KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (EC HAY TMDT)
1. Mô hình "ngôi nhà"
thương mại điện tử:
Hình1: Khung hoạt động của TMDT
1.1.Cơ
sở hạ tầng TMDT (nền móng ngôi nhà):
- (1): cơ sở hạ tầng cơ bản cho các dịch vụ kinh doanh
thông thường, bao gồm: vấn đề bảo mật, thẻ thông minh, chứng thực người dùng và
thanh toán điện tử.
- (2): Hạ tầng về truyền và phân phối thông tin (EDI,
email, chat...).
- (3): Hạ tầng về truyền thông đa phương tiện và xuất
bản thông tin qua mạng.
- (4): Hạng tầng về mạng (các tổng đài, mạng không
dây, mạng internet...).
- (5): Hạ tầng về giao diện đầu cuối (các ứng dụng của
các đối tác kinh doanh và dữ liệu của chúng. VD: Paypal cung cấp các hàm API để
xử lý thanh toán trực tuyến).
1.2. Hỗ
trợ cho TMDT (giống như phần tường ngôi nhà): Các tác nhân sau đóng vai trò rất
quan trọng trong hoạt động của TMDT( EC):
- Con người (người mua, người bán, trung gian...).
- Luật lệ (các luật ban hành, các qui định, nghị định
của nhà nước, của thế giới...)
- Tiếp thị và quảng cáo: nghiên cứu tiếp thị, quảng
cáo và phát hành nội dung qua web.
- Dịch vụ phụ trợ: hậu cần, thanh toán, hệ quản trị
nội dung và các hệ thống bảo mật.
- Đối tác kinh doanh: cổ đông, hội viên, sàn giao
dịch, siêu thị…
1.3. Các
ứng dụng EC (giống như nóc của ngôi nhà): các ứng dụng trong lĩnh vực EC được
phân chia trên nhiều lĩnh vực:
- Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing)
- Tìm việc (Search Jobs)
- Ngân hàng trực tuyến (Online Banking)
- Chính phủ điện tử (E-government)
- Quản lý thu-mua (E-purchasing)
- B2B Exchanges
- C-Commerce
- M-Commerce
- Đấu giá (Auctions)
- Du lịch (Travel)
- Xuất bản trực tuyến (Online Publishing)
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng
1.4. Các
thành phần tham gia TMDT:
- Các cơ quan tài chính sẽ tham gia vào quá trình
thanh toán điện tử.
- Chính phủ sẽ tham gia với vai trò điều tiết và ban
hành các qui định, nghị định liên quan.
- Cơ quan hành chính: tiếp nhận và xử lý các vấn đề về
pháp lý.
- Xí nghiệp & công ty: nơi trực tiếp sản xuất ra
các mặt hàng.
- Nhà phân phối đóng vài trò vận chuyển hàng hóa tới
các đại lý tiêu thụ và người dùng.
- Thế giới kinh doanh thực tế: đóng vai trò như một
đối trọng với thế giới kinh doanh ảo. Cho phép người mua và người bán trong TMDT có thể đối chiếu so sánh các giá trị thực của mặt hàng sản phẩm, dịch vụ với
nhau.
- Cửa hàng ảo thị trường điện tử: lả nơi diễn ra các
hoạt động mua bán trong TMDT. Các hoạt động này đều thông qua môi trường mạng để
thực hiện.
- Người tiêu dùng: sẽ tham gia vào TMDT thông qua thế giới kinh doanh thực tế ( Siêu thị, cửa hàng,..) hay Cửa hàng ảo TMDT để mua sắm hàng hóa, dịch vụ.
- Người tiêu dùng: sẽ tham gia vào TMDT thông qua thế giới kinh doanh thực tế ( Siêu thị, cửa hàng,..) hay Cửa hàng ảo TMDT để mua sắm hàng hóa, dịch vụ.
Hình 2: Các thành phần tham gia hệ thống TMDT
Nguồn: Lê Thị Nhàn, Giáo Trình Thương
Mại điện tử, Phòng xuất bản Khoa Học Tự Nhiên, 2006
0 nhận xét:
Đăng nhận xét