Có vẻ như tin tức về TPP tràn ngập mấy hôm nay tại Việt Nam đã làm người dân quên đi rằng trong thời điểm hiện tại, Việt Nam cũng đang thỏa thuận ký kết một hiệp định thương mại tự do khác với một đối tác rất lớn - liên minh Châu âu (EU) Tình hình của hiệp định giữa Việt Nam và EU (hiệp định EVFTA) sáng sủa hơn TPP khi hai bên đã chính thức thống nhất kết thúc cơ bản đàm phán vào sáng ngày 4 tháng 8/2015. Sau đây là một số những kiến thức căn bản mà bạn cần biết về hiệp định EVFTA Hiệp định EVFTA đã được thỏa thuận trong 3 năm từ ngày 26 tháng 6/2012, với 14 phiên đàm phán chính thức. Cũng giống như TPP, EVFTA là một Cũng giống như TPP, EVFTA là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, sẽ bao gồm nhiều lĩnh vực cả thương mại lẫn phi thương mại. Các nội dung chính của EVFTA sẽ bao gồm:
Lưu ý rằng: thống nhất luật lệ là đặc điểm nổi bật nhất của các hiệp định thế hệ mới. Điều đó có nghĩa rằng Việt Nam sẽ phải điều chỉnh nhiều quy định, cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật. Hiệp định EVFTA sẽ giúp mở rộng thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu mà là thế mạnh của hai bên. Đó là: dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị, ôtô, xe máy, đồ uống có cồn, một số loại nông sản của EU. Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết cho tới nay. EVFTA nằm trong chiến lược “Châu Âu toàn cầu” – là một chiến lược thương mại và kinh tế đối ngoại mới của EU được công bố năm 2006. Với hiệp định này, EU muốn tăng đầu tư vào Việt Nam để đánh vào thị trường ASEAN đã tồn tại và thị trường các nước thành viên TPP trong tương lai. Theo dự kiến của các bên, hiệp định EVFTA sẽ được ký kết ngay trong năm nay - 2015. Ký kết hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với liên minh Châu âu, đi vào giai đoạn đàm phán cuối của TPP - hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử, xem xét tham gia công ước viên 1998 (CISG). Ta có thể thấy rằng Việt Nam đang vươn ra với thế giới và muốn được công nhận là một đất nước có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Đây là những bước đi đúng của chính phủ Việt Nam và sẽ thay đổi tương lai của đất nước. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét