Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

TẤT NIÊN, TÁO QUÂN, CÁ CHÉP & NGÀY 23 THÁNG CHẠP

TẤT NIÊN, TÁO QUÂN, CÁ CHÉP & NGÀY 23 THÁNG CHẠP


Tất niên
Cuối năm là thời điểm để những người làm các ngành nghề tưởng nhớ tổ nghề, người đã tạo điều kiện, ban ơn để họ có thể thực hiện nghề tốt. Sau là dịp để họ cảm ơn những người công nhân lao động đã làm việc cho mình. Nhiều cơ quan, xí nghiệp có thể tưởng thưởng họ trong ngày cúng tất niên.
Như vậy có thể thấy đây cũng là dịp để kết nối tổ nghề (quá khứ, truyền thống) với người đương thời (người làm nghề, công nhân) để đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của làng nghề.
Dần dần, nhiều gia đình phổ thông tổ chức tiệc tất niên là dịp để hàn gắn hoặc củng cố các mối quan hệ xã hội.


Câu chuyện Táo quân
Một số người dân thả cá chép, đốt vàng mã, thậm chí quăng luôn cả bàn thờ ngày đưa ông Táo về trời. Tại sao lại như vậy? Khi được hỏi vì sao phải ném cả bàn thờ xuống kênh, mọi người trả lời: "Vì tiễn ông Táo nên thả luôn, cho ông Táo về cùng nhà của ông. Không xài nữa thì thả".
Thế gian một vợ một chồng/ Không như vua bếp hai ông một bà là câu ca truyền miệng về sự tích Táo quân đã đi sâu vào đời sống văn hóa người Việt từ lâu. Liên quan tới những thắc mắc thường gặp về câu chuyện trong ngày 23 tháng Chạp. Sự tích Táo quân được truyền miệng trong dân gian nên có nhiều dị bản khác nhau. Tuy nhiên, phần dị bản nào cũng bám vào cốt truyện: 2 ông, 1 bà cùng chết cháy.
Một trong những dị bản được nhiều người biết đến là: Có hai vợ chồng nhà nọ thường xuyên cãi nhau vì không sinh được con. Một hôm, người chồng to tiếng quát tháo, người vợ giận quá bỏ đi biền biệt. Sau đó, người vợ sống chung với một người khác như vợ chồng. Lại nhắc về người chồng cũ, một thời gian sau khi vợ đi, thấy ăn năn nên đã đi lang thang tìm vợ. Khi thức ăn anh ta mang theo đã hết thì anh phải đi xin ăn, tình cờ ghé vào đúng nhà người vợ.
Hai vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Đúng lúc này, người chồng mới của chị vợ đi làm về. Người vợ nói chồng cũ trốn vào đống rơm. Người chồng mới vô tình đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng, người vợ thấy vậy nghĩ chồng cũ chết cháy do mình nên nhảy vào đống rơm để chết theo. Người chồng mới không hiểu chuyện gì nhưng vì thương vợ nên cũng nhảy theo vào ngọn lửa.
Ngọc Hoàng cảm động tình cảm của ba người nên cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bằng cách hóa phép cho họ thành ông đầu rau hay vua bếp,”ông Công ông Táo. Nam Bộ do có hiện tượng giao thoa văn hóa, người dân gọi chung là“cà ràng ông Táo”.
Từ đó, ba người có nhiệm vụ trông nom bếp núc và theo dõi phẩm hạnh của mỗi người, mọi việc xảy ra trong gia đình để ngày 2 tháng Chạp về trời báo cáo lại với Ngọc Hoàng. Rồi đến trưa ngày 30 tết, họ được đón trở lại trần gian và tiếp tục công việc của mình.
Người Việt xưa gắn phẩm chất chung thủy của ba người với chức năng giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

1. Tại sao ông Táo lại cưỡi cá chép?
Cá chép gắn liền với môi trường sông nước, phù hợp bối cảnh sống truyền thống của chúng ta là những vùng sông nước hoặc nghề làm lúa nước. Do vậy những loài vật sống dưới nước được ưu tiên hơn những loài vật sống trên cạn.
Cá chép theo truyền thuyết vượt vũ môn hóa rồng, rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng. Cá chép hóa rồng tức là có được thần lực đặc biệt, do vậy có thể trở thành vật cưỡi để ông táo cưỡi về trời. Cũng có quan niệm dân gian cho rằng cá chép vàng là loài cá tiên xưa sống trên Thiên đình, vì bị lỗi nên xuống trần gian, mỗi dịp 23 tháng Chạp chỉ được cưỡi ông Táo về trời. Dân gian muốn chuẩn bị những gì tốt đẹp nhất cho ông táo để ông táo về trời nói những lời hay ý đẹp với Ngọc Hoàng.
Khi cúng ông Táo, người ta đặt cá chép ở chậu trước chỗ bàn thờ ông Táo. Trong lúc cúng hoặc cúng xong, người ta mang cá ra ao hồ gần nhà để thả. Hiện nay, ở miền Bắc duy trì tục thả cá chép nhiều hơn, miền Nam thì thường đốt hình cá chép bằng giấy vàng mã.
Có một số người đang hiểu sai rằng tiễn ông Táo về trời là ném luôn bàn thờ ông Táo hoặc ném hết chân nhang. Thực ra, nếu đúng phong tục là cúng ông táo xong sẽ lau dọn lại lư hương, đắp tro cho đầy lư hương hơn, nhổ bớt những tàn của lư hương mang đi đốt và chỉ chừa lại cây. Sau đó, gia chủ sẽ ngừng thắp hương cho đến ngày 30 tết đón ông bà về ăn tết thì đón luôn ông Táo.

2. Vì sao lại là ngày 23 tháng Chạp?
Người xưa chọn ngày 23 để đưa ông Táo về trời vì thời điểm này là còn đủ một tuần để hoàn tất công việc đồng áng, tiến hành tảo mộ, trang hoàng nhà cửa, sắm sửa đồ đạc cho gia đình. Trong nghiên cứu thiên văn, ngày 23 tháng Chạp là ngày 3 hành tinh Mặt trời - Mặt trăng - Trái đất ở trên một quỹ đạo, dân gian cho rằng “cổng trời đã mở”, là lúc thuận lợi để ông Táo về trời.
Hơn nữa ngày 23 là con số lẻ đúng với truyền thống Việt Nam, còn nếu lấy số 2 = 5, là con số ngũ hành, chỉ trung tâm của vũ trụ nên có nghĩa đặc biệt. Một số dân tộc khác ở Đông Á cũng có tục đưa ông Táo về trời nhưng lại chọn ngày 24 tháng Chạp thay vì ngày 23. 




0 nhận xét:

Đăng nhận xét