Doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen sử dụng luật sư
Quá trình phát triển của doanh nghiệp và nghề luật sư dưới góc độ luật pháp
Qua nhiều năm, nhiều bộ luật và quy định về hoạt động kinh doanh, thành lập doanh nghiệp cũng như đầu tư nước ngoài được ban hành, chỉnh sửa và thay thế. Lớp trẻ Việt Nam cũng như những người Việt từ nhiều nước khác đua nhau lập doanh nghiệp và kinh doanh đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 khiến nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã chán nản, phần nhiều đã rời bỏ thị trường hoặc chỉ còn duy trì ở mức hoạt động kinh doanh, đầu tư khiêm tốn.
Gần đây nhất Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư 2014 được ban hành (có hiệu lực từ 1/7/2015) thay thế Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư 2005. Các luật này có nhiều quy định thông thoáng (xem tại đây) và được dự đoán rằng nếu luật này được thực thi đầy đủ, sẽ tạo hứng khởi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Dưới góc độ pháp luật, chúng ta thấy nghề luật sư tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của giới doanh nhân ở Việt Nam.
Hiện nay, có khoảng 9000 luật sư hành nghề tại Việt nam, nhưng thực tế không có nhiều luật sư tham gia hỗ trợ cho doanh nghiệp hoặc vai trò chưa đáng kể để giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, hình thành văn hóa tuân thủ pháp luật tại Việt nam trong hoạt động doanh nghiệp,kinh doanh, đầu tư.
Doanh nghiệp VN không sử dụng luật sư?
Rất ít tập đoàn Việt có bộ phận pháp chế chuyên trách trừ ngành ngân hàng do thường xuyên xử lý nhiều vụ việc phức tạp. Các doanh nghiệp chỉ sử dụng luật sư trong những công việc mang tính thủ tục hành chính, hoặc coi họ như cò giải quyết những “việc nhạy cảm” nào đó.
Trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam vẫn sử dụng dịch vụ pháp lý, đáng tiếc phần lớn từ những chi nhánh văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt nam.
Trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam vẫn sử dụng dịch vụ pháp lý, đáng tiếc phần lớn từ những chi nhánh văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt nam.
Tại sao doanh nghiệp VN không sử dụng luật sư?
Tuân thủ pháp luật chưa phải thói quen, văn hóa của doanh nghiệp Việt.
Họ có thói quen dễ dãi khi bắt đầu doanh nghiệp, khi góp vốn làm ăn, không để ý việc thỏa thuận, coi việc này là hình thức. Khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp mà không có cơ sở giải quyết trên giấy tờ thì doanh nghiệp dễ đổ vỡ.
Nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh vào những lĩnh vực mới/không am hiểu (bất động sản, chứng khoán…), không nhờ những luật sư chuyên sâu tư vấn, trợ giúp, phần lớn các họ đã thất bại. Việc huy động vốn nhanh và thiếu chi tiêu hợp lý dẫn đến mất vốn cho dự án, không thể tháo gỡ được và nhiều chủ doanh nghiệp bị bắt (trong đó có cả Đại biểu Quốc Hội!).
Việc làm của họ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn khiến nhiều nhà đầu tư khác bị phá sản, người lao động không có việc làm…
Khi xảy ra tranh chấp ,doanh nghiệp Việt Nam thường không muốn nói chuyện, thương lượng với nhau nữa mà sử dụng mối quan hệ "ngầm" để giải quyết bằng những thủ đoạn trái pháp luật.
Khi làm việc với cơ quan Nhà nước, họ cũng không muốn sử dụng pháp luật mà dùng tiền để giải quyết, chi phí thay vì thuê luật sư thì họ dùng để tạo mối quan hệ với cán bộ cơ quan Nhà nước.
Tuy những cách giải quyết này có thể tạm thời giúp doanh nghiệp tránh rắc rối nhưng cũng tạo nguy cơ cho doanh nghiệp tiếp tục thói quen không tuân thủ pháp luật, phải trả giá đắt khi bị phát hiện ra những việc trái pháp luật đó.
Tuy những cách giải quyết này có thể tạm thời giúp doanh nghiệp tránh rắc rối nhưng cũng tạo nguy cơ cho doanh nghiệp tiếp tục thói quen không tuân thủ pháp luật, phải trả giá đắt khi bị phát hiện ra những việc trái pháp luật đó.
Doanh nghiệp cần sử dụng luật sư khi nào?
Khi thành lập doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động quy củ
Khi có việc liên quan đến cơ quan công quyền (không phải những công việc thường xuyên như khai thuế, thủ tục hải quan…)
Khi có vướng mắc, mâu thuẫn hay tranh chấp dù trong nội bộ hay với các đối tác, bên thứ ba.
Khi có những sự việc, tranh chấp phải giải quyết ở trọng tài, tòa án hoặc cơ quan khác
-----
Các nhà đầu tư, kinh doanh có ý tưởng và vốn để bắt đầu đầu tư kinh doanh. Nhưng kinh doanh, đầu tư không phải là hoạt động tự thân mà phải kết hợp với bạn hàng, đối tác, phải sử dụng người lao động, hướng tới người tiêu dùng. Những tương tác đó không phụ thuộc vào chính nhà đầu tư, kinh doanh, mà vào thỏa thuận giữa họ với bạn hàng, đối tác, người lao động, người tiêu dùng và trên cơ sở nhũng luật lệ sẵn có. Nhà đầu tư, kinh doanh không thể soạn ra hết những thỏa thuận cũng như không thể biết hết những luật lệ liên quan, và họ cũng không cần tự làm và biết hết như vậy, họ cần thời gian công sức để tập trung chính vào những công việc của mình. Thay vào đó, họ cần sử dụng dịch vụ pháp lý của những người chuyên nghiệp.
Nguồn: Luật Sư Trần Vũ Hải
0 nhận xét:
Đăng nhận xét