Theo một thống kê mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Epinion (Đan Mạch), Việt Nam hiện có khoảng gần 30 triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook. Thống kê này còn cho thấy Việt nam có tốc độ phát triển mạng xã hội Facebook vào loại nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển “nóng” này người sử dụng Facebook đang phải đối với mặt với nguy cơ trở thành nạn nhân của rất nhiều chiêu trò lừa đảo. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo nhưng các dạng tin nhắn lừa đảo qua Facebook, zalo, mạng viễn thông,. không hề giảm đi mà còn phát triển với chiều hướng rộng hơn và ngày càng tinh vi hơn. Do đó, người dân nên cẩn thận tránh sập bẫy, mất tiền oan.
Lừa nhắn tin "bạn trúng thưởng"
Thời gian gần đây, nhiều người liên tiếp nhận được các tin nhắn mời chào, dẫn dụ truy cập vào các trang web để nạp thẻ điện thoại, “nhận khuyến mãi 100%” nhân dịp “kỷ niệm 50 năm thành lập Viettel, MobiFone và VinaPhone”, áp dụng cho thẻ cào mệnh giá từ 50.000 – 500.000 đồng.
Một số khách hàng dùng mạng MobiFone, Viettel, VinaPhone, cũng như người sử dụng Facebook phản ánh rằng liên tục nhận được tin nhắn với nội dung: “Chương trình tri ân khách hàng, kỉ niệm 50 năm thành lập 3 mạng Viettel – Mobi – Vina, khuyến mãi 100% nạp tiền điện thoại Viettel – MobiFone – VinaPhone”. Để nhận được khuyến mãi, tin nhắn “dụ dỗ” truy cập vào website nhamangkhuyenmai.com để nhập số điện thoại cần nạp, mã thẻ.
Chị P. Anh- một khách hàng của Viettel cho biết, chị cũng nhận được tin nhắn với nội dung tương tự như trên nhưng chỉ khác về địa chỉ website là “nhamangkhuyenmai.com”. Nhiều người khác trong vài ngày gần đây cũng nhận được các tin nhắn nội dung gần giống, chỉ khác về địa chỉ truy cập để nạp thẻ.
Cụ thể, ngoài nhandoithenap.com, nhamangkhuyenmai.com, còn có các địa chỉ khác như: WWW.naptienvip.com. Rồi hướng dẫn nhập số điện thoại cần nạp tiền, nhập số seri,nhập mã thẻ, bấm nạp tiền, hệ thống sẽ báo thành công. Thậm chí tin nhắn còn "lưu ý": Chỉ áp dụng cho các thẻ cào có mệnh giá từ 50-->500k trở lên.
Được biết, thực chất các nội dung như trên đang bùng phát qua tin nhắn điện thoại và mạng xã hội Facebook chỉ là hình thức lừa đảo. Người dùng khi nạp thẻ ngay lập tức sẽ bị mất toàn bộ số tiền thay vì được nhận “khuyến mãi 100%” như nội dung dẫn dụ.
Sau khi có sự phản ánh của khách hàng, đại diện một số nhà mạng và chuyên gia an ninh mạng cho biết, đây không phải là hình thức lừa đảo mới, tuy nhiên địa chỉ website liên tục thay đổi để lừa đảo người dùng “nhẹ dạ cả tin” nạp thẻ.
Trước những phản ánh trên, một vị lãnh đạo hãng MobiFone khẳng định, các tin nhắn trong điện thoại và tin nhắn tren facebook như vậy là hoàn toàn giả mạo, không phải là thông báo từ MobiFone.
Cũng theo vị này, trong suốt thời gian qua, hình thức lừa đảo tin nhắn trên mạng xã hội Facebook đã bùng phát, gây thiệt hại cho thuê bao MobiFone và các nhà mạng khác. Trước thực tế này, người dùng không nên tin vào các tin nhắn không phải là thông báo từ nhà mạng. Phía MobiFone sẽ cho rà soát lại hình thức lừa đảo này để sớm cảnh báo tới người dùng di động.
Đại diện Viettel cũng cho biết, tình trạng kẻ gian lợi dụng sự cả tin của khách hàng để thực hiện các hành vi lừa đảo qua điện thoại có xu hướng tăng lên. Chiêu thức của đối tượng lừa đảo là mạo danh các nhà mạng (trong đó có Viettel) để nhắn tin hoặc gọi điện cho khách hàng thông báo trúng thưởng với giá trị lớn, sau đó yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, nạp tiền, chuyển tiền vào tài khoản đã được chỉ định, hoặc giả danh bạn bè, người thân nhờ nạp thẻ cào, quảng cáo về chương trình khuyến mãi nội bộ như đã nêu ở trên. Viettel khuyến cáo người dùng cần gọi điện đến tổng đài của Viettel để xác thực thông tin về các chương trình trúng thưởng, khuyến mãi.
Lừa trúng thưởng xe Liberty trên Zalo
Rất nhiều thuê bao điện thoại nhận được tin nhắn trúng thưởng từ các ứng dụng di động nhắn tin miễn phí trên smartphone và nhiều người dùng đã bị lừa mất tiền. Những nạn nhân bị lừa này chủ yếu dùng ứng dụng Zalo và các dịch vụ khác (các trò chơi) của Công ty VNG.
Các trang web lừa đảo nhận thưởng
Một số người dùng ứng dụng Zalo do Công ty VNG cung cấp đang bị khủng bố tin nhắn lừa đảo nhiều nhất. Nội dung kiểu như: “Hệ thống Zalo: Chào bạn! Thay mặt cho bên Zalo, chúc mừng bạn đã nhận phần quà đặc biệt “Sự kiện” Tuần Lộc Vàng gồm: 1 xe Liberty với 30 triệu đồng và mã dự thưởng: [02584]. Bạn cần LH hỗ trợ viên01656990863 hoặc vào web http://eventvang.com/để cập nhật thông tin”. Nhiều người dùng ứng dụng Viber, Wala cũng nhận được tin nhắn từ các số lạ: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn lọt vào tốp ba tài khoản nhận được quà may mắn trong sự kiện tháng. Click vào link xyz sau để biết thêm chi tiết”...
Một số người dùng ứng dụng Zalo do Công ty VNG cung cấp đang bị khủng bố tin nhắn lừa đảo nhiều nhất. Nội dung kiểu như: “Hệ thống Zalo: Chào bạn! Thay mặt cho bên Zalo, chúc mừng bạn đã nhận phần quà đặc biệt “Sự kiện” Tuần Lộc Vàng gồm: 1 xe Liberty với 30 triệu đồng và mã dự thưởng: [02584]. Bạn cần LH hỗ trợ viên01656990863 hoặc vào web http://eventvang.com/để cập nhật thông tin”. Nhiều người dùng ứng dụng Viber, Wala cũng nhận được tin nhắn từ các số lạ: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn lọt vào tốp ba tài khoản nhận được quà may mắn trong sự kiện tháng. Click vào link xyz sau để biết thêm chi tiết”...
Điểm chung của các tin nhắn trên đều hướng dẫn người dùng truy cập vào một địa chỉ web và thực hiện các bước “đóng phí nhận thưởng” bằng thẻ cào điện thoại di động hoặc thẻ nạp tiền chơi game của VNG, FPT, VTC. Điển hình là trường hợp của bạn H.N bị lừa gần 4,5 triệu đồng bởi tổ chức giả mạo nhân viên Công ty VNG. H.N kể: "Sau khi truy cập vào trang web theo yêu cầu thì có nội dung chúc mừng và yêu cầu nạp thẻ để tiếp tục. Ban đầu họ bảo nạp thẻ mệnh giá 100.000 đồng (tất cả các mạng và thẻ game).
Sau khi nạp thẻ thì có một số điện thoại gọi đến xưng là nhân viên VNG xác nhận, rồi bảo tôi liên lạc với nhân viên này qua địa chỉ yahoo và được tư vấn thanh toán vận chuyển với số tiền 850.000 đồng. Tiếp theo là bảo liên hệ với người khác nữa và đóng thêm phí hỗ trợ là 5.000.000 đồng. Tôi nói không thể lo nổi thì người đó tắt máy bảo họp hội đồng để hỗ trợ.
Sau đó anh ta gọi lại bảo đã họp xong và quyết định hỗ trợ 30%, nghĩa là tôi cần thanh toán thêm 3.500.000 đồng (hình thức nạp thẻ không sử dụng tiền mặt). Sau khi thanh toán xong, anh ta gọi lại bảo để hoàn thành phần giải thưởng... cần chuyển tiếp 7.000.000 đồng tiền thẻ nữa. Lúc này tôi mới biết mình bị lừa”.
Sau đó anh ta gọi lại bảo đã họp xong và quyết định hỗ trợ 30%, nghĩa là tôi cần thanh toán thêm 3.500.000 đồng (hình thức nạp thẻ không sử dụng tiền mặt). Sau khi thanh toán xong, anh ta gọi lại bảo để hoàn thành phần giải thưởng... cần chuyển tiếp 7.000.000 đồng tiền thẻ nữa. Lúc này tôi mới biết mình bị lừa”.
Một chuyên gia công ty bảo mật mạng truyền đạt kinh nghiệm: Nhiều người biết rằng đó là một chiêu trò lừa đảo, nhưng vì tò mò vẫn muốn thử. Vì thế mà dính bẫy lừa đảo, vừa bực dọc và người vừa mất tiền oan. Dó đó, để mình không rơi vào cái bẫy lừa đảo đó chúng ta phải bảo mật thông tin trên facebook để không cho phép bất kỳ ai đăng lên tường của mình cũng như tag tên mình vào, thứ hai nếu chúng ta có nhận được tin nhắn và đường link trong điện thoại, hãy gọi điện đến nhà mạng mình dùng để xác minh những tin nhắn đó có đúng được gửi từ nhà mạng đến không.
Tiếp theo, không nên tò mò click vào đường link nhận được, bởi khi ta click vào nó sẽ ra một trang khác và trang đó là trang có mã độc. Rất có thể bạn sẽ bị mất tải khoản và bị hack. Do đó, đừng vì tò mò mà sập bẫy mất tiền oan.
Trúng thưởng hay lừa đảo?
Theo phản ánh của chị Mai Loan ở Hà Nội, vào chiều ngày 11-3 vừa qua, chị đã nhận được tin nhắn qua mạng xã hội Facebook về việc mình đã “may mắn” trúng những giải thưởng rất có giá trị gồm: 1 chiếc xe máy Liberty 3 V i.e 125cc do công ty Facebook tài trợ; 1 phiếu quà tặng trị giá 70 triệu đồng và 1 phiếu mua hàng trị giá 5 triệu đồng… Vẫn nghĩ mình may mắn nhận được những món quà lớn vào đầu xuân mới, chị Loan tiếp tục làm theo hướng dẫn truy cập vào trang hosogiaithuongfb.com.
Hoàn tất xong hồ sơ, chị Loan hứng khởi tiếp tục làm theo hướng dẫn của trang web này. Nhưng khi đến phần mục để hoàn thành hồ sơ trúng thưởng, khách hàng phải đóng phí là 1,5 triệu đồng thì chị Loan mới ngỡ ngàng. Chị Loan chia sẻ: Đầu tiên sau khi nhận được tin nhắn đó, tôi rất vui vì nghĩ mình thật may mắn khi đã có những giải thưởng lớn. Nhưng sau khi hoàn thành hồ sơ trên website đó, họ yêu cầu tôi phải đóng phí hồ sơ bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng thẻ điện thoại trong vòng 60 phút. Tôi mới cảm thấy nghi ngờ. Bởi tôi nghĩ nếu chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng của mạng xã hội lớn trên thế giới thì sẽ phải được quảng cáo rầm rộ, chứ không “im hơi lặng tiếng” như thế này. Hơn nữa, nếu tôi có trúng thưởng thì công ty tổ chức giải thưởng là người cầm đằng chuôi mà, sao phải bắt tôi nộp tiền một cách gấp gáp như vậy. Nghĩ như vậy tôi cũng bừng tỉnh và không tiếp tục làm theo chỉ dẫn của website đó nữa.
Chị Mai Loan cũng nhận định thêm rằng: Rất may là tôi kịp nghi ngờ nên đã không chuyển tiền cho công ty này. Và các giấy chứng nhận tôi đọc được trên website cũng rất mù mịt. Vì thực chất chỉ có các cơ quan chức năng mới kiểm tra, thẩm định được rằng thông tin trên website này có là sự thật hay không mà thôi. Còn chúng tôi là những người dân thường nếu cả tin thì rất dễ bị “sập bẫy” lừa trên mạng xã hội.
Chúng tôi cũng đã truy cập vào website hosogiaithuongfb.com thì nhận thấy đây là trang web được làm khá tinh vi. Trang web này được thiết kế để trông giống trang đăng nhập truyền thống của Facebook bao gồm các mục để điền tên, địa chỉ email, mật khẩu Facebook.
Khi đã truy cập vào website này đưa lên tất cả những giấy tờ, hình ảnh một cách rất “minh bạch” như giấy chứng nhận của Bộ Công thương, Bộ Thông tin Truyền thông… Tuy nhiên, nếu tinh ý thì có thể phát hiện ra những giấy tờ này đều đã được chỉnh sửa bằng phần mềm Photoshop. Ngoài ra, cơ quan chủ quản của trang web này cũng được công khai là Công ty Cổ phần Kỹ thuật số Truyền thông Tương tác (InterMedia) có trụ sở tại số 6 Trần Cao Vân, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.
Chúng tôi liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 093 527 7xxx của một người tên Minh được giới thiệu trên website. Đầu dây bên kia trả lời một cách bình tĩnh và rất có bài bản. “Chúc mừng anh đã nhận được giải thưởng của công ty chúng tôi và mạng xã hội Facebook. Giải thưởng bằng hiện vật, tiền mặt, và thẻ mua hàng sẽ được gửi trực tiếp tới địa chỉ nơi anh đang sinh sống. Dạ xin lỗi anh đã đăng ký hồ sơ đầy đủ trên website chưa?”. Khi tôi cũng trả lời là có thì được Minh tiếp tục tư vấn: “Anh phải thanh toán phí hồ sơ nhận thưởng, phí vận chuyển giải thưởng 1,5 triệu đồng cho công ty chúng tôi bằng cách nạp thẻ điện thoại của các nhà mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel… Hoặc gửi vào tài khoản của công ty đã được ghi rõ trên website”. Đến lúc này tôi cũng hỏi thêm về việc tôi đóng phí mà không nhận được giải thưởng thì sẽ thế nào và điều gì chứng thực rằng công ty này là đối tác của mạng xã hội Facebook. Người tự xưng là Minh không trả lời trực tiếp mà chỉ “chốt” lại rằng: “Mọi thông tin của chúng tôi đều đã được ghi rõ trên website anh vừa truy cập. Anh có thể tìm hiểu thêm ở đó. Khi nào anh nộp phí hồ sơ giải thưởng thì hãy liên lạc lại cho bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi”. Không kịp để tôi hỏi thêm, đầu dây bên kia đã… dập máy.
Đủ các chiêu trò
Trao đổi với chúng tôi Thiếu úy Từ Văn Tấn - Cán bộ Đội Thương Mại điện tử, Phòng Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội cho biết, đây rất có thể là một chiêu trò của các đối tượng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua trang mạng xã hội Facebook. Mục đích của các đối tượng này là nhằm đánh vào lòng tham của người sử dụng Facebook. Rất có thể các đối tượng này đã lập ra website giả mạo, sau đó gửi tin nhắn rác đến các tài khoản facebook của người sử dụng để thông báo họ đã trúng những giải thưởng có giá trị lớn rồi dụ dỗ người dùng facebook điền thông tin thẻ cào vào website, sau đó chiếm đoạt tài sản. Theo Thiếu úy Từ Văn Tấn, đây không phải là một hình thức lừa đảo mới, tuy nhiên đối tượng lại rất khôn khéo trong việc đưa ra giá trị giải thưởng cao nhằm vào lòng tham của người sử dụng Facebook.
Hiện nay mạng xã hội Facebook đang trở thành một trào lưu được rất nhiều người tham gia sử dụng, chính vì vậy mạng xã hội này cũng trở thành môi trường thuận lợi để các đối tượng lừa đảo tung ra các chiêu trò nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các thành viên. Theo anh Phan Anh Tuấn - Chuyên gia công nghệ thông tin của công ty Acatel. Một trong những trò lừa đảo nguy hiểm trên Facebook được cư dân mạng và các chuyên gia công nghệ cảnh báo là thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội Facebook.
Với thủ đoạn này, kẻ lừa đảo có thể đưa lên hình ảnh kèm đường dẫn các clip khiêu dâm hay hình ảnh của các vụ tai nạn khiến cho người sử dụng facebook tò mò. Tuy nhiên, những đường dẫn này đều có chứa mã độc. Người dùng khi nhấn vào các đường dẫn này thì có thể bị đánh cắp tài khoản Facebook, email… Ngoài ra, mã độc khi nhiễm vào thiết bị của người dùng có thể tự đánh dấu thêm 20 người trong danh sách bạn bè trên Facebook của và sẽ có thêm nhiều người bị dính mã độc. Anh Tuấn cho biết, một thủ đoạn lừa đảo khác khá phổ biến trên Facebook là sự xuất hiện của các ứng dụng “vẽ ảnh nghệ thuật”, “vẽ chibi vui nhộn trên Facebook” hay “top người quan tâm đến bạn nhất”, “10 năm nữa bạn sẽ ra sao?”… Các ứng dụng dạng này thường đánh vào tâm lý tò mò của người dùng. Khi người dùng click vào các ứng dụng đó, nó sẽ chuyển hướng đến một trang đăng nhập Facebook giả mạo.
Ngoài việc bị nhiễm mã độc, một trong những nguy cơ lừa đảo khác mà người dùng mạng xã hội Facebook thường gặp phải là việc bị lợi dụng lòng tin để moi tiền. Rất nhiền những Fanpage hoặc những trang Facebook cá nhân của những người nổi tiếng đã gặp phải trường hợp này. Vụ việc gần đây đã bị cộng đồng mạng lên án là một ví dụ. Trường hợp người mẫu Duy Nhân bị ung thư máu. Chỉ không lâu sau khi cộng đồng mạng kêu gọi sự giúp đỡ chàng người mẫu này thì gần như ngay lập tức đã xuất hiện không ít trường hợp lập Facebook giả mạo tên tuổi của Duy Nhân kêu gọi mọi người trợ giúp về tiền bạc để chữa bệnh. Chỉ có điều số tiền ủng hộ lại gửi về một tài khoản khác chứ không phải của Duy Nhân.
Trước đó không lâu là trường hợp của ca sĩ Wanbi Tuấn Anh. Sau khi chàng ca sĩ này qua đời vì bệnh hiểm nghèo, một số đối tượng đã lập ra trang Facebook giả mạo và sáng tác ra câu chuyện Wanbi Tuấn Anh còn nợ bạn bè, người thân và ngân hàng số tiền 6 tỷ đồng. Những kẻ trục lợi trên tên tuổi của Wanbi Tuấn Anh còn còn ghi cụ thể số tài khoản ngân hàng để cho fan của chàng ca sĩ quá cố gửi tiền ủng hộ. Mới đây nhất, lợi dụng việc nhà quản lý trang mạng xã hội này khóa tài khoản của những người không công khai danh tính thật, một số kẻ lừa đảo đã tự nhân bản thân có thể xử lý những sự cố có liên quan tới việc khắc phục tài khoản Facebook với giá cả có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, khi nạn nhân chuyển tiền thì những kẻ lừa đảo này lại biến mất.
Làm cách gì để không bị lừa đảo?
Tội phạm lừa đảo qua mạng internet nói chung và qua mạng xã hội Facebook nói riêng từ lâu đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt là trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều website giả mạo các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông thông báo chương trình khuyến mại nạp thẻ với tỷ lệ thưởng gấp hàng chục lần giá trị thẻ nạp. Cũng bằng chiêu thức này các đối tượng còn sử dụng mạng xã hội Facebook để câu kéo, dụ dỗ người dùng nạp thẻ điện thoại để chiếm đoạt tài sản. Đầu tháng 2 vừa qua, Đội Thương mại điện tử, Phòng Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự đã triệt phá chuyên án, làm rõ hành vi phạm tội của 5 đối tượng giả danh đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng trăm triệu đồng. Hình thức lừa đảo này được cộng đồng người sử dụng Facebook biết đến khá rõ với tên gọi “cháu của ông chú Viettel”. Các đối tượng này đã giả mạo nhân viên tổng đài gửi tin nhắn trên Facebook với nội dung thông báo có chương trình khuyến mãi gấp 10 lần giá trị thẻ nạp nếu người dùng làm theo hướng dẫn. Khi chủ thuê bao gửi mã số thẻ cào theo câu lệnh có sẵn, tiền sẽ chuyển vào tài khoản điện thoại của các đối tượng. Không chỉ lừa đảo chiếm đoạt tiền, các đối tượng còn chiếm đoạt hơn 1.000 tài khoản facebook của người sử dụng để bán kiếm lời.
Để tránh việc bị các đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội Facebook, Thiếu úy Từ Văn Tấn khuyến cáo Người dùng Facebook tuyệt đối không nên nhấn vào những liên kết lạ có nội dung “chào mời” liên tục trên Facebook. Đặc biệt không nên đăng nhập Facebook ở những thiết bị không phải là của mình hoặc ở những cửa hàng Internet công cộng. Không nên tin và làm theo bất kỳ thông tin về khuyến mãi nào được chia sẻ trên các diễn đàn hoặc Facebook. Nếu người sử dụng Facebook nhận được tin nhắn thông báo chúc mừng trúng thưởng hay khuyến mại thì phải chủ động gọi hỏi tổng đài trực tiếp của nhà mạng đó để biết chính xác nội dung khuyến mại, trúng thưởng có phải lừa đảo không. Đặc biệt khi phát hiện có dấu hiệu bị lừa đảo cần trình báo ngay với cơ quan công an để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguồn: Anninhthudo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét