Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

BÀI HỌC TỪ CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC THÁNG 2/1979

 BÀI HỌC TỪ CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC THÁNG 2/1979
Cuộc xâm lược đẫm máu nhất mà Trung Quốc thực hiện thời hiện đại vào tháng 2/1979 đã củng cố “bài học” mà dân tộc Việt vốn đã thuộc lòng, đó là bài thơ của Lý Thường Kiệt năm xưa:
Lý Thường Kiệt nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng, một hoạn quan đời nhà Lý, có công to lớn trong việc đánh bại hoàn toàn quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Ông được cho là người đầu tiên viết ra tác phẩm khẳng định chủ quyền dân tộc (Nam Quốc Sơn Hà). Ông cũng là vị tướng nổi tiếng nằm trong số 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra khi các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế, truy quét quân Khmer Đỏ ở Campuchia. Tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới lúc này khoảng 50.000 quân, chủ yếu bộ đội địa phương, công an vũ trang và dân quân tự vệ. Đối đầu với đội quân đông gấp 12 lần được yểm trợ bởi hỏa lực mạnh, quân dân các dân tộc 6 tỉnh biên giới phía Bắc chủ động tổ chức chiến đấu ngay tại chỗ cầm chân quân Trung Quốc trong khi chờ quân chủ lực. Bộ Quốc phòng Việt Nam gấp rút điều động các sư đoàn bộ binh quân khu từ tuyến sau lên, quân chủ lực từ chiến trường Tây Nam trở về tham chiến.
Ngày 5/3/1979, khi Cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng công bố lệnh tổng động viên, Trung Quốc tuyên bố rút quân. Sau khi rút quân, giới lãnh đạo và truyền thông Trung Quốc rêu rao đã hoàn thành mục tiêu của cuộc xâm lược là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Tuyên bố của Bắc Kinh không phải là hoàn toàn sai sự thật bởi mục tiêu của họ là tàn phá đất nước Việt Nam, giết hại đồng bào và chiến sĩ chúng ta và họ đã đạt được điều đó trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Trường học, bệnh viện, cầu cống, trụ sở, làng mạc, thị xã và các công trình kinh tế, quân sự,… bị phá hủy gần như hoàn toàn. Hàng nghìn người dân vô tội bị tàn sát, man rợ nhất là hơn 400 người Việt Nam bị lính Trung Quốc giết hại tại pháo đài Đồng Đăng.
Điều mà Bắc Kinh không thể và không bao giờ có thể làm là bẻ gãy ý chí độc lập tự cường, quyết tâm bảo vệ tổ quốc của người Việt. Chính trị, ở đâu hay bao giờ cũng thế, dù được tô vẽ dưới mọi màu sắc vẫn thường bị nghi hoặc về bản chất,...Nói đến nước Mỹ, không ít người xem đó là hình mẫu của tự do, dân chủ song cũng không ít người - kể cả người Mỹ - cho rằng chính trường Mỹ là “vũ đài của sự dối trá,… là nơi khốc liệt và đầy thủ đoạn”. Nhà xã hội học nổi tiếng, giáo sư Zygmunt Bauman trả lời phỏng vấn do phóng viên tạp chí Polityka - Jacek Żakowski - thực hiện cho rằng: “Cuộc chiến với dối trá là bất khả chiến thắng. Dối trá tự bản chất là vĩnh cửu và có ở khắp nơi. Georges Duhamel đã rất thông thái khi nói rằng: “Giả dối là nguyên tắc, sự thật là ngoại lệ” ”. 
Cuộc chiến mà Trung Quốc tiến hành chống Việt Nam năm 1979 không phải là ngoại lệ của giả dối chính trị bởi nó được khoác chiêu bài “phản kích tự vệ” khi mà người Việt không hề xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc. Không khuyến khích thói giả dối song cần phải làm thế nào để người dân biết nhận diện giả dối, biết cảnh giác đề phòng những kẻ vốn có truyền thống lịch sử giả dối và cũng cần phải biết cách lấy giả dối đối phó với giả dối. Có quan điểm rằng chính khách, để đạt đến đẳng cấp lừa dối cả thế giới, trước tiên phải lừa dối chính những người bên cạnh mình. Giới chóp bu Bắc Kinh khi tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam đã lừa dối người dân Trung Quốc về sự cần thiết phải “dạy cho Việt Nam một bài học”. 
Rất nhiều người Trung Quốc ở vùng núi giáp Việt Nam, có người còn chưa đọc thông viết thạo đã trở thành dân binh tải lương thực, vũ khí phục vụ cuộc chiến bởi dưới cái loa tuyên truyền của Bắc Kinh, họ xem phục vụ cuộc chiến là “nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc”? Sẽ là ngây thơ nếu ai đó chủ tâm gieo vào quần chúng niềm tin về một chỗ dựa tinh thần nào đó trong khi mình bị lợi dụng như một quân cờ trên bàn cờ địa chính trị toàn cầu. Sẽ là nguy hiểm nếu truyền cảm hứng cho dân chúng bằng sự mất cảnh giác của chính mình bởi “giả dối là nguyên tắc, sự thật chỉ là ngoại lệ”.Trong màu sắc duy tâm, điểm đến cuối cùng trên con đường danh vọng của các chính khách hoặc là thiên đường, hoặc là địa ngục. Dù là trên thiên đường, sẽ có lúc họ phải nhìn xuống hạ giới để nói lời xin lỗi những người ngã xuống trong chiến tranh ở tuổi đôi mươi, kẻ ở địa ngục vẫn có lúc phải đội mồ đứng dậy để cầu xin tha thứ. 
Sự tàn bạo của cuộc chiến 1979 mà Trung Quốc tiến hành đâu chỉ tàn phá đất nước Việt Nam, giết hại bộ đội và dân thường Việt Nam? Đó còn là vết thương cho đến hôm nay vẫn rỉ máu trong tâm trí không ít cựu binh lính và những gia đình Trung Quốc có người thân mất mạng trong cuộc chiến. Còn người Việt, làm sao có thể quên đi nỗi đau mỗi khi nhắc, nhớ đến đồng đội và người thân đã ngã xuống hoặc bị sát hại trong cuộc chiến. 
Nếu cha ông ta không ghi lại lịch sử hào hùng của người Việt thời Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt, thời Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng, Lê Lợi ở Chi Lăng, Nguyễn Huệ ở Đống Đa … thì người Việt có được như hôm nay? 
Vậy tại sao chúng ta dường như vẫn ngại ngùng khi dạy cho con cháu về cuộc chiến đẫm máu chống xâm lược trên biên giới phía Bắc và phía Tây Nam những năm 70 thế kỷ trước? 
Không phải những người viết sách giáo khoa không có tư liệu, càng không phải đánh giá công bằng lịch sử sẽ làm mất đi tình hữu nghị giữa các dân tộc hay ảnh hưởng đến ý thức hệ.
Hiện tại còn nhiều tài liệu chưa được giải mật về cuộc chiến, song nên chăng đã đến lúc nhìn lại, đánh giá lại một cách nghiêm túc để làm sao tránh được chiến tranh? Bối cảnh chính trị quốc tế, khu vực thời điểm đó như thế nào? Có lẽ vì thiếu đánh giá một cách khoa học về cuộc chiến nên người ta sợ nhắc đến nó?
Người Mỹ dựng lại phim về trận chiến đẫm máu Trân Châu Cảng hay số phận tù binh Mỹ bị Nhật bắt trong thế chiến 2 (bộ phim Unbroken - Không khuất phục) nhưng không vì thế mà hai nước Nhật - Mỹ trở nên thù nghịch. 
Liên quan đến cuộc chiến chống xâm lược trên biên giới phía Bắc là cuộc chiến biên giới Tây Nam chống diệt chủng Polpot. Như các nhà nghiên cứu quốc tế đánh giá, một trong những lý do khiến Trung Quốc tấn công Việt Nam ở phía Bắc là để tìm cách kéo lực lượng tinh nhuệ của quân đội Việt Nam khỏi Campuchia lúc đó đang làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, tiêu diệt diệt chủng Polpot. Không ai khác, chính xương máu của đồng bào và quân đội Việt Nam đã góp phần tiêu diệt một chế độ tàn bạo hiếm có trong lịch sử nhân loại. Một chế độ mà những tên tội phạm đầu sỏ (Nuon Chea, Khieu Samphan, Ieng Sary và Ieng Thirith) đã bị Tòa án quốc tế truy tố về các tội ác chống lại loài người, diệt chủng và vi phạm nghiêm trọng các Công ước Geneva năm 1949.
Điều đáng sợ, đáng nói là những sự thật lịch sử bị bóp méo từ một phía sẽ dần chiếm lĩnh tâm trí nhân loại nếu chúng ta không làm gì hôm nay. Nếu chúng ta im lặng hôm nay, sẽ khiến ngày càng có nhiều người ngộ nhận, rằng Việt Nam xâm chiếm biên giới, biển đảo của Trung Quốc, xâm lược Campuchia,… như giọng lưỡi bộ máy tuyên truyền bên kia biên giới vẫn ra rả từ 1979 đến nay. Súng ống, bom đạn quân đội Trung Quốc bố trí ở Hoàng Sa, Trường Sa không thể nhằm đến Mỹ, Úc hay Nhật Bản nhưng khả năng bao phủ vùng trời, vùng biển của Việt Nam là một sự thật không thể phủ nhận. Dạy cho con cháu những trang sử hào hùng đẫm máu và nước mắt cha ông chính là cách để tạo động lực xây dựng một nước Việt Nam tự cường, đủ sức mạnh đương đầu với bất kỳ thế lực ngoại xâm nào. 
Một nước Việt Nam yếu về kinh tế và quân sự, nhân tâm phân tán lại chính là điều mà kẻ thù của dân tộc này hằng mong mỏi. Niềm tin không tự nhiên sinh ra, không từ trên trời rơi xuống, niềm tin của dân tộc này không thể bị đánh đổi bởi niềm tin của dân tộc khác, và trên tất cả lịch sử một dân tộc không thể bị che phủ bởi ý thức hệ hay ý muốn chủ quan của riêng bất cứ ai. Yêu chuộng hòa bình không có nghĩa là phủ nhận chiến tranh bởi chuẩn bị cho chiến tranh chính là cách để gìn giữ hòa bình. Nói về cuộc chiến, về lịch sử không phải để khoét thêm hận thù mà chỉ là để nhắc nhở những thế hệ tương lai, rằng đất nước này, dân tộc này “dẫu có phải đốt cả dãy Trường Sơn, cũng phải giữ cho được tự do, độc lập”.

A. Liệu có nổ ra chiến tranh ở Biển Đông?
Ngày nay, Biển Đông không chỉ là trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc. Biển Đông còn bảo vệ lối ra của Trung Quốc tới Ấn Độ Dương, tuyến đường vận chuyển năng lượng quan trọng của Trung Quốc. Với Trung Quốc, việc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa sẽ phá vỡ các giới hạn địa lý của Đông Nam Á trong việc triển khai sức mạnh trên Ấn Độ Dương thông qua Đông Nam Á, và một lần nữa dự án “Một vành đai, một con đường” lại thể hiện tầm quan trọng và tham vọng của Trung Quốc.
Phi công Trung Quốc luyện tập xuất kích từ tàu sân bay Liêu Ninh. Chiến hạm Trung Quốc khai hỏa bắn đạn thật trong cuộc tập trận trên biển. Không quan trọng là ai đang là chủ nhân của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc sẽ không ngừng các chiến dịch thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông, và tiếp tục các chuyến tuần tra của máy bay ném bom B-52 trên Biển Đông của hải quân Mỹ. Khi Bắc Kinh đáp trả bằng việc khoe máy bay ném bom có khả năng hạt nhân tầm xa H-6K trên bãi cạn Scarborough gần Philippine, không có gì ngạc nhiên khi Lầu Năm Góc ngay lập tức bật nút báo động đỏ. Vì ván cờ lớn trên Biển Đông có liên quan đến sức mạnh trên không và dưới nước của Trung Quốc, liệu trung Quốc có thể làm gì để đối mặt với các thách thức từ Lầu Năm Góc?
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Trung Quốc đã từng bước phát triển các chiến thuật chống tiếp cận A2/AD tinh vi, bao gồm cả chiến tranh không gian mạng, tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình, và đặc biệt là các tên lửa đạn đạo chống hạm DF- 21D, cơn ác mộng với các tàu sân bay trị giá hàng tỷ USD của Mỹ.
Một chương trình có tên Tầm nhìn Thái Bình Dương do Lầu Năm Góc tài trợ đã đưa ra khái niệm Tác chiến Không-biển. Nhưng dù cho khái niệm này có được xây dựng thì Trung Quốc cũng đã nằm lòng bí kíp triển khai các tên lửa đạn đạo tầm xa, mối đe dọa chết người đối với các căn cứ của Mỹ. Cốt lõi của khái niệm Tác chiến không –biển là “NIA/D3”: liên kết, hợp nhất các lực lượng tạo khả năng tấn công mạnh để bẻ gãy, phá hủy và đánh bại kẻ thù.” Đây là cách mà Lầu Năm Góc sẽ đối phó với chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc, có thể tấn công mọi trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Trung Quốc trong một loạt các cuộc “tấn công phẫu thuật”.
Theo AsiaTimes, điều kỳ diệu của nền kinh tế Trung Quốc luôn nằm ở hiệu suất sản xuất/xuất khẩu đáng kinh ngạc ở bờ biển phía đông. Tuy nhiên, Trung Quốc không có lối đi thẳng ra các vùng biển mở. Trung Quốc bị chặn bởi tất cả các hòn đảo xung quanh. Máy bay không người lái Globl Hawk tầm xa của Mỹ cũng thực hiện tuần tiễu thường xuyên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Ông Ngô Sĩ Tồn, Chủ tịch Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc trong nhiều năm qua luôn cho rằng tất cả các hành động của Trung Quốc đều để đảm bảo một lối thoát chiến lược ra các vùng biển mở. Ngược lại, Mỹ lại coi đó là nỗ lực để chiếm Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc. Thực tế, các hành động của Trung Quốc đều là vì bảo vệ sân sau trên biển, lối ra vào sống còn trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc.
Mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là phá vỡ niềm tin của Mỹ rằng Mỹ sở hữu hoàn toàn và không giới hạn việc tiếp cận 7 vùng biển, nền tảng các căn cứ của đế chế Mỹ. Trung Quốc hiện có thể bảo vệ được hòn đảo Hải Nam chiến lược ở phía nam. Căn cứ hải quân Du Lâm ở đảo Hải Nam là nơi đóng căn cứ hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc với các tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn 094, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới JL-3 của Trung Quốc với tầm bắn ước tính khoảng 12.000 km. Do đó Trung Quốc hiện nay không chỉ có khả năng bảo vệ mà còn có thể triển khai sức mạnh nhằm tiếp cận không bị hạn chế ra khu vực Tây Thái Bình Dương.


******************************************************
B. Hồi ức về chiến tranh bảo vệ Biên giới tháng 2 năm 1979
Rạng sáng 17/2/1979 Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam-đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1200 km.
Báo Quân đội nhân dân đăng "4 giờ 17 phút ngày 17/2/1979, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc giội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy…". Các tỉnh nằm trong vòng chiến sự gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh .
Hình ảnh thị xã Cao Bằng bị quân Trung Quốc bắn phá tan hoang do nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường ghi lại. Khi đó, ông là cán bộ phòng biên tập ảnh của Nhà xuất bản Văn hóa được tăng cường lên biên giới phía Bắc cuối năm 1978. Từ lúc chiến sự xảy ra đến đầu tháng 3/1979, ông theo chân công an vũ trang đi khắp chiến trường Cao Bằng, ghi lại những hình ảnh chân thực của cuộc chiến 38 năm trước bằng một chiếc máy ảnh và 20 cuộn phim.
Bất ngờ trước sự tấn công của quân Trung Quốc, người dân thị xã Cao Bằng ngược đường quốc lộ, băng rừng di tản về hướng Bắc Kạn, Thái Nguyên. Giữa dòng người tản cư có hai chị em cõng nhau chạy nạn. Hai đứa trẻ vừa đói, vừa mệt nhưng cũng không dám nghỉ ngơi. Nhiều năm qua, ông Trần Mạnh Thường vẫn hy vọng gặp lại hai chị em trong bức ảnh. Cô bộ đội bế bé gái theo mẹ đi tản cư tại chân cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng). Mẹ của bé trúng đạn quân Trung Quốc bị thương nặng, được bộ đội đưa về tuyến sau. "Tình hình khi ấy rất khẩn trương, ai cũng hoang mang vì không nghĩ Trung Quốc lại đưa quân tràn qua bắn phá", ông Thường kể.
Từ ngày 17/2/1979 đến 18/3/1979 khi Trung Quốc rút quân, nhiều bản làng dọc biên giới phía Bắc bị tàn phá nặng nề. Đạn pháo tầm xa phá hủy nhà cửa, trường học, bệnh viện, cầu cống, người dân bị giết hại. Cầu sông Bằng (Cao Bằng) bị quân Trung Quốc đánh sập. Nhà trẻ thị xã Cao Bằng chỉ còn là đống đổ nát. Trâu bò bị giết dọc đường quân Trung Quốc đi qua. Anh Nông Văn Ất ở xã Hưng Đạo (Cao Bằng) bật khóc khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về cái chết của vợ con. Chị Nguyễn Thị Hải, vợ anh đang mang bầu 6 tháng cùng bốn đứa con, lớn nhất 10 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi đều bị giết chết rồi ném xuống giếng. Chị Nông Thị Ty, người dân thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo còn sống sót sau trận càn quét của quân Trung Quốc trả lời nhà báo Tiệp Khắc. Tại thôn này, 43 dân thường gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai bị giết hại.
Xác xe tăng Trung Quốc bị bắn gục tại bản Sẩy (Hòa An, Cao Bằng). Bộ đội bám trụ từng hốc suối, bìa rừng, đánh bật quân Trung Quốc lùi dần về phía đường biên. Báo Quân đội nhân dân số Thứ Sáu, ngày 23/2/1979 đăng "Trong 5 ngày (từ 17 đến 21/2), quân dân các tỉnh biên giới diệt 12.000 địch, diệt và đánh thiệt hại nặng 14 tiểu đoàn, bắn cháy, phá hủy 140 xe tăng, xe thiết giáp, thu nhiều súng và đồ dùng quân sự". Súng chống tăng, đạn B41, súng trung liên, đại liên của quân Trung Quốc bị bộ đội Việt Nam thu được.
Để huy động sức người, sức của cho công cuộc cứu nước, ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh 29 - LCT ra lệnh tổng động viên trên cả nước. Hàng vạn thanh niên các tỉnh biên giới và toàn quốc nhanh chóng ghi danh nhập ngũ. Đất nước chuyển mình vào cuộc kháng chiến mới. Hàng hóa nhanh chóng được chi viện cho chiến trường phía Bắc. Các thiếu nữ dân tộc Tày chuyển lương thực cho bộ đội. Khi lệnh Tổng động viên được ban bố ngày 5/3, Trung Quốc tuyên bố rút quân vì đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh". Tuy nhiên, suốt 10 năm (1979-1989), chiến sự vẫn tiếp diễn ở biên giới phía Bắc, khốc liệt nhất là mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét