là người dân và cả nền kinh tế biển cũng như môi trường đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ấy là chưa xem xét về mặt an ninh chính trị quốc gia. Trước mắt đừng hỏi tại sao (cái này để các nhà khoa học trả lời)?; chính quyền phải tập trung vào câu hỏi làm thế nào để khắc phục hậu quả?




Mới đây, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có một số động thái đáng khích lệ, như việc phân tích và công bố các chỉ số về nước biển hằng ngày để người dân và khách du lịch được biết, vì đơn giản họ có quyền được biết mình đang ăn gì, tắm gì. Vì thế, là một công dân Việt Nam tôi đề mọi người đưa ra những sáng kiến góp ý cho chính quyền địa phương, cho chính phủ để vượt qua thảm họa này.


Về cá nhân, tôi có 10 kiến nghị sau đây:


1> Một là, các tỉnh và vùng lân cận bị ảnh hưởng đều phải phân tích và công bố các chỉ số nước biển hằng ngày. Tuy nhiên, kết quả này phải là sự kết hợp của Sở TN&MT với một tổ chức y tế quốc tế ( như WHO chẳng hạn);

2> Hai là, Cảnh sát biển tăng cường tuần tra, kiểm soát các tàu đánh bắt cá ở các khu vực này. Nghiêm cấm hoạt động trong khu vực này rồi mang sản phẩm san khu vực khác tiêu thụ;

3> Ba là, lực lượng cứu hộ biển kết hợp với dân quân tự vệ địa phương thường trực ngày đêm dọc bờ biển, ngăn cấm hành vi lượm nhặt cá chết của người dân;

4> Bốn là, tăng cường công tác vệ sinh môi trường biển, thường xuyên và liên tục thu gom hải sản chết dọc bò biển để tiêu hủy;

5> Năm là, Tăng cường kiểm soát các phương tiện vận tải đường bộ trong khu vực, đặc biệt là các xe đông lạnh; cần có chế tài nghiêm khắc cho cả thương lái và nhà xe đối với trường hợp này;


6> Sáu là, tăng cường kiểm soát việc mua bán muối và các cơ sở sản xuất nước mắm trên toàn quốc; yêu cầu nguồn gốc xuất sứ đầu vào rõ ràng; và phải ghi rõ trên nhãn hiệu về nguồn gốc xuất sứ và ngày tháng sản xuất để người tiêu dùng lựa chọn;

7> Bảy là, hãy để cho các nhà khoa học môi trường và y tế quốc tế được tham gia vào quá trình tìm kiếm nguyên nhân thảm họa này;

8> Tám là, có chính sách thu mua lại cá chết (hoặc trong khu vực nguy hiểm mà cá chưa chết) của các bà con ngư dân, lái cá; bán buôn, bán lẻ, nhà tàu, bạn tàu; hỗ trợ các nhà sản xuất nước mắm và các sản phẩm liên quan như cá khô,.. để tiêu hủy; (lấy nguồn huy động từ các doanh nghiệp kinh doanh nghỉ dưỡng và tổ chức môi trường quốc tế);

9> Chín là, có chính sách hỗ trợ các bà con ngư dân, lái cá; bán buôn, bán lẻ, nhà tàu, bạn tàu; hỗ trợ các nhà sản xuất nước mắm và các sản phẩm liên quan như cá khô,.. để vượt qua khó khăn và ổn đinh cuộc sống; (Lấy nguồn từ hỗ trợ phát triển kinh tế biển của chính phủ);


10> Mười là, tạm ngưng việc xả thải của nhà máy Formosa và các nhà máy lân cận để điều tra nguyên nhân.




 By Nguyễn Cao Hùng ( nguyên UV BCH Hội nghề cá Tp.Đà Nẵng, ƯCV  ĐBQH khoá XII)- công dân thành phố Đà Nẵng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét