Câu chúc cho năm mới: “THÂN DẬU (2017) NIÊN LAI KIẾN THÁI BÌNH”!
( Sấm Trạng Trình cách đây 500 năm)
Sấm Ký - Bạch Vân Thi Tập của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được viết vào năm Nhâm Tí, 1552. Dài 487 câu chia làm hai tập: Tập một có 280 câu mô tả lịch sử nước Việt Nam kể từ thời mới bắt đầu lập quốc là Lạc Long Quân trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn, .. và kết thúc bằng lúc nước Việt được tái lập và thái bình. Tập hai có 207 câu dự đoán về thời đại tương lai sắp tới của dân tộc Việt.
"Thân dậu niên lai kiến thái bình".
Nhìn lại lịch sử VN, năm 1944 (Giáp Thân)- 1945 (Ất Dậu) Việt Minh đã giành chính quyền, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mặc dù đã mở ra thời kỳ thái bình cho dân tộc Việt Nam nhưng chỉ ở phía Bắc. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa Mậu Thân 1968 (Kỷ Dậu-1969) để thống nhất đất nước đã thất bại, làm cho câu Sấm của Trạng Trình có gì đó chưa đúng với Cách mạng của cả dân tộc Việt chúng ta. Phải chăng nó chỉ phù hợp với năm nay (2017) của chúng ta. Ở đâu đó, có câu ca rằng: “Thân gà dạ khỉ đây chừ.
Thì ra ngọn lửa mới thâu dịu dần”
Đây là lời ca của Trạng Trình, ông cười và nói "Té ra năm khỉ (Bình Thân 2016), năm gà (Đinh Dậu 2017) đây mà. Cho nên chinh chiến sẽ được lãng quên dần dần. Điều này cho ta thấy thái bình đã thật sự trở về trên đất Việt.
Thực vậy, sau khi Tổng Thống Trump điện đàm với Thủ thướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 15/12/2016, chính phủ ta đã mở đầu năm mới với những chính sách chuyển biến rất tích cực, cụ thể như sau:
1/ Ngày 09/1/2017: Ấn độ chính thức chuyển giao Công nghệ tên lửa hiện đại cho VN và hỗ trợ đào tạo lái máy bay chiến đấu Su30 và tàu ngầm Kilo,..;
2/ Ngày 12-15/01/ 2017: TBT Nguyễn Phú Trọng thăm TQ và ký 15 văn kiện;
3/ Ngày 13/01/2017: PVN ký thỏa thuận hợp tác với Exxon mobil (Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Exxon-Mobil, ông Rex Tillerson là tân Ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền Trump);
4/ Ngày 16/1/2017: Thủ tướng Nhật Bản sang thăm VN và cam kết cung cấp thêm hơn 1 tỷ USD vốn vay ODA trong tài khóa 2016, 6 tàu tuần tra mới và ký 6 văn kiện hợp tác.
Tổng thống Reagan bắt tay Donald Trump tại Nhà Trắng năm 1987 |
Nhìn ra thế giới năm Thân Dậu, sự trái ngược hẳn tiên đoán rất bi quan của giới truyền thông "dòng chính", Lễ Tuyên Thệ Nhậm Chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/01/2017 đã diễn tiến tốt đẹp hơn mong muốn. Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh những điểm chính sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ này và luôn luôn chú trọng đặt Tổ Quốc Hoa Kỳ trên hết. Điều này làm mọi người liên tưởng đến Cố Tổng Thống Reagan trước đây đúng 36 năm cũng có quyết tâm đó muốn làm nuớc Mỹ vĩ đại trở lại sau khi quốc gia này bị đối xử khinh thường & chịu nhục nhã trên chính trường quốc tế.
Có rất nhiều quan điểm về vấn đề này và những người ủng hộ ông Trump có thể so sánh ông với một biểu tượng của đảng Cộng hòa gần đây. "Giống như Ronald Reagan, Donald Trump có sự trung thực / thẳng thắn để giải quyết những thách thức khi đối mặt với người dân Mỹ từ ngày đầu tiên nhậm chức", Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence trong tháng 9/2016 đã cho biết.
Còn nếu quan tâm đến những tuyên bố theo chủ nghĩa dân túy của ông Trump đối với tầng lớp cổ cồn trắng, có lẽ ông Trump sẽ có điểm tương đồng với Andrew Jackson. Tổng thống Jackson nổi tiếng với việc chuyển giao quyền lực chính trị từ tầng lớp tinh hoa sang giới cử tri bình thường hơn.
Điều cần chú ý ở đây là chu kỳ thời gian. Có thể thấy 44 đời Tổng thống Mỹ gần đây có thể được nhóm lại thành các mô hình chính trị lặp đi lặp lại. Lý thuyết về chu kỳ chính trị là đứa con tinh thần của nhà khoa học chính trị Stephen Sknowronek từ Đại học Yale. Trong một cuốn sách xuất bản vào năm 1993, ông đã chỉ ra năm tổng thống Mỹ "kiến tạo" (Không bao gồm George Washington – người đã xây dựng thời đại của riêng ông) - Thomas Jefferson, Jackson, Lincoln, Franklin Roosevelt, và Regan – người mở ra thời kỳ quản trị hoàn toàn mới.
"Suy nghĩ của Trump tương tự như Franklin Roosevelt (Teddy - TR) – điều giúp ông ấy có nhiều cơ hội trở thành một tổng thống đột phá, người phá tan những ý tưởng cũ về tổng thống và định hình lại quan điểm của chúng ta về quyền lực của tổng thống", giáo sư Adler nói trong một email.
Tổng thống Trump có thể trở thành người cuối cùng tiếp nối chính sách của Reagan trong khi sự “chưa rõ” trong chính sách của ông có thể mở đường cho sự hiện diện của phe Dân chủ trong nhiệm kỳ tới. Tuy nhiên, tính cách và bản sắc cá nhân không phải là yếu tố duy nhất định hình thành tựu của mỗi đời tổng thống. "Mối quan hệ của các tổng thống với chính đảng lãnh đạo cũng như sức mạnh của hệ tư tưởng và các lực lượng liên minh sẽ ảnh hưởng tới sự thành công và di sản của chính quyền," Giáo sư Azari nhận định.
Giống như Donald Trump, cựu Tổng thống Ronald Reagan từng chịu sự chỉ trích và phản đối kịch liệt khi tham gia tranh cử. Ông lên nắm quyền trong bối cảnh đất nước bị chia rẽ nặng nề và người Mỹ tin rằng ông sẽ là một tổng thống thất bại. Tuy nhiên, trái với mọi dự đoán, Reagan đã đi vào lịch sử như một trong những tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ. Nếu Trump thay đổi và biết khai thác thế mạnh của bản thân, "ông ta có thể khiến người Mỹ phải ngạc nhiên vì đã không bỏ phiếu cho mình".
Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ có một Tổng Thống dám lên tiếng chỉ trích thẳng giai cấp chính trị "thối nát" ở thủ đô trong quá khứ như sau: "Trong thời gian quá lâu, một nhóm nhỏ ở thủ đô của đất nước chúng ta đã thu về những lợi lộc từ chính quyền trong khi người dân phải trả giá. Washington nở rộ - nhưng người dân không được chia phần trong sự phồn vinh đó. Các chính trị gia trở nên giàu có - nhưng chúng ta đã mất nhiều việc làm, nhiều nhà máy bị đóng cửa. Giới quyền thế bảo vệ chính họ, chứ không phục vụ các công dân của đất nước chúng ta."
Không nói ra, ai cũng biết đó là thế lực tài phiệt Mỹ (đa số gốc Do Thái) đã mua chuộc một phần không nhỏ trong giai cấp cầm quyền chính trị (political establishment). Điển hình là trường hợp bà Clinton chỉ diễn thuyết có 3 lần mà được ngân hàng Goldman Sachs (100 % gốc Do Thái) trả đến trên nửa triệu đô la ($650.000), khiến chính Tổng thống Obama cũng phải lên tiếng "chọc quê" về cú hối lộ ngoạn mục này.
Theo trang tin Mỹ WND, một cố vấn cấp cao trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Theodore Roosevelt Malloch nhìn nhận ông Trump giống cựu Tổng thống Ronald Reagan, người thẳng thừng đối đầu với Liên Xô khi đương chức, thậm chí thắng cuộc Chiến tranh Lạnh vốn đã dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô. “Ông Trump có thể sẵn sàng chơi một ván cờ chính trị giống như Reagan năm 1982″, Malloch nói. “Năm đó, Reagan đã tính toán sự phụ thuộc vào dầu lửa của kinh tế Liên Xô chính là điểm yếu mà Mỹ có thể lợi dụng bằng cách khuyến khích Ảrập Xêút bơm dầu, nhằm tạo ra dư thừa dầu lửa trên toàn thế giới, khiến giá dầu lao dốc”. Nhưng ngày nay, Mỹ đã trở lại ngôi vị nước sản xuất dầu lửa hàng đầu. Với sản lượng ngày càng tăng, giá dầu trên các thị trường giảm mạnh và điều này cực kỳ bất lợi cho Nga.
Nhắc đến hai vị Tổng Thống này thì phải đề cập đến câu sấm nổi tiếng mà hầu hết VN chúng ta ai cũng biết, bởi vì đã đúng với Tổng thống Reagan (1911 - 2004) và rất có thể sẽ "không sai" với Tổng thống Trump trong thời gian tới:
Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình
(Năm con khỉ cho đến con gà nhìn thấy thái bình)
Tác giả câu sấm đó là "một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở" không những cho Việt Nam mà cho cả thế giới nữa. Đó chính là thiên tài Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585). Với 2 tác phẩm Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) và nhất là Bạch Vân quốc ngữ thi tập (chữ Nôm), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được ghi nhận là nhân vật sáng tác thơ Nôm nhiều nhất trong văn học sử VN. Người không thèm hưởng phú quý vinh hoa, để cả đời ưu tư phụng sự cho tiền đồ dân tộc Việt, biết nhìn xa trông rộng gián tiếp làm quân sư cho cả 3 dòng họ Mạc, Trịnh, Nguyễn được sinh tồn trong giai đoạn 1527 - 1677. Đất nước VN có dãy giang sơn gấm vóc rộng lớn hình chử S như ngày hôm nay phần lớn là nhờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bày mưu cho Chúa Nguyễn Hoàng trảy quân Nam tiến để lánh nạn qua lời khuyên:
Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân
(Một dãy núi Hoành Sơn, có thể dung thân đến muôn đời)
Xuất sắc nhất, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một Nhà Tiên Tri, biết trước 300 năm quốc hiệu sau này sẽ là Việt Nam trong 2 tác phẩm và để lại cho hậu thế tập Sấm ký (còn được gọi là "Sấm Trạng Trình")
Có lẽ dụng ý chính của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Sấm ký gieo niềm hy vọng vô bờ bến vào tiền đồ dân tộc Việt, để dù trãi qua bao nhiêu khó khăn tưởng chừng như mất nước vẫn vững niềm tin tranh đấu vào tương lai sáng lạn. Chẳng hạn qua câu sấm nêu trên "Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình".
Vào năm Canh Thân 1980, lúc đó Liên Xô đang mở rộng biên giới đế quốc trên phân nửa thế giới, còn Hoa Kỳ thua liên tiếp dưới thời Tổng Thống Carter (1977 - 1981) và lại bị Iran bắt con tin quyết không thả để làm nhục nước Mỹ. Ai có ưu tư về thời cuộc đều bi quan tận cùng.
Chỉ VN mình đọc câu thơ tiên đoán của Trạng Trình "Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình" để giữ niềm tin với nhau. Mà quả thực tưởng như phép nhiệm mầu, ông Reagan xuất hiện ra tranh cử Tổng Thống và bất ngờ thắng cử mặc dù trước đó hệ thống truyền thông báo chí "dòng chính" (đa số gốc Do Thái) tiên đoán TT đương nhiệm Carter chắc chắn thiếu điều 100 % sẽ đắc cử. TT Reagan lên nắm quyền vào năm con gà Tân Dậu 1981 và tiến hành kế hoạch "đánh" Liên Xô để cuối cùng Liên Xô phải sụp đỗ vào ngày 21.12.1991. Sự kiện vô cùng bất ngờ này quả đúng với câu sấm nêu trên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vì cả thế giới hưởng được cảnh thái bình không lo sợ cuộc chiến tranh nguyên tử làm tận thế giữa Liên Xô- Mỹ.
Chu kỳ 36 năm sau đó quay trở lại. Cũng năm con khỉ Bính Thân 2016 xuất hiện bất ngờ nhân vật Trump ra tranh cử mà ban đầu không ai tưởng tượng nỗi sẽ được chọn làm ứng cử viên TT của Đảng Cộng Hòa và cuối cùng vượt bao nhiêu trở ngại để thắng cử làm Tổng Thống nhậm chức bước vào năm con gà Đinh Dậu 2017.
II / 05 điểm giống nhau ly kỳ giữa Reagan & Trump
1) Cả hai cùng tuổi “Tuất” và đắc cử tổng thống năm 70 tuổi “Thân Dậu”:
Tổng thống Reagan sinh năm Canh Tuất (1911) đến năm Canh Thân (1980) đuợc đắc cử Tổng Thống và bắt đầu cầm quyền vào năm Thân Dậu (1981) lúc 70 tuổi. Còn Tổng thống Donald Trump thì sinh năm Bính Tuất (1947) đến năm Bính Thân (2016) đắc cử và nắm quyền vào năm Đinh Dậu (2017) cũng vào lúc 70 tuổi.
2) Cả hai đều không phải là dân làm chính trị chuyên nghiệp:
Reagan từng là tài tử điện ảnh, còn Trump là doanh nhân và họ chưa hề làm nghị sĩ trên chính trường Mỹ. Đặc biệt là cả hai đều từng là đảng viên Dân Chủ, rồi bất mãn với đường lối chính trị quá yếu kém nên đã bỏ gia nhập Đảng Cộng Hòa rồi tranh cử làm Tổng Thống.
3) Cả hai đều dùng khẩu hiệu khi tranh cử là: “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”:
Reagan với khẩu hiệu "Let's Make America Great Again", còn Trump với “Make America Great Again”. Vì vậy những nét chính về chủ trương kinh tế, ngoại giao và quốc phòng đều gần như giống hệt nhau. Điều này rất dể hiểu vì Reagan là thần tượng của ông Trump từ hồi còn trẻ và đã từng vinh hạnh được Tổng thống Reagan đích thân bắt tay tại Toà Bạch Ốc vào năm 1987.
4) Cả hai đều là kẻ "thù" bị giới truyền thông báo chí "dòng chính" được điều khiển bởi thế lực tài phiệt Mỹ (gốc Do thái) đánh phá toàn diện một cách bẩn thỉu:
Reagan & Trump đều bị chụp mũ là phát xít, bởi vì họ nêu cao tinh thần quốc gia dân tộc không chịu hèn yếu khuất phục trước hiểm họa ngoại lai. Đặc biệt nhất là cả hai đều bị họ tiên đoán trước ngày bầu cử là thảm bại trước ứng cử viên của đảng Dân Chủ, kết quả bầu cử cuối cùng đều ngược lại.
5) Cả hai đều nổi tiếng bộc trực, dám "nói thẳng" không "vòng vo" kiểu ngoại giao:
Ông Reagan đã gọi thẳng Liên Xô là Đế quốc ác độc, và năm 1987 đứng trước Bức Tường Berlin dám thách thức lãnh tụ Liên Xô hãy đến giật sập đi.
Trong khi đó, ông Trump đã "thẳng tay" gửi trên Twitter bức hình chụp ghép bà Clinton với đống tiền USD bên cạnh ngôi sao 6 cạnh David (biểu tượng của Do Thái) như sau: “Screen grab of Donald Trump's tweet of an image of Hillary Clinton with the words "Most Corrupt Candidate Ever" on a Star of David-like form. July 2, 2016” nhân cơ hội ông Sanders (gốc Do Thái) chỉ trích nói "vòng vo" bà Clinton là "quá thân cận" với giới tài phiệt Wall Street (99 % gốc Do Thái) trong vòng tranh cử nội bộ của Đảng Dân Chủ. Từ đó bà Clinton có "nhãn hiệu" là vua tham nhũng và tay sai cho thế lực tài phiệt gốc Do Thái, làm cho đa số dân Mỹ da trắng sùng đạo Thiên Chúa Giáo không bỏ phiếu cho bà này nữa.
Đối với Trung Quốc, ông Trump "nói thẳng" tuyên bố là bọn đã ăn cắp tầu ngầm không người lái, sang đoạt kỹ thuật sáng chế và ăn cướp công ăn việc làm của Mỹ. Có lẽ do tính bộc trực như vậy nên cử tri mới tin tưởng và ủng hộ hết lòng để cả hai được đắc cử rất bất ngờ.
III / Qua năm Đinh Dậu 2017, Tổng thống Trump bắt đầu hành động?
1) Xuyên qua " Kế hoạch 100 ngày đầu làm Tổng Thống" và bài diễn văn nhậm chức đã cho thấy Trump sẽ quyết tâm thực hiện ngay những điều đã đưa ra lúc tranh cử. Tổng thống Trump cho hay có kế hoạch thay thế chương trình bảo hiểm y tế Obamacare bằng một chương trình khác bảo đảm có “bảo hiểm cho tất cả mọi người”. Tương tự chính phủ Mexico biết rằng Mỹ sẽ trục xuất dân nhập cảnh "lậu" nên đã ráo riết thực hiện những biện pháp đón tiếp lại đồng hương bị đuổi về. Dĩ nhiên TT Trump sẽ ký sắc lệnh xây cất bức tường giữa biên giới hai nước để ngăn chận nhập cảnh lậu và buôn bán ma tuý.
2) Kế hoạch kêu gọi các đại công ty ngưng xây dựng nhà máy ở ngoại quốc và thay vào đó mang về làm tại Mỹ đã được đáp ứng vượt sức dự đoán. Nhất là các đại công ty ngoại quốc chịu bỏ tiền đầu tư hàng tỷ USD để tạo thêm công ăn việc làm tại Mỹ. Chuyện này cho thấy họ biết Trump quyết tâm làm thiệt chớ không phải chỉ lời hứa lúc tranh cử.
3) Ký sắc lệnh giảm thuế để gia tăng mãi lực và thực hiện xây dựng hạ tầng quốc gia tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho dân chúng. Chính vì vậy chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ - nhất là trong lãnh vực xây cất - cũng như đồng USD đã nhảy vọt từ khi Trump đắc cử cách nay trên 2 tháng.
4) Qua cuộc phỏng vấn với 2 tờ báo nổi tiếng tại Âu Châu (tờ Bild & tờ Times) vào ngày 15/01/2017, Trump đã gửi một thông điệp rõ ràng:
- Từ nay Hoa Kỳ không muốn bị đối xử không được công bằng như trong quá khứ trong mọi lãnh vực, từ liên minh quân sự (NATO) đến cán cân thương mại.
- Mỹ chỉ giao hảo tốt với nuớc nào mang lợi cho mình và sẽ không còn chuyện phải nai lưng một mình bỏ tiền quá nhiều cho việc phòng thủ Âu Châu.
5) Đặc biệt với Trung Quốc, Trump không coi là đồng minh thương mại (như mấy chục năm qua), mà nay coi là đối thủ nguy hiểm, bởi vì quốc gia này đối xử xem Hoa Kỳ là kẻ thù và luôn luôn muốn vượt qua mặt bằng những trò ma giáo như ăn cắp tài sản trí tuệ & công ăn việc làm của Mỹ. Để cân bằng cán cân thương mại với Trung Quốc - bị thâm hụt kỷ lục lên đến 365 tỷ USD trong năm qua - Trump đưa ra biện pháp "mua hàng Mỹ và mướn nhân công Mỹ". Trump không phải "sẽ đánh", mà thực sự đã bắt đầu "khởi sự đánh" Trung Quốc với hành động cụ thể sau:
- Vào ngày 13/01/2017 mới đây, công ty Mỹ ExxonMobil chính thức cùng VN ký giao kèo khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh tại Biển Đông. Tân ngoại trưởng Mỹ Tillerson - từng là Tổng Giám Đốc công ty này - chắc chắn sẽ tận tình "bảo vệ" công việc khai thác và sẽ là cơ hội cho Hạm Đội 7 thường xuyên "hành quân" tại Biển Đông với "chiêu bài" chống khủng bố phá hoại tài sản công ty Mỹ.
- Mỹ bố trí mới đây thêm một phi đoàn F-35B tại miền nam Nhật Bản không xa khu vực Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc. Chiến đấu cơ F-35B là máy bay với nhiều đặc tính: siêu thanh, tàng hình, ra-đa cực mạnh, trang bị hệ thống tác chiến điện tử mà cũng vừa là oanh tạc cơ có khả năng lên thẳng, hoạt động trong mọi thời tiết. Đây là lần đầu tiên F-35B hoạt động ngoài nước Mỹ. Tokyo ký hợp đồng mua 42 chiếc và dự kiến trang bị thêm 100 chiếc nữa trong thập niên tới. Để tăng cường cho liên minh quốc phòng Mỹ-Nhật, kể từ mùa thu 2017, Hoa Kỳ sẽ đưa đến Nhật Bản chiến hạm lớn nhất của Hải quân Mỹ, USS Wasp, và F-35B cơ hữu.
IV / Lời kết
Nếu quan sát & phân tích kỹ thái độ thay đổi của Trung Quốc đối với Trump trong vòng 2 tháng vừa qua thì sẽ thấy Bắc Kinh đang lo sợ tới mức nào.
Thực vậy, khi Trump điện thoại cùng bà Thái Anh Văn (Tổng thống Đài Loan) thì họ chê là dại dột chưa trưởng thành và còn ngạo mạn công khai chiếm đoạt tàu ngầm không người lái. Ông Trump phản ứng tức thời "nói toạc móng heo" là bọn ăn cắp cứ giử lấy đi. Biết là gặp kình địch nên họ vội vàng trả lại ngay. Nhận thấy hăm dọa xung đột bình thường thì chả tới đâu, Bắc Kinh đưa ra viễn ảnh chiến tranh nguyên tử. Nhưng vì đã có kinh nghiệm vụ Trung Quốc hăm đánh Nhật trong vụ xung đột quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chờ mãi mà chả dám làm. Gần đây nhất đột nhiên Trung Quốc "vuốt ve" Trump trở lại và "năn nỉ" hợp tác thương mại như trước đây. Tại sao vậy? Bởi vì:
- Một là, ngay trong "Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017 (WEF) " tại Thụy Sĩ, ông Tập Cận Bình phải thú nhận đang gặp khó khăn về kinh tế. Con số thống kê (thông thường luôn điều chỉnh cho đẹp đẽ để tuyên truyền) do Bắc Kinh đưa ra cho thấy lần đầu tiên trong 26 năm qua (1990- 2016) sản xuất và xuất nhập cảng bị "tụt dốc" thê thảm. Nếu có chiến tranh kinh tế với Mỹ thì Trung Quốc sẽ "chết ngay" vì không có thị trường khổng lồ để tiêu thụ, còn Mỹ xuất cảng qua Trung Quốc quá ít và chẳng cần nhập cảng từ Trung Hoa cũng chả sao vì còn biết bao nhiêu quốc gia khác muốn làm ăn "béo bở" với Mỹ.
- Hai là, nội bộ Trung Quốc rất rối ren qua chiến dịch "bài trừ tham nhũng" của Tập Cận Bình che đậy mưu đồ loại bỏ phe phái khác trong đảng CSTQ và khiến hàng triệu đảng viên bị thanh trừng. Bất mãn chất chứa quá nhiều và chỉ chờ dịp Tập Cận Bình thất bại thì sẽ bùng nổ ghê gớm. Đây là nhược điểm sinh tử khiến cho mọi chế độ độc tài bất ngờ sụp đổ. Do vậy, Tập Cận Bình cũng sẽ không dám gây chiến với Nhật, đừng nói chi với Mỹ có sức mạnh khủng khiếp về kinh tế lẫn quân sự.
Tóm lại là rất may cho VN chúng ta vì bà Clinton không đắc cử Tổng thống, bởi lẽ sẽ tiếp tục chánh sách Mỹ "giơ cao đánh khẻ" đứng trung lập để mặc cho Trung Quốc ra sức chiếm Biển Đông qua chiến thuật xây cất các hòn đảo nhân tạo biến thành căn cứ quân sự. Trung Quốc chiếm trọn được Biển Đông, từ đó uy hiếp quân sự lẫn kinh tế thì trước sau chúng ta cũng mất nước. Và điều này đôi khi lại làm đỡ cơn đau đầu triền miên của giới lãnh đạo VN khi phải thực hiện chính sách “đu dây” giữa hai nước lớn Trung- Mỹ trong những năm gần đây.
"Thân Dậu niên lai" kỳ này quả thực VN chúng ta "kiến thái bình". Không phải chỉ thấy "ánh sáng cuối đường hầm" mà thấy rất nhiều hy vọng trong tương lai cho dân tộc VN chúng ta. Lịch sử VN cho thấy: triều đại nào có sinh thì cũng phải có tử, nhưng nếu mất đất vào tay giặc phương Bắc thì vĩnh viễn mất luôn. Phải chăng Tết Đinh Dậu 2017 năm nay đánh dấu khúc quanh lịch sử sinh tồn cho dân tộc VN với sự xuất hiện Trump như là một khắc tinh có thể "diệt" được tham vọng xâm lược của ngoại bang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét