Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Lý do Trung Quốc không thể gia nhập TPP



Lý do Trung Quốc không thể gia nhập TPP

Theo tin tức ngày 6/10 trên trang mạng của Bộ Thương mại Trung Quốc, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc khi trả lời câu hỏi liên quan của các phóng viên đã chỉ rõ hiệp định TPP là một trong những hiệp định thương mại tự do quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay.

Trung Quốc giữ thái độ cởi mở đối với các quy tắc phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giúp thúc đẩy xây dựng cơ chế nhất thể hóa kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mong muốn hiệp định này thúc đẩy các dàn xếp thương mại tự do khác ở khu vực này, cùng đóng góp cho đầu tư thương mại và phát triển kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Vận chuyển container tại cảng ở Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

TPP là do 4 nước New Zealand, Singapore, Chile và Brunei trong các nước thành viên của Hội nghị hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương khởi xướng, hiệp định thương mại tự do của một nhóm quan hệ đa phương bắt đầu ấp ủ từ năm 2002, tên cũ là Khu thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương, nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng cùng với số thành viên đàm phán dần dần gia tăng, Mỹ tuyên bố tham gia vào tháng 2/2008, đã phát triển lên thành 12 nước thành viên, cuối cùng ở mức độ rất lớn được giải thích là hành vi mà Mỹ chủ đạo quy tắc thương mại thế giới nhằm vào Trung Quốc, là quy tắc thương mại khu vực mới có ý nghĩa tương tự như WTO.

Tại sao TPP không có Trung Quốc?

Điều mà WTO theo đuổi là cắt giảm thuế quan, điều mà TPPtheo đuổi là thương mại tự do. Thương mại tự do bao gồm những gì? Bao gồm không thuế quan, bao gồm luân chuyển tự do toàn bộ hàng hóa, dịch vụ, tất cả chế độ quản lý kinh tế đều phải thống nhất tiêu chuẩn; phân tích chi tiết các lĩnh vực có tự do thương mại và dịch vụ, trao đổi tự do tiền tệ, chế độ thuế công bằng, tư hữu hóa doanh nghiệp nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích của người lao động, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ tài nguyên môi trường, tự do thông tin. Nói cụ thể chính là cấm các loại biện pháp, thao túng, trợ cấp..., mà hiện nay Trung Quốc còn xa mới đạt được những điều kiện và quy tắc thương mại này.

Xét về mặt lý luận và quy tắc của TPP, bất cứ nước nào cũng đều có thể tham gia TPP, nhưng riêng Trung Quốc thì không được, dùng câu nói của một quan chức TPP: “TPP là một câu lạc bộ chỉ cấm Trung Quốc tham gia."

Trung Quốc gia nhập TPP khó ở đâu?

Trao đổi tự do tiền tệ. Điểm này dường như là nhằm vào Trung Quốc, việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vừa mới bắt đầu, nếu giờ đây Trung Quốc mở cửa trao đổi tự do tiền tệ chắc chắn sẽ dẫn đến sự bất ổn lớn cho nền kinh tế Trung Quốc, một lượng lớn tiền vốn đổ ra bên ngoài. Điểm này sẽ loại Trung Quốc ra ngoài.

Tư nhân hóa (cổ phần hóa) các doanh nghiệp nhà nước. Điều này cũng là nhằm vào Trung Quốc, cố ý dùng vấn đề này để loại Trung Quốc ra ngoài, trong thời gian 10 năm qua, các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc không những không yếu đi, trái lại ngày càng mạnh lên, “nước tiến dân lùi,” ngày càng lũng đoạn. Muốn tham gia TPP thì phải tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, việc này đối với các doanh nghiệp nhà nước ở tầng lớp được lợi ích từ phân phối của cải hiện nay là rất khó khăn.

Hơn nữa, những trở ngại khác trong việc tham gia TPP của Trung Quốc cũng không ít: bảo vệ môi trường, quyền và lợi ích người lao động, quyền sở hữu trí tuệ…, mỗi vấn đề đều đặt tiêu chuẩn cao, trong đó, bảo vệ môi trường, bảo vệ thương mại là “rào cản xanh.”

TPP chủ trương đưa ra các yêu cầu tiêu chuẩn cao trên các phương diện như tính đa dạng sinh học và thương mại, các hiệp định môi trường đa phương, lĩnh vực bất đồng về bảo vệ môi trường, nghề đánh bắt cá trên biển. Năm 2015, Luật bảo vệ môi trường mới của Trung Quốc được thực thi, được coi là luật bảo vệ môi trường “nghiêm khắc nhất trong lịch sử,” có thể bắt giữ cả người phụ trách doanh nghiệp, thời gian gần đây cũng xuất hiện những hóa đơn phạt lên đến 15,8 triệu nhân dân tệ, đã có tác dụng thúc đẩy đối với việc bảo vệ môi trường ở Trung Quốc, nhưng phải nhìn nhận rằng những việc này còn hạn chế ở phạm vi ô nhiễm môi trường.


Thách thức về quyền và lợi ích người lao động không nhỏ, “rào cản xanh” trong bảo vệ thương mại. Các quy tắc thương mại lao động của các nước như Mỹ và Nhật Bản chú trọng đến đãi ngộ tiền lương và điều kiện môi trường của người lao động trong sản xuất hàng hóa, nhấn mạnh đến sự quan tâm về giá trị của người lao động và sự quan tâm nhân văn của các doanh nghiệp đối với môi trường và người tiêu dùng.

Tuy nhiều năm nay tiền lương công nhân ở Trung Quốc đang tăng lên, giá thành sức lao động cũng gia tăng, nhưng trước mắt vẫn khó có thể thay đổi giá cả sức lao động tương đối rẻ, môi trường làm việc và thời gian nghỉ ngơi không được đảm bảo, sự thực vẫn còn khoảng cách tương đối dài so với Mỹ và Nhật Bản trong việc bảo vệ quyền và lợi ích người lao động, cũng như vấn đề thiếu vắng các tổ chức công đoàn của Trung Quốc trong việc bảo vệ người lao động.

Xét từ một vài điểm trên, TPP chính là một hệ thống thương mại đặt ra để gạt Trung Quốc ra ngoài, hơn nữa với điều kiện của Trung Quốc hiện nay là không thể đủ điều kiện tham gia.

Trung Quốc bị gạt ngoài lề sẽ nảy sinh vấn đề gì?

Tuy TPP là thị trường mở cho các nước thành viên, trong cuốn “Bàn về tài sản quốc gia” của Adam Smith luôn nhấn mạnh mở cửa thị trường, giảm thuế sẽ có lợi nhiều thứ, TPP còn là “cái bánh ngon” không thuế quan, nhưng suy cho cùng là sự giao dịch giữa các nước, trong đó liên quan đến văn hóa, truyền thống, kiểm soát vĩ mô (thực ra là mỗi nước đều mong muốn mình giành được nhiều lợi ích hơn để các nước khác được lợi ít hơn). Nhưng chung quy là có lợi ích rất lớn trong đó, vì vậy một khi thành lập phải giảm bớt yêu cầu của các nước khác đối với hàng hóa xuất khẩu của nước mình.

Trung Quốc bị gạt ngoài lề, vậy kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm bớt nhiều, bởi vì cộng thêm giá thành sản xuất, giá thành kinh doanh , giá thành thuế..., thì giá cả hàng hóa của Trung Quốc không thể cạnh tranh được với hàng hóa trong hệ thống TPP, cũng có nghĩa là các nước lớn nhập khẩu như Mỹ có thể sẽ không nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, như vậy xuất siêu thương mại của Trung Quốc có thể sẽ giảm mạnh.

Xuất siêu thương mại của Trung Quốc giảm mạnh, thì giao dịch ngoại hối của Trung Quốc sẽ giảm mạnh, dự trữ ngoại hối cũng sẽ giảm theo, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng nhập siêu mang tính thường xuyên, bởi dầu thô, quặng sắt… mà Trung Quốc nhập khẩu là nhu cầu tất yếu. Từ đó Trung Quốc có thể từ nước thương mại lớn nhất thế giới bị đẩy lùi xuống thành nước thương mại đang phát triển, từ nước xuất siêu thương mại lớn nhất thế giới có thể đẩy lùi xuống thành nước nhập siêu thương mại lớn nhất thế giới, từ nước dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới có thể xuống thành nước dự trữ ngoại hối ít nhất.

Ngoài ra, việc Trung Quốc bị gạt ra ngoài TPP tiếp theo sẽ xuất hiện những hậu quả nặng nề, nghĩa là một số lượng lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ rút khỏi Trung Quốc, việc này sẽ tác động rất lớn đến kinh tế Trung Quốc hiện nay, bởi các sản phẩm mà những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này sản xuất ở Trung Quốc sẽ không có sức cạnh tranh.

Mục đích của Mỹ?

Mỹ thông qua đàm phán TPP có thể phát huy vai trò cân bằng đối với Hiệp định thương mại tự do (FTA) Trung Quốc-ASEAN, làm yếu đi sức ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc trong khu vực này, đảm bảo lợi ích địa chính trị, kinh tế và an ninh của Mỹ ở Đông Á. Đạt được đàm phán, Mỹ sẽ đặt ra các quy tắc mới về các mặt như quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động… Mặt khác, do khu vực thương mại tư do có đặc trưng mở cửa đối nội, hạn chế đối ngoại, đồng thời với việc rào cản thương mại giữa các nước thành viên giảm bớt, lại tạo thành rào cản cao hơn đối với các nền kinh tế ngoài khu vực, nên sẽ nảy sinh hiệu quả chuyển dịch thương mại. Mục tiêu chiến lược cơ bản mà Mỹ tích cực thúc đẩy TPP chính là duy trì và mở rộng bản đồ tài nguyên của mình, xây dựng lại hệ thống tín dụng, tiếp tục duy trì địa vị bá quyền siêu cường của Mỹ.

Có quan điểm cho rằng thương mại tự do là một trong những quan niệm giá trị trọng tâm của Mỹ kể từ thành lập nước, do vậy việc thúc đẩy tự do thương mại quốc tế đối với Mỹ là việc hợp logic. WTO vốn phải gánh một phần trách nhiệm, nhưng hiện nay WTO đang rơi vào bế tắc, ngày càng suy thoái. Một khi đạt được thỏa thuận thì WTO sẽ chỉ tồn tại trên danh nghĩa./.

Nguồn: Việt Nam +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét