Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

WhatsApp, Line, Kakao Talk và WeChat kiếm tiền cách nào?

WhatsApp, Line, Kakao Talk và WeChat kiếm tiền cách nào?

Liên tiếp trong thời gian gần đây, các thương vụ mua bán ứng dụng tin nhắn “gây sốt” các phương tiện thông tin truyền thông bằng các mức giá chuyển nhượng cao ngất. Chúng kiếm tiền cách nào mà trở nên đắt đỏ như vậy?

Facebook muốn dập tắt cơn bão OTT bằng việc mua Whatsapp?

Trong khi WhatsApp cho đến gần đây vẫn giữ dịch vụ tin nhắn của mình đơn giản và không gắn quảng cáo thì các đối thủ như Line, Kakao Talk và WeChat đã và đang đua nhau tìm cách kiếm tiền thông qua các dịch vụ gia tăng như trò chơi đồ họa và các tài khoản chính thức cho giới kinh doanh. Với mỗi ứng dụng này, một thách thức lớn là làm sao đảm bảo được rằng, các nỗ tạo doanh thu đó sẽ không lấy đi sự hấp dẫn của chúng, như các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội.

LINE
Line, một ứng dụng tin nhắn phổ biến ở Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan, hiện có 3 nguồn tạo doanh thu chính, bao gồm: các trò chơi miễn phí - kiếm tiền từ hoạt động mua sắm các món đồ ảo hay các dịch vụ khác bên trong trò chơi của người dùng/chơi; các nhãn hình (stickers) mà người sử dụng mua và gửi khi nhắn tin; và các tài khoản chính thức cho doanh nghiệp và giới nổi tiếng, những khách hàng trả phí để được gửi một gói tin nhắn quảng cáo. Tháng trước, Line cho biết, doanh thu trong quý IV/2013 của Công ty đã tăng hơn 5 lần, lên 12,2 tỷ yên (120 triệu USD), từ mức 2,2 tỷ yên một năm trước đó.
Theo Line, các tin nhắn quảng cáo được gửi từ các tài khoản chính thức khác với các quảng cáo truyền thống ở chỗ, người sử dụng chỉ nhận được chúng nếu họ chọn trở thành người đóng góp cho các tài khoản đó.
Một nữ phát ngôn viên của Line nói rằng, ứng dụng này đang khuyên các doanh nghiệp và giới nổi tiếng nên tránh gửi tin nhắn một cách quá thường xuyên và chỉ nên gửi tin nhắn ngắn. Nếu người sử dụng nghĩ rằng họ đang nhận được quá nhiều tin nhắn từ một tài khoản nhất định, họ có thể chặn tài khoản đó. Ở khía cạnh kinh doanh thì các tài khoản chính thức vận hành giống như các mẩu quảng cáo. Tại Nhật Bản, phí trả hàng tháng cho các tài khoản chính thức sẽ tăng lên nếu các doanh nghiệp và giới nổi tiếng sử dụng chúng để nhận thêm tiền đóng góp hay gửi thêm tin nhắn.
“Thay vì chỉ dựa trên một phương thức kinh doanh, chúng tôi đang cố gắng kết hợp các phương thức khác nhau”, Jun Masuda, Giám đốc chiến lược và marketing của Line, nói trong một cuộc họp báo ở Tokyo tuần trước.

Kakao Talk
Kakao Talk, ứng dụng tin nhắn thống trị tại Hàn Quốc, cũng sử dụng biện pháp tương tự như Line để kiếm tiền.Trò đồ họa nhiều màu sắc có tên gọi Anipang, mà người dùng chơi nó thông qua nền tảng tin nhắn, là một thành công lớn của Hãng. Kakao cũng tạo ra một phần doanh thu bằng cách để các nhãn hiệu và giới nghệ sỹ như ca sỹ “Gangnam Style” Psy gửi tin nhắn và cập nhật người ủng hộ.
Sirgoo Lee, đồng Tổng giám đốc của Kakao, nói rằng, ông đang thử nghiệm 7 đến 8 dự án mới nhằm tìm kiếm thêm nguồn doanh thu mới. Masuda của Line cũng cho biết, Công ty đang nghiên cứu các dịch vụ khác, như thương mại điện tử và phân phối nhạc, để có thể kiếm thêm doanh thu trên nền tảng tin nhắn của mình.

WeChat
Tại Trung Quốc, WeChat, ứng dụng được phát triển bởi “người khổng lồ” Internet, Tencent Holdings, năm ngoái đã tích hợp thêm chức năng thanh toán điện tử cho ứng dụng phổ biến của mình – một bước để tiến tới việc kiếm tiền bằng các khoản phí nhỏ cho các giao dịch được thực hiện qua ứng dụng. Giống như Line và Kakao, WeChats cũng sử dụng trò chơi đồ họa để tạo nên một phần doanh thu.

Whatsapp


Ngược lại, WhatsApp, ứng dụng tin nhắn từ Thung lũng Silicon (Mỹ), mà Facebook vừa đồng ý mua vào ngày lavantine ( 14/2/2014) với giá 19 tỷ USD, đến gần đây vẫn hạn chế dịch vụ để đơn giản hóa các chức năng thông tin, và điều đó đã làm cho ứng dụng trở nên được ưa thích hơn với nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, chiến lược này cũng hạn chế khả năng của Công ty trong việc kiếm tiền, mặc dù có 450 triệu người dùng hàng tháng. Doanh thu của ứng dụng này đứng ở mức 20 triệu USD trong năm ngoái. Hãng thu tiền người sử dụng sau một năm dùng miễn phí.

Với Facebook đứng đằng sau, WhatsApp có thể có thêm thời gian để phát triển cơ sở người dùng với mục tiêu kinh doanh dài hạn.Kiếm tiền không phải là ưu tiên của chúng tôi”, Giám đốc điều hành Jan Koum của WhatsApp nói tháng trước, sau khi thông báo thỏa thuận với Facebook. “Chúng tôi đang tập trung vào mục tiêu gia tăng số lượng người dùng”.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra rằng liệu WhatsApp sẽ phát triển theo hướng nào khi về tay Facebook với giá bán 19 tỷ USD tuần vừa qua, và bây giờ chúng ta đã có câu trả lời, đó là tính năng gọi điện miễn phí sẽ được tích hợp trong ứng dụng. Đây là thông tin được CEO của WhatsApp chia sẻ trong sự kiện Mobile World Congress ngày hôm nay, tính năng sẽ được cập nhật trong quý 2/2014 cho phiên bản iOS và Android. Phiên bản hoạt động trên một số máy Nokia và BlackBerry sẽ được cập nhật sau.
WhatsApp cũng cho biết hiện tại ứng dụng có 465 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và 330 triệu người dùng hàng ngày. Con số này cao hơn 15 triệu người sử dụng hàng tháng so với Facebook. Đây là ứng dụng nhắn tin phổ biến có mức tăng trưởng mạnh, nó có thể hoạt động tốt kể cả khi bạn sử dụng mạng EDGE. Với chất lượng tin nhắn chuyển đi tốt, không bị gián đoạn, người dùng đều đặt hi vọng vào tính năng thoại cũng có độ ổn định tưởng tự.

Theo Guardian, tính năng gọi điện sẽ được cung cấp miễn phí, tuy nhiên không đảm bảo rằng nó sẽ được cung cấp miễn phí mãi mãi. Cũng như tính năng nhắn tin, thời gian đầu WhatsApp cung cấp miễn phí và sau đó thu 0,99 USD mỗi năm.

Facebook  mua lại Whatsapp với giá khoảng 19 tỷ USD, và đó là con số gấp hơn 21 lần so với Viber. Tuy nhiên, nếu so về lượng người dùng thì Whatsapp chỉ gấp Viber khoảng hơn 5 lần. Whatsapp có khoảng 450 triệu người dùng hàng tháng, trong khi đó Viber sở hữu 105 triệu người dùng. Vậy điều gì đã dẫn tới chênh lệch về giá mua như vậy?
1. Vị trí của người dùng
Không giống như Viber được đánh giá là mạnh ở một số thị trường “nghèo” như Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Đông, Whatsapp đang phát triển mạnh ở các thị trường phát triển và mới nổi. Báo cáo của Onavo cho hay Whatsapp đang thống thị trị thường nhắn tin tại châu Âu, Ấn Độ và Brazil. Ngoài ra, Whatsapp đang đè bẹp Facebook Messenger ở các thị trường ngoài Bắc Mỹ.
Giống như các dịch vụ quảng cáo trên link như adf.ly hay làm khó chịu người dùng internet Việt, định giá mỗi click của người Mỹ rất cao, trong khi click từ Việt Nam có giá rất thấp; giá trị của các user ở các nước đang phát triển và nghèo mà Viber đang nắm không thể nào có giá bằng người dùng ở châu Âu hay các quốc gia mới nổi khác.
Một đặc điểm của Whatsapp đó là người dùng cực kỳ trung thành. Theo báo cáo của công ty này thì người dùng Whatsapp có tỷ lệ người dùng hàng ngày là 70% tổng người dùng hàng tháng. Đây là một con số khủng khiếp so với lượng người dùng trung thành 61% của Facebook. CEO Mark Zuckerberg nhận xét sẽ khó lòng tìm ra ứng dụng nào có người dùng trung thành hơn Facebook, ngoài Whatsapp.

2. Facebook bị đẩy vào “đường cùng”
Trong đại hội cổ đông gần đây nhất, Facebook cho hay ứng dụng Facebook Messenger của hãng phát triển ở mức 70%. Tuy nhiên, đó chỉ là con số ở Bắc Mỹ. Ở ngoài khu vực này, Facebook đang có vẻ chững lại trong việc phát triển người dùng trên di động và mục tiêu kiếm 1 tỷ người dùng tiếp theo trên di động của hãng đang bị các ứng dụng nhắn tin miễn phí như Whatsapp, Line, Viber,… đe dọa.
Facebook chỉ có thể chọn tiếp tục tấn công vào các app này bằng cách cải thiện Messenger của mình, hoặc phải bỏ tiền ra mua lại. Facebook đã có cố gắng cải thiện Messenger, nhưng dường như hãng không thể tăng thêm lượng người dùng di động đáng kể.
Ngoài ra, Facebook không thể mua các ứng dụng châu Á. Vì Wechat thì đã có “ông trùm” làng game Trung Quốc Tencent chống lưng, LINE thuộc tập đoàn lớn Naver của Hàn Quốc, Kakao Talk chỉ mạnh ở Hàn Quốc. Có lẽ Facebook cũng có ý định mua Viber, nhưng như đã đề cập ở trên, tập người dùng của Viber không đủ hấp dẫn Facebook. 
Facebook muốn ra tay là dập tắt luôn “cơn bão OTT” đang hoành hành từ Âu sang Á. Vì thế tốt nhất là chịu chi mua lại ứng dụng lớn nhất trong ngành này. Và khi hãng đã rất sốt sắng để mua, việc chịu giá cao là không thể khác được.

3. Whatsapp và Facebook đã có mô hình kinh doanh tốt
Rakuten mua Viber với giá 900 triệu USD, nhưng gã khổng lồ Thương mại điện tử của Nhật này lại chưa có mô hình kinh doanh rõ ràng nào trên di động để áp vào Viber. Tất cả đều rất mù mờ và biết đâu Rakuten có thể sẽ lỗ trong thương vụ này?
Whatsapp rơi vào “máy xay tiền” của Facebook thì khác. Như chúng tôi đã đề cập gần đây, Facebook đang trở thành công ty quảng cáo trên di động hàng đầu, sắp vượt qua cả gã khổng lồ Google, với 53% trong tổng số doanh thu quý 4 2,59 tỷ USD của hãng tới từ di động.
Whatsapp hiện có 450 triệu người dùng thường xuyên và kỳ vọng 1 tỷ người dùng như CEO Mark Zuckerberg của Facebook đề cập. So với với 874 triệu người dùng hiện tại trên di động của Facebook, tính xổi thì Facebook sẽ có khoảng 4 tỷ USD doanh thu quảng cáo từ Whatsapp, đấy là trong trường hợp xấu nhất, Whatsapp vẫn giữ nguyên lượng người dùng cho tới cuối 2014.

Hơn nữa, mô hình hiện tại của Whatsapp là thu phí thường niên 1 USD. Với kỳ vọng 1 tỷ người dùng, mỗi năm Facebook sẽ bỏ túi 1 tỷ USD, chỉ riêng tiền thu phí người dùng. Đấy là chưa kể doanh thu từ các dịch vụ như sticker, tích hợp game trên di động, mô hình kinh doanh mà Facebook có thể “học hỏi” từ các ứng dụng Đông Bắc Á như LINE hay Kakao Talk. Tổng doanh thu của hai ứng dụng Nhật Bản và Hàn Quốc năm vừa rồi khoảng 1 tỷ USD.
Một điều cần lưu ý là có tới 12 tỷ USD giá trị cổ phiếu Facebook và 3 tỷ USD cổ phiếu "khóa" được dùng trong giao dịch. Đây là “vốn tự có” của Facebook và cổ phiếu thì có giá tăng giảm bất thường. 
Như Instagram, sau khi được Facebook mua lại với tổng giá trị 2 tỷ USD, thì sau đó giá cổ phiếu Facebook tụt dốc, người ta ước tính giá trị của Instagram chỉ còn lại khoảng nửa tỷ USD, tức Instagram mất 50% giá trị. Dĩ nhiên, cổ phiếu Facebook hiện đang là mặt hàng hot nhất ngành công nghệ, và các nhà đầu tư của Whatsapp đã không từ chối món hàng béo bở ấy.

Như vậy là đã rõ, không chỉ vì có lượng người dùng ở các quốc gia giàu có, mà Whatsapp lại rơi vào tay Facebook, một công ty đang khát khao người dùng trên di động và có sẵn mô hình kinh doanh tốt để áp dụng, vì thế mà Whatsapp được định giá cao hơn hẳn so với Viber.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét