Bộ đề thi luật luật sư 2006, sửa đổi 2012
Câu 1: Theo quy định của Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), hoạt động nghề nghiệp của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư nhằm:
a. Góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân
b. Bảo vệ các quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội.
c. Xây dựng xã hội dân chủ, hiện đại, phát triển và giàu đẹp.
d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 2: Luật sư hành nghề theo nguyên tắc:
a. Chỉ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật khi bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng.
b. Sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của khách hàng.
c. Độc lập, trung thực và luôn tôn trọng sự thật khách quan khi bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng.
d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 3: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư là:
a. Đoàn luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
b. Liên đoàn luật sư Việt Nam.
c. a và b đều đúng.
d. a và b đều sai.
Câu 4: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung 2012), Luật sư có quyền: (Điều cấm)
a. Tiết lộ thông tin về vụ án mà mình đã thực hiện trong khi hành nghề khi thực hiện việc giảng dạy và được khách hàng đồng ý (đồng ý bằng văn bản mới được)
b. Nhận thêm những khoản tiền, lợi ích khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
c. Giúp khách hàng cung cấp những thông tin, tài liệu dù có thể là không có thật cho cơ quan Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng khi cần thiết.
d. Cả 3 ý trên đều sai
Câu 5: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung 2012) quy định Luật sư không có quyền:
a. Nhận bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
b. Tự mình thực hiện một số hành vi để trì hoãn, kéo dài thời gian giải quyết vụ án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi cần thiết.
c. Có thể dùng thủ thuật như sử dụng lời lẽ, hành vi xúc phạm hoặc kích động cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng.
d. a, b, c đều sai.
Câu 6: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định thời gian đào tạo nghề luật sư là:
a. 06 tháng
b. 9 tháng
c. 12 tháng
d. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 7: Luật Luật sư năm 2006 quy định thời gian đào tạo nghề luật sư là:
a. 06 tháng
b. 9 tháng
c. 12 tháng
d. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 8: Theo Luật Luật sư năm 2006, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài do ai quy định:
a. Thủ tướng Chính phủ
b. Bộ trưởng Bộ Tư pháp
c. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam
d. Giám đốc Học viện Tư pháp
Câu 9: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), cơ quan nào quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư:
a. Chính phủ
b. Bộ Tư pháp
c. Liên đoàn luật sư Việt Nam
d. Học viện Tư pháp
Câu 10: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), chương trình khung đào tạo nghề luật sư do ai quy định:
a. Thủ tướng Chính phủ
b. Bộ trưởng Bộ Tư pháp
c. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam
d. Giám đốc Học viện Tư pháp
Câu 11: Thời gian tập sự hành nghề luật sư được Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định là:
a. 12 tháng
b. 18 tháng
c. 24 tháng
d. 3 câu trên đều sai.
Câu 12: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định Luật sư muốn hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng tiêu chuẩn nào:
a. Có ít nhất hai năm kinh nghiệm hành nghề luật sư
b. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật theo quy định Luật Luật sư
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
Câu 13: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), tại cùng một thời điểm, một luật sư không được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người tập sự hành nghề luật sư:
a. 1 người
b. 2 người
c. 3 người
d. 4 người
Câu 14: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), người tập sự hành nghề luật sư được thực hiện các công việc sau:
a. Đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa;
b. Tư vấn pháp luật
c. Được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi được người đó đồng ý.
d. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 15: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do ai tổ chức:
a. Bộ Tư pháp
b. Liên đoàn luật sư Việt Nam
c. a và b đều sai
d. a và b đều đúng
Câu 16: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), trường hợp nào thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp không cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a. Không cư ngụ tại Việt Nam.
b. Cán bộ, công chức, viên chức đã bị buộc thôi việc được ba năm kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực. (!!!)
c. Đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 17: Trong trường hợp nào, người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a. Không còn cư ngụ tại Việt Nam.
b. Không gia nhập bất kỳ Đoàn Luật sư nào trong thời hạn một năm, kể từ ngày được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư
c. Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 18: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012), kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư nếu không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn:
a. 1 năm
b. 2 năm
c. 3 năm
d. 4 năm
Câu 19: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012), kể từ ngày gia nhập Đoàn Luật sư, người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư nếu không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn:
a. 1 năm
b. 2 năm
c. 3 năm
d. 4 năm
Câu 20: Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do đã bị kết án, dù đã được xóa án tích, thì không được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư nếu đã bị kết án về:
a. Tội phạm nghiêm trọng do cố ý.
b. Tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
c. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 21: Người có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư là:
a. Bộ trưởng Bộ Tư pháp
b. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam
c. Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
d. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 22: Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Thẻ luật sư là:
a. Bộ Tư pháp
b. Liên đoàn luật sư Việt Nam
c. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi luật sư đó là thành viên
d. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 23: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), người đã gia nhập Đoàn luật sư có quyền:
a. Làm việc theo hợp đồng lao động cho bất kỳ tổ chức hành nghề luật sư.
b. Tự mình nhận vụ việc, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng mà không cần phải thông qua Đoàn luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư
c. a và b đều đúng (Xem lại)
d. a và ba đều sai
Câu 24: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), thẻ luật sư có giá trị:
a. 10 năm
b. 15 năm
c. 20 năm
d. Không thời hạn
Câu 25: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), thẻ luật sư được đổi khi:
a. Hết thời hạn sử dụng ghi trên thẻ
b. Khi luật sư chuyển Đoàn luật sư
c. Khi bị mất, hỏng.
d. b và c đúng
Câu 26: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), kể từ ngày được cấp Thẻ luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có quyền xóa tên luật sư khỏi danh sách luật sư nếu luật sư không làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc không thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở trong thời hạn:
a. 2 năm
b. 3 năm
c. 4 năm
d. 5 năm
Câu 27: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), kể từ ngày được cấp Thẻ luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có quyền xóa tên luật sư khỏi danh sách luật sư nếu luật sư không hành nghề luật sư:
a. Trong thời hạn 3 năm liên tục
b. Trong thời hạn 5 năm liên tục
c. Trong thời hạn 10 năm liên tục
d. Cả 3 câu đều sai
Câu 28: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư có quyền:
a. Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
b. Chỉ hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
Câu 29: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư có nghĩa vụ:
a. Có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề.
b. Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
Câu 30: Theo Luật Luật sư đã được sửa đổi bổ sung, Luật sư được hành nghề dưới hình thức:
a. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư thông qua việc thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư
b. Hành nghề với tư cách cá nhân thông qua việc tự mình nhận vụ, việc, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động hành nghề và hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể.
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai (Xem lại)
Câu 31: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư được hành nghề dưới hình thức:
a. Luật sư hành nghề tự do với tư cách cá nhân theo loại hình hộ kinh doanh cá thể.
b. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
Câu 32: Khi nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng, Luật sư có quyền:
a. Nhận vụ, việc vượt khả năng của mình và thực hiện vụ việc ngoài phạm vi yêu cầu của khách hàng miễn sao là bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng
b. Chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác trong cùng 1 tổ chức hành nghề luật sư để làm thay.
c. Chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác làm thay trong trường hợp bất khả kháng.
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 33: Khi nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng, Luật sư có trách nhiệm:
a. Không được tiết lộ thông tin về vụ việc mà mình biết được trong khi hành nghề nhưng có thể sử dụng thông tin vụ việc vào việc công tác giảng dạy.
b. Luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên của mình không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
Câu 34: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), trong trường hợp người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, khi liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức, luật sư hướng dẫn có trách nhiệm xuất trình:
a. Giấy giới thiệu người tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư.
b. Giấy giới thiệu người tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư và Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư
c. Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng.
d. Giấy giới thiệu người tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng.
Câu 35: Đối với trường hợp tạm giữ trong vụ án hình sự, Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư trong thời hạn:
a. 3 ngày làm việc
b. 48 giờ
c. 24 giờ
d. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 36: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định Luật sư chỉ bị từ chối cấp Giấy chứng nhận người bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ chối luật sư.
b. Luật sư là người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
c. Luật sư đã tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 37: Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư được hiểu là:
a. Đưa ra ý kiến, hướng dẫn khách hàng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ.
b. Giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
c. a và b đều đúng.
d. a và b đều sai.
Câu 38: Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư được hiểu là:
a. Giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính.
b. Giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại.
c. Dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 39: Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a. Văn phòng luật sư
b. Công ty luật hợp danh, Công ty luật TNHH, Công ty luật cổ phần.
c. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, Công ty luật TNHH.
d. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, Công ty luật TNHH, Công ty luật cổ phần
Câu 40: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định muốn thành lập tổ chức hành nghề luật sư, luật sư phải có thời gian làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư ít nhất là:
a. Hai năm
b. Hai năm liên tục
c. Ba năms
d. Ba năm liên tục
Câu 41: Theo Luật Luật sư năm 2006, một luật sư được thành lập hoặc tham gia thành lập tối đa bao nhiêu tổ chức hành nghề luật sư:
a. 1
b. 2
c. 5
d. Không giới hạn
Câu 41: Thành viên của Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn là:
a. Luật sư
b. Luật sư và người tập sự hành nghề luật sư
c. Luật sư và thành viên góp vốn
d. Luật sư, người tập sự hành nghề luật sư, thành viên góp vốn
Câu 43: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư là:
a. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành nơi có tổ chức hành nghề luật sư
b. Sở Kế hoạch và đầu tư nơi có tổ chức hành nghề luật sư
c. Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề luật sư
d. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư
Câu 44: Kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên trong thời hạn:
a. 5 ngày làm việc
b. 7 ngày làm việc
c. 10 ngày làm việc
d. 15 ngày làm việc
Câu 45: Khi có sự thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, kể từ ngày quyết định thay đổi, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký với Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động trong thời hạn:
a. 5 ngày làm việc
b. 7 ngày làm việc
c. 10 ngày làm việc
d. 15 ngày làm việc
Câu 46: Kể từ ngày thay đổi hoặc kể từ ngày nhận được Giấy đăng ký hoạt động cấp lại, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư về việc thay đổi trong thời hạn:
a. 5 ngày làm việc
b. 7 ngày làm việc
c. 10 ngày làm việc
d. 15 ngày làm việc
Câu 47: Kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, trong thời hạn:
a. 10 ngày
b. 15 ngày
c. 20 ngày
d. 30 ngày
Câu 48: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), tổ chức hành nghề luật sư có quyền:
a. Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, thuê luật sư nước ngoài làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư, đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
b. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước.
c. a và b đều đúng.
d. a và b đều sai.
Câu 49: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm:
a. Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý, tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư.
b. Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư gây ra cho khách hàng, nếu luật sư đó là thành viên thành lập tổ chức hành nghề luật sư
c. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư là thành viên thành lập tổ chức hành nghề luật sư
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 50: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ:
a. Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn.
b. Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
c. Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức, hoạt động của tổ chức mình cho Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư nơi tổ chức mình đặt trụ sở.
d. Cả 3 câu đều đúng.
Câu 51: Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư được thành lập ở:
a. Trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.
b. Ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.
c. Trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.
Câu 52: Kể từ ngày Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư được cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh trong thời hạn:
a. 7 ngày làm việc
b. 15 ngày làm việc
c. 25 ngày làm việc
d. 30 ngày làm việc
Câu 53: Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư được thành lập ở:
a. Trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.
b. Ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.
c. Trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.
Câu 54: Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư có quyền
a. Thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý.
b. Tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng.
c. Tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng và cung cấp dịch vụ pháp cho khách hàng.
d. Tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng, cung cấp dịch vụ pháp cho khách hàng, quản lý luật sư và người tập sự hành nghề luật sư làm việc tại Văn phòng giao dịch.
Câu 55: Kể từ ngày thành lập Văn phòng giao dịch, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản về địa chỉ của văn phòng giao dịch cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động trong thời hạn:
a. 3 ngày làm việc
b. 5 ngày làm việc
c. 7 ngày làm việc
d. 10 ngày làm việc
Câu 56: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), việc hợp nhất, sáp nhập tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện như sau:
a. Hai hoặc nhiều Công ty luật, Văn phòng luật sư có thể hợp nhất thành một tổ chức hành nghề luật sư mới, bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức hành nghề luật sư hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các tổ chức hành nghề luật sư bị hợp nhất.
b. Một hoặc nhiều Công ty luật có thể sáp nhập vào một Công ty luật khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức hành nghề luật sư nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của Công ty luật, Văn phòng luật sư bị sáp nhập.
c. Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của pháp luật.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Đáp án: c (điều 45)
Câu 57: Tổ chức hành nghề luật sư có quyền tạm ngừng hoạt động nhưng thời gian tạm ngừng hoạt động không quá:
a. Một năm
b. Hai năm.
c. Ba năm
d. Bốn năm
Câu 58: Khi phát hiện tổ chức hành nghề luật sư không có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, cơ quan nào có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng hoạt động:
a. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.
b. Liên đoàn Luật sư Việt Nam
c. Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.
d. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.
Câu 59: Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong trường hợp:
a. Công ty luật tự chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.
b. Giám đốc Công ty luật bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.
c. Giám đốc Công ty luật chết
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 60: Chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong trường hợp:
a. Theo quyết định của tổ chức hành nghề luật sư đã thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch.
b. Tổ chức hành nghề luật sư đã thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch chấm dứt hoạt động.
c. Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 61: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là:
a. Tự mình nhận vụ, việc, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động hành nghề và hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể.
b. Làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư. (Xem lại)
c. Chỉ được đăng ký một địa điểm giao dịch và không có con dấu.
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 62: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có trách nhiệm:
a. Chỉ được đăng ký một địa điểm giao dịch và không có con dấu.
b. Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.
c. Không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 63: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải đăng ký hành nghề luật sư tại:
a. Liên đoàn Luật sư Việt Nam
b. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành
c. Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.
d. Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.
Câu 64: Kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên trong thời hạn:
a. 5 ngày làm việc
b. 7 ngày làm việc
c. 10 ngày làm việc
d. 15 ngày làm việc
Câu 65: Khi sử dụng dịch vụ pháp lý, khách hàng phải trả thù lao cho luật sư, dựa trên căn cứ:
a. Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý.
b. Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý.
c. Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
d. Cả 3 câu đều đúng.
Câu 66: Theo Luật Luật sư năm 2006, thù lao của luật sư được tính theo phương thức sau:
a. Giờ làm việc của luật sư.
b. Mức thù lao trọn gói.
c. Theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án.
d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 67: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Đoàn luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, được thành lập khi có ít nhất:
a. 3 người có Chứng chỉ hành nghề luật sư.
b. 5 người có Chứng chỉ hành nghề luật sư.
c. 7 người có Chứng chỉ hành nghề luật sư.
d. 10 người có Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Câu 68: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), thành viên của Đoàn luật sư là:
a. Luật sư.
b. Luật sư, người tập sự hành nghề luật sư.
c. Luật sư, người tập sự hành nghề luật sư, nhân viên văn phòng.
Câu 69: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Đoàn luật sư có nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Thực hiện rà soát, đánh giá hàng năm chất lượng đội ngũ luật sư.
b. Cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giám sát người tập sự hành nghề luật sư; lập danh sách những người đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
c. Áp dụng biện pháp kỷ luật thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. (Xem lại)
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 70: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Đoàn luật sư có nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng quản trị, điều hành tổ chức hành nghề luật sư.
b. Giám sát việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.
c. Hòa giải tranh chấp giữa người tập sự hành nghề luật sư, luật sư với tổ chức hành nghề luật sư; giữa khách hàng với tổ chức hành nghề luật sư và luật sư.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 71: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Luật sư là
a. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư
b. Ban Chủ nhiệm
c. Chủ nhiệm
d. Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật
Câu 72: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. (Bộ tư pháp cấp và thu hồi) (Xem lại)
b. Tổ chức đào tạo nghề luật sư.
c. Phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng chương trình và hướng dẫn các Đoàn luật sư thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 73: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Tổ chức kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư.
b. Tổ chức bình chọn, vinh danh luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có uy tín, có nhiều cống hiến trong hoạt động nghề nghiệp.
c. Quy định việc miễn, giảm thù lao, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thù lao, chi phí của luật sư.
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 74: Người tập sự hành nghề luật sư phải đóng phí tập sự hành nghề luật sư theo khung phí do cơ quan nào quy định?
a. Đoàn Luật sư nơi người tập sự hành nghề luật sư gia nhập
b. Liên đoàn Luật sư Việt Nam
c. Bộ Tư pháp
d. Tự thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư nơi tập sự.
Câu 75: Khi gia nhập Đoàn Luật sư, Luật sư phải đóng phí gia nhập theo khung phí gia nhập Đoàn Luật sư do cơ quan nào ban hành?
a. Đoàn Luật sư nơi Luật sư gia nhập
b. Liên đoàn Luật sư Việt Nam
c. Bộ Tư pháp
d. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 76: Cơ quan nào có thẩm quyền sửa đổi khung phí gia nhập Đoàn Luật sư?
a. Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư
b. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
c. Liên đoàn Luật sư Việt Nam
d. Bộ Tư pháp
Câu 77: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là:
a. Hội đồng luật sư toàn quốc
b. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc
c. Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam
d. Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Câu 78: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam dưới hình thức:
a. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
b. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài.
c. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 79: Chi nhánh, Công ty Luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được hành nghề trong phạm vi sau:
a. Cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.
b. Cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.
c. a và b đều đúng.
d. a và b đều sai. (Xem lại)
Câu 80: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm quy định của Luật Luật sư, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, luật sư vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a. Khiển trách hoặc cảnh cáo.
b. Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng.
c. Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
d. a, b,c đều đúng
Câu 81: Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật luật sư vi phạm là:
a. Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
b. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
c. Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật của Đoàn Luật sư
d. a, b, c đều sai
Câu 82: Cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, quyết định kỷ luật luật sư vi phạm là:
a. Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
b. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
c. Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật của Đoàn Luật sư
d. Tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó là thành viên.
Câu 83: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Luật sư đối với quyết định kỷ luật Luật sư của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư là
a. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
b. Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật của Đoàn Luật sư
c. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam
d. Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam
Câu 84: Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam đối với hình thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, Luật sư có thể:
a. Khởi kiện tại Tòa án;
b. Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
c. Phải thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam và không được quyền tiếp tục khiếu nại
d. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 85: Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam đối với hình thức kỷ luật tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng hoặc xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư, Luật sư có quyền:
a. Khởi kiện tại Tòa án;
b. Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
c. Phải thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam và không được quyền tiếp tục khiếu nại
d. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 86: Trong trường hợp phát sinh tranh chấp giữa khách hàng và luật sư liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư, cơ quan có trách nhiệm hòa giải là:
a. Tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó làm việc;
b. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi luật sư đó là thành viên
c. Chỉ có Tòa án mới có quyền hòa giải
d. Cả 3 câu đều sai.
Câu 87: Thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam là:
a. Các Đoàn luật sư.
b. Các luật sư Việt Nam.
c. Các Đoàn luật sư và các luật sư Việt Nam.
d. Các Đoàn luật sư, các luật sư Việt Nam, thành viên danh dự là cá nhân không phải là luật sư.
Câu 88: Với tư cách là thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam, luật sư có quyền:
a. Đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động hành nghề.
b. Tự ứng cử tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc, các cơ quan của Liên đoàn luật sư.
c. Đề xuất ý kiến về việc củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động của Liên đoàn luật sư Việt Nam
d. a, b, c đều đúng
Câu 89: Với tư cách là thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam, luật sư có nghĩa vụ:
a. Đoàn kết, hợp tác với các luật sư khác để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn luật sư Việt Nam
b. Giữ gìn uy tín của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
c. Nộp phí thành viên đầy đủ và đúng kỳ hạn.
d. a, b, c đều đúng
Câu 90: Người có chứng chỉ hành nghề luật sư có thể bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư từ chối việc gia nhập Đoàn Luật sư trong trường hợp:
a. Không còn cư ngụ tại Việt Nam
b. Đã bị kết án về 1 tội phạm do vô ý dù đã được xóa án tích (k4 điều 17 chưa xóa án tích)
c. Đã bị thi hành kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định thi hành kỷ luật có hiệu lực.
d. a, b, c đều đúng
Câu 91: Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có quyền từ chối việc Luật sư rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư trong trường hợp:
a. Đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư
b. Đang trong quá trình giải quyết tranh chấp với khách hàng
c. Trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo có hiệu lực
d. a, b, c đều đúng (Xem lại)
Câu 92: Theo Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Kiểm tra,giám sát hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tại địa phương
b. Hoà giải tranh chấp có liên quan đến hành nghề giữa khách hàng với luật sư; giữa khách hàng với tổ chức hành nghề luật sư.
c. Tổ chức kiểm tra việc tập sự hành nghề luật sư
d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 93: Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm của Đoàn luật sư bị Đại hội Đoàn Luật sư bãi nhiệm trong trường hợp:
a. Không còn sự tín nhiệm của ít nhất ba phần tư số thành viên của Đoàn luật sư.
b. Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
c. Bị kết án và bản án đã có hiệu lực.
d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 94: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn luật sư Việt Nam là:
a. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam
b. Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam
c. Hội đồng luật sư toàn quốc
d. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc
Câu 95: Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư do cơ quan nào ban hành:
a. Bộ Tư pháp
b. Hội đồng luật sư toàn quốc
c. Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam
d. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc
Câu 96: Theo Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có số lượng ủy viên tối đa là:
a. 19
b. 21
c. 25
d. 29
Câu 97: Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam do cơ quan nào bầu
a. Bộ Tư pháp
b. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc
c. Hội đồng luật sư toàn quốc
d. Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam
Câu 98: Tổng thư ký Liên đoàn luật sư Việt Nam do cơ quan nào bầu
a. Bộ Tư pháp
b. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc
c. Hội đồng luật sư toàn quốc
d. Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam
Câu 99: Theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, người phát ngôn chính thức của Liên đoàn luật sư Việt Nam là:
a. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam
b. Một Phó Chủ tịch Liên đoàn do Chủ tịch Liên đoàn chỉ định
c. Tổng Thư ký Liên đoàn
d. Chánh Văn phòng Liên đoàn
Câu 100: Trong trường hợp nào, luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khoải danh sách luật sư của Đoàn Luật sư
a. Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
b. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư mà trong thời hạn mộtt năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, lại có hành vi vi phạm đến mức có thể bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên.
c. Sáu tháng liên tục không đóng phí thành viên Liên đoàn luật sư, phí thành viên Đoàn luật sư mà không có lý do chính đáng. (Xem lại Điều 40 của Điều lệ Liên Đoàn LS, xóa tên nếu 18 tháng ko đóng phí với đkiện 12 tháng ko đóng phí đã có thông báo công khai trong phạm vi Đoàn LS)
d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 101: Khi giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư, Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có quyền:
a. Quyết định hình thức kỷ luật khác nhẹ hơn so với hình thức kỷ luật do Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đã quyết định.
b. Quyết định hình thức kỷ luật khác nặng hơn so với hình thức kỷ luật do Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đã quyết định.
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
Câu 102: Trong trường hợp phát hiện việc xem xét và quyết định kỷ luật luật sư của Đoàn luật sư vi phạm quy định của Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Điều lệ Đoàn luật sư hoặc không đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công bằng thì Ban Thường vụ Liên đoàn có quyền:
a. Đình chỉ thi hành quyết định kỷ luật của Ban Chủ nhiệm và tuyên bố luật sư không vi phạm.
b. Đình chỉ thi hành quyết định kỷ luật của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư và yêu cầu Hội đồng khen thưởng - kỷ luật, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư tiến hành các thủ tục xem xét lại việc kỷ luật đối với luật sư đó
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai (Xem lại, đâu có "Đình chỉ", Hủy hoặc Sửa QĐ thôi theo Điều 41 Điều lệ LĐLS)
Câu 103: Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và tổ chức hành nghề luật sư thỏa thuận, được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất quy ra giờ không được vượt quá:
a. 100.000 đồng/ 1 giờ làm việc
b. 120.000 đồng/ 1 giờ làm việc
c. 150.000 đồng/ 1 giờ làm việc
d. 200.000 đồng/ 1 giờ làm việc
Xem lại, theo Điều 18 của NĐ123/2013/NĐ-CP thì thù lao của LS khi tham gia tố tụng vụ án HS thì không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. Theo Điều 3 NĐ66/2013/NĐ-CP thì mức lương cơ sở là 1.150.000đ/tháng. Như vậy thù lao của LS là 345.000đ/giờ
Câu 104: Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư nhưng không được đăng ký tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp:
a. Không còn cư ngụ tại Việt Nam
b. Đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý.
c. Cán bộ, công chức đã bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn bốn năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực (điểm g, khoản 4, điều 17 LLS là ba năm)
d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 105: Người tập sự hành nghề luật sư có thể tập sự hành nghề luật sư tại:
a. Văn phòng luật sư, Công ty Luật.
b. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật.
c. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh, văn phòng giao dịch của văn phòng luật sư, công ty luật;
d. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
Câu 106: Trong trường hợp thay đổi nơi tập sự hành nghề luật sư, thời gian tập sự tại mỗi tổ chức hành nghề luật sư ít nhất là:
a. 03 tháng
b. 04 tháng
c. 05 tháng
d. 06 tháng
Câu 107: Người tập sự hành nghề luật sư tập sự tại một tổ chức hành nghề luật sư có thời gian tập sự từ một tháng đến dưới sáu tháng thì chỉ được tính thời gian này vào tổng thời gian tập sự trong trường hợp:
a. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự tạm ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của Luật Luật sư.
b. Người tập sự thay đổi nơi cư trú.
c. Luật sư hướng dẫn chết hoặc vì lý do sức khoẻ hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư.
d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 108: Người tập sự có thể tạm ngừng việc tập sự hành nghề luật sư nhưng thời gian tạm ngừng việc tập sự hành nghề luật sư không quá:
a. 02 tháng
b. 03 tháng
c. 04 tháng
d. 05 tháng
Câu 109: Người tập sự chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp:
a. Không còn thường trú tại Việt Nam.
b. Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính.
c. Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư.
d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 110: Trong trường hợp người tập sự chấm dứt tập sự hành nghề luật sư vì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư, người tập sự được đăng ký lại việc tập sự hành nghề luật sư sau thời hạn:
a. 1 năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật
b. 2 năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật
c. 3 năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật
d. 4 năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật
Câu 111: Người tập sự được Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gia hạn tập sự hành nghề luật sư theo đề nghị của tổ chức hành nghề luật sư nhưng số lần gia hạn tối đa là:
a. 01 lần
b. 02 lần
c. 03 lần
d. Không giới hạn số lần gia hạn
(Xem lại, theo TT21 thì có 2 lần, mỗi lần từ 6-12 tháng, theo TT19 thì ko có nhắc đến gia hạn hạn tập sự)
Câu 112: Khi nhận hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm:
a. Phân công luật sư hướng dẫn người tập sự.
b. Lập sổ theo dõi quá trình tập sự của người tập sự tại tổ chức mình
c. Báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư nơi có trụ sở, Liên đoàn Luật sư Việt Nam về việc tập sự hành nghề luật sư của người tập sự tại tổ chức mình định kỳ hàng năm. (Xem lại, theo Điều 16 TT19 không có báo cáo cho LĐLSVN)
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 113: Người tập sự hành nghề luật sư vi phạm Quy chế tập sự hành nghề luật sư có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật:
a. Khiển trách
b. Tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ sáu tháng đến mười hai tháng;
c. Xoá tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư.
d. Cả 3 câu đều đúng