6 dạng ngụy biện luật sư cần tránh
Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó.
Dạng tranh luận này có 3 loại biểu hiện:
- Dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu.
Ví dụ: Tôi không hiểu luật sư có được ăn học đang hoàng hay không nhưng phát biểu của luật sư cho thấy luật sư không hiểu biết gì pháp luật
- Người ngụy biện cố gắng thuyết phục người đối thoại chấp nhận luận điểm của họ bằng cách đề cập đến hoàn cảnh của cá nhân đó
Ví dụ: Tôi biết bạn tại sao lại có cách suy nghĩ đó. Bởi bạn xuất thân từ nhà quê, chưa được tiếp xúc nhiều. Điều đấy cũng thật dễ hiểu.
- Loại thứ ba chính là dạng chỉ nhắm vào câu chữ để bắt bẻ kể cả khi câu chữ đó không liên quan nhiều đến vấn đề vướng mắc cần đang tranh luận.
Ví dụ: Trong phần thuyết trình về chế định Tài sản của nhóm II có nhắc đến cụm từ “Sổ đỏ”. Thực ra, tôi cho rằng pháp luật Việt Nam không có từ nào là từ sổ đỏ cả…Nhóm II nói như vậy là không đúng với thuật ngữ pháp lý.
Dạng tranh luận này có 3 loại biểu hiện:
- Dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu.
Ví dụ: Tôi không hiểu luật sư có được ăn học đang hoàng hay không nhưng phát biểu của luật sư cho thấy luật sư không hiểu biết gì pháp luật
- Người ngụy biện cố gắng thuyết phục người đối thoại chấp nhận luận điểm của họ bằng cách đề cập đến hoàn cảnh của cá nhân đó
Ví dụ: Tôi biết bạn tại sao lại có cách suy nghĩ đó. Bởi bạn xuất thân từ nhà quê, chưa được tiếp xúc nhiều. Điều đấy cũng thật dễ hiểu.
- Loại thứ ba chính là dạng chỉ nhắm vào câu chữ để bắt bẻ kể cả khi câu chữ đó không liên quan nhiều đến vấn đề vướng mắc cần đang tranh luận.
Ví dụ: Trong phần thuyết trình về chế định Tài sản của nhóm II có nhắc đến cụm từ “Sổ đỏ”. Thực ra, tôi cho rằng pháp luật Việt Nam không có từ nào là từ sổ đỏ cả…Nhóm II nói như vậy là không đúng với thuật ngữ pháp lý.
2. Lợi dụng cảm tính và đám đông
Loại ngụy biện này cũng thường thấy trong các tranh luận của người học luật. Người tranh luận thường lợi dụng sự cảm tính và đặc biết sức mạnh của đám đông để bảo vệ cho luận điểm của mình. Đôi khi chúng ta đọc báo cũng thường thấy xuất hiện dạng ngụy biện này để bảo vệ quan điểm của một bài viết.
Ví dụ: Giới luật sư cho rằng…..Hầu hết, cư dân mạng đều …
Mới đây nhất, trong tranh luận của TP Hà Nội đã dẫn chứng luận điểm: Việc chặt phá cây được đa số người dân ủng hộ…Tuy nhiên đây là cách tranh luận ngụy biện.
3. Lợi dụng quyền lực và bạo lực
Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến, có thể gặp thường xuyên trong đời sống hàng ngày và mức độ cũng như sự thể hiện của nó khá đa dạng.
- Sinh viên: Em nói là em đi đúng lan đường mà. Nếu anh bảo em sai, anh phải có chứng minh chứ. Căn cứ vào điều AB luật C anh không được yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe em nếu em không vi phạm luật.
- CSGT: Tôi nói cho anh biết, nếu anh còn cố cái tôi sẽ giữ giấy tờ xe 1 tháng. Còn nếu anh không chấp hành có khép anh vào tội Chống người thi hành công vụ
Như vậy là CSGT không dùng luận điểm, căn cứ để tranh luận mà sử dụng bạo lực, quyền lực để đàn áp tranh luận.
Một ví dụ khác:
Tại phiên tòa HĐXX đề nghị:
- Đề nghị bị cáo không chối tội, thành khẩn khai báo. Nếu không bị cáo sẽ bị bị phạt tù nặng
Như vậy HĐXX cũng không dùng chứng cứ, lý lẽ để tranh luận, làm sáng tỏ vụ án mà dùng quyền lực để ép bên tranh luận.
4. Lý lẽ chẻ đôi
- Tôi đề nghị Tòa án tuyên thân chủ tôi không có tội. Trường hợp không thể tuyên thân chủ tôi không phạm tội thì đề nghị HĐXX căn cứ các tình tiết giảm nhẹ để giảm hình phạt.
Loại ngụy biện này ít xảy ra nhưng không phải là không có.
5. Ngụy biện lươn trạch, không liên quan, mệnh đề thiếu logic.
- Khi hành nghề và trong thực tiễn những người học luận, làm luật khó tránh khỏi những sai xót kiểu này. Tuy nhiên, nếu liên tục mắc phải có nghĩa là bạn đã thất bạn trong việc đưa ra lý lẽ thuyết phục.
Hai ví dụ điển hình trong ngụy biện kiểu lươn trạch, mệnh đề thiếu logic đã từng khiến dư luận nóng ‘hừng hực”.
Ví dụ:
- Quốc hội là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai? – Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
- Chặt cây không phải hỏi dân. Chính quyền là đại diện cho nhân dân. Nếu chặt cái cây cũng hỏi dân thì bầu ra chính quyền để làm gì?
6. Lợi dụng rủi ro, trường hợp cá biệt để bảo vệ quan điểm
Không ít người học luật, người ban hành chính sách hiện này lợi dụng những rủi ro và trường hợp cá biết để bảo vệ quan điểm.
Ví dụ: Đề xuất tịch thu phương tiện nếu lái xe say xỉn. Lấy lý do tính mạng quan trọng hơn tài sản. Say rượu có thể mất mạng nếu lái xe nên phải tịch thu xe để bảo vệ tính mạng.
- Thưc tế không say rượu vẫn có rủi ro và bất cứ thứ gì đang xảy ra trong đời sống cũng có rủi ro. Cho nên việc sử dụng rủi ro như trên là một cách tranh luận ngụy biện.
Loại ngụy biện này cũng thường thấy trong các tranh luận của người học luật. Người tranh luận thường lợi dụng sự cảm tính và đặc biết sức mạnh của đám đông để bảo vệ cho luận điểm của mình. Đôi khi chúng ta đọc báo cũng thường thấy xuất hiện dạng ngụy biện này để bảo vệ quan điểm của một bài viết.
Ví dụ: Giới luật sư cho rằng…..Hầu hết, cư dân mạng đều …
Mới đây nhất, trong tranh luận của TP Hà Nội đã dẫn chứng luận điểm: Việc chặt phá cây được đa số người dân ủng hộ…Tuy nhiên đây là cách tranh luận ngụy biện.
3. Lợi dụng quyền lực và bạo lực
Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến, có thể gặp thường xuyên trong đời sống hàng ngày và mức độ cũng như sự thể hiện của nó khá đa dạng.
- Sinh viên: Em nói là em đi đúng lan đường mà. Nếu anh bảo em sai, anh phải có chứng minh chứ. Căn cứ vào điều AB luật C anh không được yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe em nếu em không vi phạm luật.
- CSGT: Tôi nói cho anh biết, nếu anh còn cố cái tôi sẽ giữ giấy tờ xe 1 tháng. Còn nếu anh không chấp hành có khép anh vào tội Chống người thi hành công vụ
Như vậy là CSGT không dùng luận điểm, căn cứ để tranh luận mà sử dụng bạo lực, quyền lực để đàn áp tranh luận.
Một ví dụ khác:
Tại phiên tòa HĐXX đề nghị:
- Đề nghị bị cáo không chối tội, thành khẩn khai báo. Nếu không bị cáo sẽ bị bị phạt tù nặng
Như vậy HĐXX cũng không dùng chứng cứ, lý lẽ để tranh luận, làm sáng tỏ vụ án mà dùng quyền lực để ép bên tranh luận.
4. Lý lẽ chẻ đôi
- Tôi đề nghị Tòa án tuyên thân chủ tôi không có tội. Trường hợp không thể tuyên thân chủ tôi không phạm tội thì đề nghị HĐXX căn cứ các tình tiết giảm nhẹ để giảm hình phạt.
Loại ngụy biện này ít xảy ra nhưng không phải là không có.
5. Ngụy biện lươn trạch, không liên quan, mệnh đề thiếu logic.
- Khi hành nghề và trong thực tiễn những người học luận, làm luật khó tránh khỏi những sai xót kiểu này. Tuy nhiên, nếu liên tục mắc phải có nghĩa là bạn đã thất bạn trong việc đưa ra lý lẽ thuyết phục.
Hai ví dụ điển hình trong ngụy biện kiểu lươn trạch, mệnh đề thiếu logic đã từng khiến dư luận nóng ‘hừng hực”.
Ví dụ:
- Quốc hội là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai? – Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
- Chặt cây không phải hỏi dân. Chính quyền là đại diện cho nhân dân. Nếu chặt cái cây cũng hỏi dân thì bầu ra chính quyền để làm gì?
6. Lợi dụng rủi ro, trường hợp cá biệt để bảo vệ quan điểm
Không ít người học luật, người ban hành chính sách hiện này lợi dụng những rủi ro và trường hợp cá biết để bảo vệ quan điểm.
Ví dụ: Đề xuất tịch thu phương tiện nếu lái xe say xỉn. Lấy lý do tính mạng quan trọng hơn tài sản. Say rượu có thể mất mạng nếu lái xe nên phải tịch thu xe để bảo vệ tính mạng.
- Thưc tế không say rượu vẫn có rủi ro và bất cứ thứ gì đang xảy ra trong đời sống cũng có rủi ro. Cho nên việc sử dụng rủi ro như trên là một cách tranh luận ngụy biện.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét