Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT



I. Khái niệm xung đột pháp luật



1. Định nghĩa xung đột pháp luật

Xung đột pháp luật là hiện tượng có 2 hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể áp dụng để điều chỉnh 1 quan hệ của tư pháp quốc tế và giữa các hệ thống pháp luật này có sự khác biệt về các qui định cụ thể khi giải quyết cùng 1 vấn đề pháp lý
Ví dụ: Pháp luật Việt nam qui định nam từ 20, nữ từ 18 có thể kết hôn. Nhưng pháp luật Pháp qui định cả nam lẫn nữ từ 18 có thể kết hôn

Hiện tượng xung đột pháp luật có thể phát sinh phổ biến trong rất nhiều nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.
Chú ý : Tuy nhiên trong 1 số chế định cụ thể cá biệt thì hiện tượng xung đột đó không xảy ra như:
Quan hệ thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Quan hệ tố tụng tòa án trọng tài

Xung đột pháp luật có tác động tiêu cực nhất định đến cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia liên quan cũng như các chủ thể trong quan hệ được điều chỉnh như :
• Tòa án phải xác định hệ thống pháp luật phù hợp kéo dài thời gian giải quyết vấn đề
• Các bên liên quan phải chờ đợi do vấn đề không thể giải quyết ngay ảnh hưởng việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên

Chú ý Xung đột pháp luật cũng có tác động tích cực : việc tiếp cận với các khác biệt sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia liên quan nhận thấy các điểm mạnh yếu của hệ thống pháp luật quốc gia trong tương quan với các hệ thống pháp luật khác trên thế giới, qua đó giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia
Sự khác biệt sẽ chỉ xảy ra giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia ( sẽ giải quyết thông qua việc lựa chọn ) khác với các mâu thuẫn giữa các ngành luật bên trong hệ thống pháp luật của quốc gia ( được giải quyết bằng nguyên tắc luật chung được ưu tiên áp dụng ).

Chú ý Hiện tượng xung đột pháp luật cũng có thể xảy ra trong các nhà nước liên bang, giữa các hệ thống pháp luật của từng bang

2. Nguyên nhân xung đột pháp luật
Sự xuất hiện nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể áp dụng, đặt trong mối quan hệ tương tác với nhau do bản chất của các quan hệ do tư pháp quốc tế điều chỉnh là có yếu tố nước ngoài, tạo ra khả năng áp dụng nhiều hệ thống pháp luật : điều kiện cần Hiện tượng xung đột pháp luật chỉ có thể xảy ra trong phạm vi các quan hệ được điều chỉnh bởi tư pháp quốc tế

Chú ý Trong các ngành luật công, nguyên tắc chủ quyền và lãnh thổ quốc gia sẽ đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật quốc gia
Chú ý Không phải trong quan hệ nào của tư pháp quốc tế cũng xảy ra xung đột pháp luật. Ví dụ :
Quan hệ sở hữu trí tuệ do cũng bị chi phối bởi nguyên tắc lãnh thổ : đăng ký sở hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Khi tranh chấp xảy ra ở nước ngoài thì cũng chỉ dẫn chiếu đến việc áp dụng các điều ước quốc tế mà thôi ( chứ không phải luật nước ngoài )
Quan hệ tố tụng do luật tố tụng là luật hình thức, cũng gắn liền với nguyên tắc chủ quyền luôn áp dụng luật của nước có tòa án xét xử, được thực thi để bảo vệ chủ quyền quốc gia
Điều kiện đủ để xung đột pháp luật có thể xảy ra là sự khác biệt giữa các qui phạm cụ thể khi giải quyết các vấn đề cụ thể giúp ích cho việc xác định các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật phù hợp

3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
Do bản chất của quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài là khách quan, không thể thay đổi việc thay đổi điều kiện cần của xung đột pháp luật là ngoài tầm kiểm soát của các quốc gia. Họ chỉ cố gắng loại bỏ điều kiện đủ bằng cách thay đổi luật và làm mất sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật.

A - Ban hành các qui phạm pháp luật thực chất
Để loại bỏ sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật và làm mất đi hiện tượng xung đột pháp luật, các quốc gia tiến hành
• Hài hòa hóa pháp luật ( hòa hợp hóa pháp luật ) : tự thay đổi các qui phạm pháp luật thực chất trong hệ thống pháp luật quốc gia tạo ra các qui phạm thực chất giống nhau để giải quyết xung đột
• Pháp điển hóa ( bổ sung các qui định còn thiếu ) tạo ra các qui phạm thực chất mới để giải quyết xung đột
• Thống nhất hóa ( thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế ) tạo ra các qui phạm thực chất thống nhất mới để giải quyết xung đột
Ưu điểm: Gỉai quyết được các xung đột pháp luật nhưng lại phụ thuộc vào khả năng thực hiện và triển khai của từng quốc gia : sự khác biệt này sẽ làm hạn chế số lượng điều ước được ký kết và làm chậm lại quá trình chung

B - Ban hành và áp dụng các qui phạm xung đột
Ví dụ: Công ty Việt nam A mua thiết bị của công ty Hàn quốc B, ký kết hợp đồng tại Thái lan, có thỏa thuận áp dụng luật của Trung quốc. Nếu tòa án Việt nam giải quyết xung đột thì sẽ áp dụng luật Trung quốc để xử lý
Qui phạm pháp luật xung đột có thể được qui định trong pháp luật quốc gia hay các điều ước quốc tế là biện pháp giải quyết xung đột tối ưu cho việc chọn hệ thống pháp luật : dễ qui định, linh hoạt, áp dụng dễ dàng
Chú ý Qui phạm pháp luật không giải quyết trực tiếp nội dung của quan hệ nên không phải là biện pháp tối ưu để xử lý quan hệ đưa ra kết luận cuối cùng

II. Qui phạm pháp luật xung đột

1. Khái niệm:
 Qui phạm pháp luật xung đột là qui phạm pháp luật qui định nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết các quan hệ pháp luật cụ thể của tư pháp quốc tế ( không qui định nguyên tắc hành xử của các bên mà chỉ trả lời cho câu hỏi luật nào được áp dụng )

Qui phạm pháp luật xung đột tác động lên chủ thể đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền giải quyết của quốc gia liên quan ( tòa án ) không phải là các bên trong quan hệ dân sự
Qui phạm pháp luật xung đột được qui định rải rác trong tất cả các nguồn của tư pháp quốc tế ( tất cả các ngành luật có liên quan đến tư pháp quốc tế ) khác với các qui phạm pháp luật khác thường tập trung trong 1 bộ luật
Qui phạm pháp luật xung đột được qui định chủ yếu và phổ biến trong pháp luật quốc gia : gọi là qui phạm pháp luật trong nước hay qui phạm pháp luật xung đột thông thường.
Qui phạm pháp luật xung đột có thể được ghi nhận trong các điều ước quốc tế : qui phạm pháp luật xung đột thống nhất
Chú ý Qui phạm pháp luật xung đột sẽ không sử dụng tập quán do tập quán chỉ qui định về cách thức hành xử. Trong khi đó có thể qui phạm pháp luật thực chất có thể sử dụng tập quán
Qui phạm pháp luật xung đột có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và tùy thuộc vào các tiêu chí đánh giá mà nó có thể được phân ra nhiều nhóm xung đột cụ thể

Dựa vào hình thức qui phạm :
• Qui phạm xung đột 1 bên sẽ dẫn chiếu đến 1 hệ thống pháp luật duy nhất và hệ thống pháp luật đó luôn luôn xác định : là pháp luật của quốc gia ban hành qui phạm
Ví dụ khoản 1 điều 769 luật dân sự
• Qui phạm nhiều bên dẫn chiếu đến 1 hệ thống pháp luật bất kỳ nào đó, không xác định
Ví dụ
Dựa vào tính chất ràng buộc của qui phạm
• Qui phạm xung đột mệnh lệnh : qui định nguyên tắc áp dụng pháp luật bắt buộc, không được lựa chọn
Ví dụ khoản 1 điều 769 luật dân sự
• Qui phạm xung đột tùy nghi : chỉ ra các khả năng áp dụng pháp luật và việc xác định hệ thống pháp luật áp dụng sẽ phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể kèm theo
Ví dụ Áp dụng luật giải quyết tranh chấp hợp đồng
Dựa vào phạm vi áp dụng qui phạm
• Qui phạm pháp luật xung đột về lĩnh vực nhân thân : quốc tịch, nơi cư trú

2. Cấu trúc

Chú ý Qui phạm pháp luật luôn luôn có đầy đủ cả 3 bộ phận:Gỉa định Điều kiện áp dụng; Qui định Như thế nào; Chế tài Không làm thì bị thế nào.
Một qui phạm pháp luật có thể được diễn giải trong nhiều điều luật. Và chỉ điều luật mới có thể khuyết phần giả định

Qui phạm xung đột chỉ bao gồm 2 bộ phận:
• Phạm vi ( # giả định ) bối cảnh điều kiện qui phạm được áp dụng
• Hệ thuộc ( # qui định ) chỉ ra nguyên tắc áp dụng pháp luật
Ví dụ Dựa trên yếu tố quốc tịch, nơi cư trú, nơi hành vi được thực hiện,

Chú ý Qui phạm xung đột không cần có phần chế tài do qui phạm xung đột không quan tâm đến cách hành xử, thực hiện cụ thể hay xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của các bên

3. Một số hệ thuộc xung đột cơ bản

A Hệ thuộc luật nhân thân
Là nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến các quan hệ có yếu tố nước ngoài dựa vào các yếu tố nhân thân của đương sự bao gồm 2 dấu hiệu cơ bản : quốc tịch và nơi cư trú
Hệ thuộc luật quốc tịch của cá nhân
Về nguyên tắc, mỗi cá nhân đều có mối quan hệ pháp lý mật thiết với một nhà nước, sẽ được hưởng những quyền và sự bảo hộ của quốc gia, cũng như phải chịu những nghĩa vụ pháp lý mà quốc gia qui định.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến các quan hệ có yếu tố nước ngoài dựa trên dấu hiệu quốc tịch Cá nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc gia đó
Các quốc gia châu Âu lục địa với hệ thống luật thành văn thường áp dụng hệ thuộc quốc tịch
Tuy vậy có những trường hợp dấu hiệu quốc tịch không rõ ràng
Trường hợp cá nhân không có quốc tịch
Trẻ em sinh của cha mẹ không có quốc tịch sinh ra ở quốc gia áp dụng nguyên tắc huyết thống ) hay
Cha mẹ của quốc gia sinh con ở nơi không xác định được
Khi cá nhân tự nguyện thôi quốc tịch mà chưa có quốc tịch mới
Đương nhiên mất quốc tịch ( cá nhân không cư trú trong nước 1 thời gian theo pháp luật quốc gia qui định, bị tước quốc tịch ) không áp dụng được hệ thuộc luật quốc tịch mà phải áp dụng các hệ thuộc khác ( nơi cư trú v.v… )

Trường hợp đa quốc tịch
Trẻ của cha mẹ thuộc quốc gia áp dụng nguyên tắc huyết thống lại sinh ra ở quốc gia áp dụng nguyên tắc nơi sinh
Thưởng quốc tịch
Khi đó để xác định hệ thống luật được áp dụng, người ta sẽ
Sử dụng thêm mối liên hệ mật thiết để xác định quốc tịch. Ví dụ : quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân chủ yếu của đương sự đa quốc tịch ở đâu thì áp dụng quốc tịch của nơi đó
Sử dụng thêm mối quan hệ nơi cư trú để xác định quốc tịch. Ví dụ Khi đang xét xử, đương sự đa quốc tịch đang cư trú chủ yếu ở Pháp thì áp dụng luật Pháp
Nếu tất cả những dấu hiệu cụ thể trên vẫn chưa giúp giải quyết được vấn để thì sẽ áp dụng nguyên tắc luật tòa án

Hệ thuộc luật nơi cư trú
Những quốc gia coi trọng qui chế lãnh thổ sẽ áp dụng hệ thuộc nơi cư trú : luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật sẽ là pháp luật của nơi đương sự cư trú
Nơi cư trú phải hợp pháp, bảo đảm tính ổn định lâu dài hình thức giấy chứng nhận, giấy phép cư trú lâu dài
Các quốc gia thuộc hệ thống luật án lệ ( Anh Mỹ ) thường áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú
Nếu không xác định được nơi cư trú thì
Áp dụng nguyên tắc luật tòa án
Áp dụng luật quốc tịch hay
Nếu nhiều nơi cư trú thì
Áp dụng thêm dấu hiệu mối liên hệ mật thiết
Áp dụng nguyên tắc luật tòa án
Phạm vi áp dụng của luật nhân thân
Các quan hệ liên quan đến yếu tố nhân thân của đương sự nếu có xung đột thì thường áp dụng hệ thuộc luật nhân thân
Đây là hệ thuộc cực kỳ quan trọng do yếu tố nhân thân thường đóng vai trò chủ đạo trong phần lớn các quan hệ tư pháp quốc tế

B. Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân
Pháp nhân sẽ được hưởng những quyền và sự bảo hộ của quốc gia, cũng như phải chịu những nghĩa vụ pháp lý mà quốc gia qui định ( thuế, tài chính, trưng dụng trưng thu trang thiết bị cho những trường hợp khẩn cấp … )
Pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì đương nhiên sẽ chịu sự điều chỉnh của quốc gia đó.
Quốc tịch của pháp nhân có thể được xác định thông qua
Nơi đăng ký thành lập ( các quốc gia áp dụng luật thành văn )
Nơi đóng trụ sở của pháp nhân ( các quốc gia Anh Mỹ áp dụng luật án lệ )
Nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh chính của pháp nhân ( các quốc gia Trung đông áp dụng )
Chú ý Có những trường hợp cá biệt mà quốc tịch của pháp nhân có thể được xác định theo quốc tịch của người đứng đầu pháp nhân
Pháp nhân không thể không có quốc tịch ( trừ trường hợp các tổ chức phản động )
Pháp nhân có thể có nhiều quốc tịch
Chú ý: Pháp nhân đa quốc tịch là trường hợp ít được mong đợi do doanh nghiệp thường phải chịu nhiều nghĩa vụ hơn, nhà nước phải quản lý khó khăn hơn, ẩn chức các mâu thuẫn về tài phán ( giải quyết phá sản )
Khi pháp nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ quốc gia sở tại thì việc lựa chọn hệ thống pháp luật để áp dụng sẽ dựa trên sự phân định lĩnh vực tác động
Số phận pháp lý của pháp nhân sẽ do luật quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch quyết định, bao gồm
Thành lập, nguyên tắc tổ chức hoạt động
Quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà pháp nhân mang quốc tịch : báo cáo tài chính, thuế, …
Sáp nhập, giải thể, chia tách,
Các hoạt động kinh doanh cụ thể của pháp nhân được tiến hành trên lãnh thổ của quốc gia sở tại sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc gia sở tại

C Luật nơi thực hiện hành vi
Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến các quan hệ có yếu tố nước ngoài sẽ dựa vào nơi hành vi tương ứng trong quan hệ được thực hiện
Điều kiện để áp dụng hệ thuộc này là quan hệ phải có hành vi được thực hiện. Các quan hệ cụ thể khác nhau sẽ có các hành vi khác nhau
Quan hệ hợp đồng là hành vi ký kết hợp đồng
Quan hệ hôn nhân gia đình là hành vi đăng ký kết hôn
Quan hệ thừa kế là hành vi lập di chúc
Đây là nguyên tắc chung và sẽ được thể hiện ra các hình thức cụ thể trong các mối quan hệ cụ thể ( tương tự như luật nhân thân )
Quan hệ hợp đồng là luật nơi ký kết hợp đồng
Quan hệ hôn nhân gia định là luật nơi đăng ký kết hôn
Quan hệ thừa kế là luật nơi lập di chúc
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là luật nơi xảy ra hành vi vi phạm

D Luật do các bên chủ thể tự chọn
Dựa vào ý chí và sự định đoạt của các bên :
Phạm vi áp dụng : quan hệ hợp đồng trong khuôn khổ hợp đồng, giới hạn trong quyền và nghĩa vụ : không được trái các qui định pháp luật ( hình thức )
Các bên chủ thể có quyền lựa chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh nội dung hợp đồng
Sự lựa chọn này phải thỏa mãn 1 số yêu cầu thì mới được pháp luật thừa nhân
• Không được nhằm mục đích lẫn tránh pháp luật
• Không được trái với qui định pháp luật quốc gia của các bên, các điều ước quốc tế mà các quốc gia của các bên là thành viên ( Ví dụ Hệ thống pháp luật được lựa chọn phải không có sự khác biệt với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật quốc gia của các bên )
• Hệ thống pháp luật được lựa chọn phải là luật có giá trị pháp lý và có chức năng điều chỉnh
• Phải thỏa mãn nguyên tắc tự do tự nguyện cam kết thỏa thuận

E Luật nơi có tài sản
Cách thức áp dụng pháp luật dựa vào yếu tố tài sản, khách thể của quan hệ đang được xem xét : tài sản nằm ở đâu thì áp dụng pháp luật ở nơi đó để giải quyết
Phạm vi áp dụng Nguyên tắc này được áp dụng cho các quan hệ có liên quan trực tiếp đến tài sản và quyền tài sản : quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế, phân chia tài sản trong hôn nhân gia đình

F Luật nơi thực hiện hợp đồng
Dựa vào nơi hợp đồng được thực hiện
Phạm vi Quan hệ hợp đồng Khi các bên không xác định trong hợp đồng hệ thống pháp luật áp dụng để giải quyết mâu thuẫn

G Luật tòa án
Dựa vào nơi có tòa án và cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc : tòa án quốc gia nào thì áp dụng pháp luật quốc gia đó để giải quyết
Chú ý Nguyên tắc cơ bản của tố tụng : tòa án quốc gia nào xét xử thì sẽ áp dụng pháp luật tố tụng ( luật hình thức ) của quốc gia đó để giải quyết
Nguyên tắc luật tòa án : xác định luôn luật nội dung của quốc gia có tòa án sẽ được áp dụng để giải quyết quan hệ
Phạm vi áp dụng Khi các nguyên tắc khác để xác định hệ thống pháp luật cho quan hệ tư pháp quốc tế không áp dụng được thì nguyên tắc luật tòa án sẽ được áp dụng rất phổ biến như là 1 nguyên tắc phụ, thay thế
Chú ý Pháp từng qui định luật tòa án là 1 nguyên tắc chính
Ngoài ra còn có những luật khác : luật nước người bán, luật nước người mua, …

III. Áp dụng pháp luật nước ngoài

1 - Khái niệm
Áp dụng pháp luật nước ngoài là việc cơ quan có thẩm quyền của 1 nước vận dụng các qui định cụ thể của pháp luật 1 nước khác để giải quyết các quan hệ cụ thể
Nguyên nhân: Do đã có qui định cụ thể của pháp luật các nước về các khả năng áp dụng luật nước ngoài
Ví dụ khoản 3 điều 759 luật dân sự 2005 qui định: Để giải quyết một quan hệ cụ thể có liên quan gắn bó chặt chẽ với hệ thống pháp luật nước ngoài, đảm bảo hiệu quả điều chỉnh tốt nhất của pháp luật, nhằm bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của các bên liên quan
Ví dụ Năng lực chủ thể của công dân Đức nên do pháp luật Đức điều chỉnh, dù cho đương sự thực hiện hành vi trên lãnh thổ Việt nam là nghĩa vụ của các quốc gia đã tự nguyện cam kết

2. Nguyên tắc và điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài
- Điều kiện áp dụng: Luật nước ngoài chỉ có thể được áp dụng khi thỏa mãn cả 3 điều kiện
Để giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Khi có qui phạm xung đột dẫn chiếu đến ( Hay khi có thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng )
Khi luật nước ngoài hay hậu quả của việc áp dụng luật nước ngoài không xâm hại lợi ích hay trật tự pháp lý của quốc gia áp dụng
Ví dụ Chế độ sở hữu đất đai của Việt nam khác với nước ngoài
- Nguyên tắc áp dụng: Để đảm bảo việc áp dụng pháp luật nước ngoài là thực sự và mang lại kết quả thì:
• Pháp luật nước ngoài phải được hiểu giải thích vận dụng theo đúng cách thức và tinh thần như ở quốc gia mà hệ thống pháp luật đó được ban hành ( thể hiện ý chí của nhà nước ban hành, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên
• Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải đảm bảo rằng hệ thống pháp luật nước ngoài liên quan đã được áp dụng đầy đủ toàn diện và mang tính hệ thống tránh việc áp dụng các văn bản pháp luật đơn lẻ, áp dụng không đúng với bản chất của luật nước ngoài ( đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc pháp lý cơ bản, với các ngành luật liên quan do sự tồn tại của hiện tượng không đồng nhất trong các hệ thống pl các nước )
Ví dụ Nguyên tắc im lặng là đồng ý sẽ đòi hỏi phải có các điều kiện kèm theo trong các văn bản pháp luật khác.
Chú ý khi gỉai quyết luật thương mại Việt nam cần tham khảo thêm luật dân sự, Hiến pháp …

3. Một số vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài

A Lẫn tránh pháp luật
Trường hợp các chủ thể liên quan thay đổi các dấu hiệu tình tiết bên trong để hướng đến sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật khác ( có lợi hơn ) thay vì hệ thống pháp luật lẽ ra phải được áp dụng để điều chỉnh
Ví dụ Quan hệ thương mại thay đổi hội sở để tránh thuế
Quan hệ hôn nhân công dân Việt nam 16 tuổi sang Mỹ để tiến hành kết hôn. Hành vi này tuy mang lại lợi ích trước mắt cho chủ thể liên quan nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng : làm cho tác dụng điều chỉnh của pháp luật bị vô hiệu luôn bị xem là hành vi bất hợp pháp và các quốc gia thường áp dụng các biện pháp chế tài như phủ nhận, xử lý hành chính, vô hiệu hóa toàn bộ hậu quả pháp lý của hành vi, thậm chí trách nhiệm hình sự
Pháp luật nước ngoài sẽ bị từ chối áp dụng trong trường hợp này

B Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ 3

Dẫn chiếu ngược ( Renvoi I ): Ví dụ Qui phạm xung đột của pháp luật Việt nam dẫn chiếu đến việc áp dụng hệ thống pháp luật của Anh. Nhưng pháp luật Anh lại có qui phạm xung đột ( luật quốc tịch ) dẫn chiếu ngược về pháp luật Việt nam.
Tuy thủ tục tố tụng phức tạp hơn nhưng có thể có lợi cho quốc gia có tòa án có thẩm quyền giải quyết. Thường thì các quốc gia chấp nhận ( hay không dẫn chiếu, và áp dụng luật quốc gia giải quyết trực tiếp ).
Nguyên nhân Do quan điểm pháp lý của các quốc gia trong việc giải thích về cách thức áp dụng pháp luật nước ngoài. Ví dụ Nếu Việt nam chỉ áp dụng các qui phạm luật thực chất của Anh mà thôi thì sẽ không xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược. Nhưng do Việt nam áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật của Anh, cả qui phạm xung đột lẫn qui phạm thực chất, nên mới có hiện tượng này.

Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ 3 ( Renvoi II ): Ví dụ Qui phạm xung đột của pháp luật Việt nam dẫn chiếu đến việc áp dụng hệ thống pháp luật của Anh. Nhưng pháp luật Anh lại có qui phạm xung đột ( luật nơi cư trú ) dẫn chiếu đến pháp luật Pháp
Làm cho trình tự áp dụng pháp luật bị kéo dài
Thông thường thì các quốc gia không chấp nhận ( từ chối không áp dụng pháp luật nước thứ 3 )

C Bảo lưu trật tự công cộng
Là qui định cho phép các quốc gia sở tại được tuyên bố từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài khi hệ thống pháp luật nước ngoài và việc áp dụng pháp luật nước ngoài xâm phạm đến trật tự công cộng của quốc gia sở tại Luật nước ngoài sẽ bị từ chối áp dụng và luật quốc gia sở tại sẽ được áp dụng

Khái niệm trật tự công cộng: Hiện nay khái niệm này mang tính tùy nghi, và khác nhau giữa các quốc gia. Về lý luận, trật tự công cộng là hệ thống các giá trị, lợi ích mà các quốc gia mong muốn và ưu tiên bảo vệ : có thể là trật tự tôn giáo, chính trị, kinh tế, an ninh lợi ích chủ quyền quốc gia hệ, hệ thống các nguyên tắc pháp luật, lại có thể thay đổi theo thời gian

Bản chất của bảo lưu trật tự công cộng: Mục đích là để bảo vệ lợi ích quốc gia luật nước ngoài bị từ chối là hậu quả của mục đích này. Nhưng trong thực tế, các tòa án rất e ngại việc áp dụng pháp luật nước ngoài thường từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài bằng cách lạm dụng lý do bảo lưu trật tự công cộng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét