7 cách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ pháp lý
Xem phần đầu tiên của chủ đề này tại đây.
Đối với Nhà Nước...
Như chúng ta thấy, ở Việt Nam các quy định về xử phạt doanh nghiệp rất nhiều, thậm chí những sai phạm nhỏ cũng bị phạt nặng, trong khi đó các quy định về trách nhiệm của cán bộ công chức lại chung chung, khó xử lý những hành vi vi phạm của cán bộ công chức khó nên buộc doanh nghiệp phải làm “nô lệ cho quan chức” thay vì tuân thủ pháp luật.
Quy định rõ nếu quan chức làm sai sẽ bị xử lý cụ thể như thế nào cũng là góp phần giúp doanh nghiệp yên tâm tuân thủ pháp luật thay vì quỵ lụy quan chức.
Ngoài ra, việc Nhà Nước hỗ trợ chi phí đào tạo, giảng dạy sẽ khuyến khích chủ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hơn và thông qua tiếp nhân những kiến thưc cơ bản về pháp luật kinh doanh họ sẽ hiểu được việc tuân thủ pháp luật, kinh doanh hợp pháp thậm chí có lợi hơn nhiều việc kinh doanh và thực hiện các công việc liên quan đến kinh doanh nhưng không đúng pháp luật.
Đối với Doanh Nghiệp...
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tỉnh táo trong việc xem xét cân nhắc việc sử dụng những biện pháp trái pháp luật để giải quyết công việc, rắc rối, tranh chấp để tránh các chi phí và hậu quả khó lường.
Đối với luật sư và các Hiệp Hội...
Cũng có nhiều doanh nghiệp nghĩ đến việc thuê luật sư nhưng ở Việt Nam số lượng luật sư chuyên sâu và giỏi không nhiều. Nếu thuê được luật sư có kinh nghiệm doanh nghiệp phải chi trả vơi phí tương đối cao.
Đây là vấn đề nan giải tuy nhiên cũng phải tìm cách để giải quyết. Theo chúng tôi, có thể các hiệp hội doanh nghiệp sẽ lên danh sách các luật sư có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm và được đánh giá giỏi, ký với họ thỏa thuận giảm phí (có thể từ 50% đến 70%) nếu có thành viên Hiệp hội yêu cầu.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng như chính Nhà nước Việt nam cần suy nghĩ lại về ý thức chưa thượng tôn pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam. Các luật sư và Hiệp Hội cũng cần đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận các dịch vụ pháp lý một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.
Nguồn: Luật Sư Trần Vũ Hải
0 nhận xét:
Đăng nhận xét